10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Tác giả văn bản Cô Tô là ai?
A. Phạm Văn Đồng
B. Nguyễn Tuân
C. Tố Hữu
D. Tô Hoài
Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:
“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người,
với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, […] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là
khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao.
Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim
chíu chít, tiếng nước chảy ầm ầm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà”
(Hang Én – Hà My)
A. Cảm nhận của tác giả về hang Én
B. Vẻ đẹp của hang Én
C. Hành trình vào hang Én
D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én
Câu 1. Tác giả văn bản Cô Tô là ai?
A. Phạm Văn Đồng
B. Nguyễn Tuân
C. Tố Hữu
D. Tô Hoài
Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:
“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người,
với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, […] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là
khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao.
Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim
chíu chít, tiếng nước chảy ầm ầm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà”
(Hang Én – Hà My)
A. Cảm nhận của tác giả về hang Én
B. Vẻ đẹp của hang Én
C. Hành trình vào hang Én
D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 10_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_co_da.pdf
Nội dung text: 10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂ U (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Tác giả văn bản Cô Tô là ai? A. Phạm Văn Đồng B. Nguyễn Tuân C. Tố Hữu D. Tô Hoài Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau: “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, [ ] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy ầm ầm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà” (Hang Én – Hà My) A. Cảm nhận của tác giả về hang Én B. Vẻ đẹp của hang Én C. Hành trình vào hang Én D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én Câu 3. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Trong vô tăm tích tôi nghĩ Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu Trái cây chín đỏ 1
- Từng giọt nước Thanh sạch của tôi triu uýt huýt tu hìu Chẳng cần chim lại bay về Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ A. Con chào mào trong tự nhiên B. Con chào mào trong ý nghĩa C. Con chào mào trong tâm hồn D. Con chào mào trong giấc mơ Câu 4. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo: - Thôi, con đi chơi. Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có thể đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên 2
- D. Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng Câu 5. Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì? A. Cửa sổ B. Cái cây C. Cuốn sách D. Chiếc lồng Câu 6. Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào? A. Tô Hoài B. Tố Hữu C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Du Câu 7. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười để đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt. (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam) A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên D. Cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo Câu 8. Tác phẩm Con chào mào của tác giả nào? A. Thạch Lam 3
- B. Bùi Mạnh Nhị C. Xuân Quỳnh D. Mai Văn Phấn Câu 9. Câu hỏi có vai trò gì khi trình bày bài nói chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến? A. Tạo sự tự tin cho người nói B. Tạo tương tác người nói – người nghe C. Giải đáp thắc mắc cho người nghe D. Hỏi về những thông tin quan trọng Câu 10. Trong các cách dưới đây, cách giải thích nào không đúng khi nói về nghĩa của từ? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích C. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích Câu 11. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàn đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu ” A. Bốn B. Ba C. Hai D. Một Câu 12. Sự giống nhau giữa từ đơn và từ phức là gì? A. Đều có phát âm giống nhau B. Đều có số tiếng không giới hạn 4
- C. Đều dùng để chỉ người D. Đều là các từ có nghĩa Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câuthơ “Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. Câu 2. Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Tác giả văn bản Cô Tô là ai? A. Phạm Văn Đồng B. Nguyễn Tuân C. Tố Hữu D. Tô Hoài Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm Lời giải chi tiết: Tác giả văn bản Cô Tô là nhà văn Nguyễn Tuân => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn trích sau: “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, [ ] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy ầm ầm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà” 5
- d không thấy mẹ thấy Nhấn mạnh sự sốt sắng của Sơn đâu cả Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: Nói đến Nguyễn Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúcđộng đắng xót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký "Những ngày thơ ấu" là kỷ niệmxótxa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đếntận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớmphải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra; tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêngvà diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhụcvà bất hanh. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhàvăn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết gục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đãphải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậubé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng củabéHồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùngkinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thậttự 80
- nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt khônggìchia cắt được. Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sốngcủacậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn cómộtmái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất vàmẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người –thân mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹcũnglà người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu. “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghiđểtôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội làgoáchồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kínhmến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến ” Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực.Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứngchịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúiđầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đãlấyđược những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợtrướcloại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tincon trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống haibên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”. Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lạicàng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹmình,bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vìsợhãi những thành kiến tàn ácmà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫnnộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán tráchmẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lạimẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé. 81
- Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mìnhnhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảmgiác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậubévượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi,xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uấtức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòngtay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lạivàlăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của ngườimẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đãtrởvề cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều. 82
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu 1. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình được hiểu như thế nào? A. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó trong gia đình B. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề xã hội với gia đình C. Lắng nghe những chia sẻ của gia đình, người thân với bản thân D. Chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình Câu 2. Có mấy loại đại từ dùng để trỏ? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 3. Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của Chùm ca dao về quê hương, đất nước? A. Tre B. Mai C. Trúc D. Đào 83
- Câu 4. Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì? A. Bám sát dàn ý để viết đoạn B. Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức C. Trình bày đúng hình thức của đoạn văn D. Tất cả đáp án trên Câu 5. Đại từ là gì? A. Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất đư ợc nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng D. Tất cả đáp án trên Câu 6. Theo văn bản Hang Én, Dốc Ba Giàn được so sánh với? A. Mặt trăng B. Mây mờ C. Thác nước D. Rừng nguyên sinh Câu 7. Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã không có cảm xúc nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới? A. Hứng thú B. Đau khổ C. Tim đập nhanh D. Xúc động 84
- Câu 8. Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Tiểu thuyết D. Tùy bút Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không nói về tình cảm quê hương, đất nước? A. Chuyện cổ nước mình B. Cô bé bán diêm C. Cây tre Việt Nam D. Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà Câu 10. Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào? A. Huế B. Ninh Bình C. Thăng Long D. Lạng Sơn Câu 11. Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình? A. Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của tùng người trong gia đình B. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình C. Lớp học là mái nhà thứ hai của em D. Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay 85
- Câu 12. Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt? A. Một người bạn thân của em B. Cảnh chợ cá bên bờ biển C. Ngày tết trung thu ở quê em D. Cảnh thu hoạch lúa Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụngcủa chúng: a. Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Câu 2. Viết bài văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình được hiểu như thế nào? A. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó trong gia đình B. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề xã hội với gia đình C. Lắng nghe những chia sẻ của gia đình, người thân với bản thân D. Chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình Phương pháp giải: Nhớ lại đặc điểm của bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình 86
- Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 2 (0.25 điểm): Có mấy loại đại từ dùng để trỏ? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức phân loại đại từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm): Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của Chùm ca dao về quê hương, đất nước? A. Tre B. Mai C. Trúc D. Đào Phương pháp giải: 87
- Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì? A. Bám sát dàn ý để viết đoạn B. Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức C. Trình bày đúng hình thức của đoạn văn D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Nhớ lại quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 5 (0.25 điểm): Đại từ là gì? A. Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất đư ợc nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng D. Tất cả đáp án trên 88
- Phương pháp giải: Nhớ lại khái niệm đại từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm): Theo văn bản Hang Én, Dốc Ba Giàn được so sánh với? A. Mặt trăng B. Mây mờ C. Thác nước D. Rừng nguyên sinh Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 7 (0.25 điểm): 89
- Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã không có cảm xúc nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới? A. Hứng thú B. Đau khổ C. Tim đập nhanh D. Xúc động Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 8 (0.25 điểm): Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Tiểu thuyết D. Tùy bút Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: A 90
- Câu 9 (0.25 điểm): Tác phẩm nào dưới đây không nói về tình cảm quê hương, đất nước? A. Chuyện cổ nước mình B. Cô bé bán diêm C. Cây tre Việt Nam D. Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung các văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 10 (0.25 điểm): Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào? A. Huế B. Ninh Bình C. Thăng Long D. Lạng Sơn Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: 91
- => Đáp án: D Câu 11 (0.25 điểm): Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình? A. Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của tùng người trong gia đình B. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình C. Lớp học là mái nhà thứ hai của em D. Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay Phương pháp giải: Đọc kĩ chủ đề để xác định nội dung Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 12 (0.25 điểm): Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt? A. Một người bạn thân của em B. Cảnh chợ cá bên bờ biển C. Ngày tết trung thu ở quê em D. Cảnh thu hoạch lúa Phương pháp giải: Đọc kĩ đề tài để xác định nội dung 92
- Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng củachúng: a. Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: a. - Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi- con sông với hânc trời đã xa. - Tác dụng: đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con ngườinhư dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống"con sông" cùng "chân trời". b. - Phép tu từ điệp ngữ“tre”, nhân hóa “chống lại sắt thép của quân thù, xung phong vào xe tăng đại bác”. - Tác dụng: tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước. Tre sừng sững nhưmộttượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ. Câu 2 (5 điểm): 93
- Viết bài văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - nhân vật chính của tác phẩm. Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đ ều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áoủ c a cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc ộđ ng khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm. Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện. Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi 94
- với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc. Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm. 95