10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
“Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì 
muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau 
của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng. 
Nếu thực sự là chủ nhân của muôn loài, chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi 
nhà chung Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống giống như con người”.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SGK Ngữ văn 6 – Cánh 
diều) 
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? 
A. Cách đối xử của con người đối với động vật 
B. Vai trò của động vật đối với con người 
C. Giá trị kinh tế của động vật 
D. Sự đa dạng của thế giới động vật 
Câu 2. Hành vi nào đối với động vật được nêu ra trong đoạn văn đáng lên án, 
phê phán? 
A. Phá rừng làm trang trại 
B. Chặt cây 
C. Cướp môi trường sống của động vật 
D. Tất cả đáp án trên 

pdf 116 trang Bảo Hà 13/06/2023 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf10_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_co_huong_dan.pdf

Nội dung text: 10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Các dấu câu đã tề tựu đông đủ, buổi hội thảo bắt đầu. Dấy phẩy, hùng hồn: - Các bạn ạ! Trong các dấu câu, tôi có vai trò quan trọng nhất đất! Khi tôi xuất hiện, những vấn đề phong phú cũng xuất hiện theo. Nếu vắng bóng tôi, tất cả lại trở nên vô cùng nghèo nàn. Khi đó ý nghĩ của con người cũng rất nghèo nàn, đơn giản. Dấu hai chấm vội vàng lên tiếng: - Anh quên là còn có tôi hay sao? Khi có tôi, mọi vấn đề được liệt kê cụ thể, tất cả được giải thích hết sức rõ ràng. Tôi thật có ý nghĩa biết bao! - Ô hay! Các anh nói gì lạ vậy? – Dấu chấm hỏi giương đôi mắt trong xoe. - Không có tôi liệu có các hỏi: “Tại sao?”, “Vì sao thế?”, “Sao không thế này mà lại thế kia?” Nhờ có tôi mà con người mới quan tâm đến mọi vấn đề, có khả năng học hỏi và tìm hiểu các sự kiện xung quanh. Tôi mưới là quan trọng nhất. - Sai bét! Sai bét! – Dấu chấm than giận dữ quát to. - Ta mới thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này. Nhờ có ta mà con người mới bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của mình: mừng rỡ, vui sướng hay phẫn nộ, buồn đau. Ta nêu ra các yêu cầu, mệnh lệnh để mọi người thực hiện. 1
  2. Cả phòng im lặng suy nghĩ: Ừ! Có lẽ đúng như vậy thật! Lúc này dấu chấm mới lên tiếng: - Các anh ơi! Cuộc sống này cần đến tất cả các dấu câu chúng ta. Mỗi chúng ta đều góp phần làm cho cuộc sống sinh động hơn và ý nghĩa hơn. Ví như tôi ghi dấu chấm hết ngay từ đầu, thì liệu còn gì để nghĩ, để nói, để bàn bạc nữa. Các dấu câu gật gù tán thưởng. Dấu chấm lại rành rẽ: - Con người mới là quan trọng nhất, họ sử dụng dấu câu như thế nào cho đúng, họ sống như thế nào cho có ý nghĩa mới là điều đáng nói. Chúng ta hãy mong tất cả mọi người – đặc biệt là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước – hãy dùng chính xác các dấu câu, hãy là con người có ý thức nhất trong cuộc sống hôm nay và ngày mai. (Nguồn trích dẫn Sống đẹp tập II) Câu 1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản miêu tả C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi kể thứ mấy? Câu 3. Liệt kê các nhân vật trong văn bản được nhắc tới. Câu 4. Dấu ngoặc kép được dùng trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai C. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san dẫn trong câu văn 2
  3. D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng Câu 5. Nêu tóm tắt vai trò của mỗi nhân vật (dấu câu) Câu 6. Em đồng ý với quan điểm của nhân vật nào? Vì sao? Câu 7. Nếu được làm một trong các nhân vật trên, em sẽ chọn nhân vật nào? Giải thích lí do em lựa chọn. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Con người mới là quan trọng nhất, họ sử dụng dấu câu như thế nào cho đúng, họ sống như thế nào cho có ý nghĩa mới là điều đáng nói. Chúng ta hãy mong tất cả mọi người – đặc biệt là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước – hãy dùng chính xác các dấu câu, hãy là con người có ý thức nhất trong cuộc sống hôm nay và ngày mai. Đây là lời của dấu chấm. Vậy, em cần phải làm gì để thực hiện được mong ước của dấu chấm? Viết đoạn văn (150 chữ) chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Câu 2. Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn. Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn với Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn về thăm mộ Dế Choắt. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản miêu tả C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản tự sự => Đáp án: A Câu 2 (0.25 điểm): Văn bản được kể theo ngôi kể thứ mấy? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, chú ý lời kể của nhân vật Lời giải chi tiết: Văn bản được kể theo ngôi kể thứ ba Câu 3 (0.25 điểm): Liệt kê các nhân vật trong văn bản được nhắc tới. Phương pháp giải: 4
  5. Đọc kĩ đoạn trích và xác định các nhân vật xuất hiện Lời giải chi tiết: Các nhân vật trong văn bản được nhắc tới: dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm Câu 4 (0.25 điểm): Dấu ngoặc kép được dùng trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai C. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san dẫn trong câu văn D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng Phương pháp giải: Nhớ lại chức năng của dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết: Dấu ngoặc kép được dùng trong văn bản trên có tác dụng: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp => Đáp án: A Câu 5 (0.5 điểm): Nêu tóm tắt vai trò của mỗi nhân vật (dấu câu) Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích để xác định được vai trò của mỗi nhân vật Lời giải chi tiết: Vai trò của mỗi nhân vật: - Dấu phẩy: làm những vấn đề phong phú thêm 5
  6. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn? A. Tự tin, dũng cảm B. Khệnh khạng, xem thường mọi người C. Hung hăng, xốc nổi D. Tự phụ, kiêu căng Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả Dế Mèn Lời giải chi tiết: Dế Mèn tự phụ, kiêu căng => Đáp án: D Câu 12 (0.25 điểm): Câu thành ngữ nào phù hợp khi nói về lối sống của mụ vợ trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng? A. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng B. Ăn cháo đá bát C. Bụt chùa nhà không thiêng D. Cái nết đánh chết cái đẹp Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Câu “ăn cháo đá bát” phù hợp nhất => Đáp án: B Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): 100
  7. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩacủa trạng ngữ: a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng. b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều. c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt. d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan d. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt Câu 2 (5 điểm): Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Phương pháp giải: 1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng 2. Thân bài - Giải thích vấn đề 101
  8. - Biểu hiện của vấn đề - Nguyên nhân của vấn đề - Tác hại của vấn đề - Bài học rút ra từ vấn đề - Liên hệ bản thân 3. Kết bài: Khái quát lại hiện tượng Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện” 2. Thân bài - Giải thích vấn đề: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn dến nghiện. - Biểu hiện của vấn đề: Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành, công việc - Nguyên nhân của vấn đề: + Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội + Chủ quan: do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân, - Tác hại của vấn đề: 102
  9. + Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém + Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bệnh về mắt: Cận thị, loạn thị cơ thể suy nhược, gầy yếu + Tinh thần: bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực + Ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người sa vào các tệ nạn xã hội - Bài học rút ra từ vấn đề: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng - Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện Tập trung cố gắng nỗ lực học tập 3. Kết bài: - Khái quát lại tác hại của hiện tượng quá đam mê điện tử của học sinh hiện nay - Nêu cảm nghĩ của bản thân. 103
  10. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì? A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ B. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả C. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ Câu 2. Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Sử dụng linh hoạt nhiều ngôi kể Câu 3. Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu? A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết C. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng 104
  11. Câu 4. Hoán dụ là gì? A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt D. Tất cả đáp án trên Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau? Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Liệt kê D. So sánh Câu 6. Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Truyện viết cho thiếu nhi B. Truyện viết về loài vật C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử D. Truyện đề cao tình cảm gia đình Câu 7. Bài thơ Lượm sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Tự sự, biểu cảm C. Biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả 105
  12. Câu 8. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác Câu 9. Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10. Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi? A. Ước lệ tượng trưng B. Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích C. Truyện lồng trong truyện D. Ngôi kể thứ nhất dễ dang bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật Câu 11. Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản? A. 4 kiểu B. 5 kiểu C. 6 kiểu D. 7 kiểu Câu 12. Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì: Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương 106
  13. A. Chỉ người lao động B. Chỉ công việc lao động C. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau: “Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một chiếc bút chì Và mang một mẩu bánh mì con con.” (Mèo con đi học– Phan Thị Vàng Anh) 1. Bài thơ trênđã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào? 2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụnggì? Câu 2. Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ. 107
  14. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì? A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ B. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả C. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Sử dụng linh hoạt nhiều ngôi kể Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: 108
  15. Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ nhất => Đáp án: A Câu 3 (0.25 điểm): Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu? A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết C. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin tác giả Lời giải chi tiết: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): Hoán dụ là gì? A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về hoán dụ Lời giải chi tiết: 109
  16. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt => Đáp án: C Câu 5 (0.25 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau? Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Liệt kê D. So sánh Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã được học Lời giải chi tiết: Sử dụng biện pháp so sánh => Đáp án: D Câu 6 (0.25 điểm): Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Truyện viết cho thiếu nhi B. Truyện viết về loài vật C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử D. Truyện đề cao tình cảm gia đình Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: 110
  17. Truyện viết về loài vật là nhận định không đúng => Đáp án: B Câu 7 (0.25 điểm): Bài thơ Lượm sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Tự sự, biểu cảm C. Biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: Bài thơ Lượm sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả => Đáp án: D Câu 8 (0.25 điểm): Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra bài học Lời giải chi tiết: Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác 111
  18. => Đáp án: B Câu 9 (0.25 điểm): Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ và nêu ý kiến Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A Câu 10 (0.25 điểm): Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi? A. Ước lệ tượng trưng B. Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích C. Truyện lồng trong truyện D. Ngôi kể thứ nhất dễ dang bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện Lời giải chi tiết: Truyện lồng trong truyện là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi => Đáp án: C Câu 11 (0.25 điểm): Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản? 112
  19. A. 4 kiểu B. 5 kiểu C. 6 kiểu D. 7 kiểu Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về hoán dụ Lời giải chi tiết: Có 4 kiểu hoán dụ cơ bản => Đáp án: A Câu 12 (0.25 điểm): Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì: Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương A. Chỉ người lao động B. Chỉ công việc lao động C. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về hoán dụ Lời giải chi tiết: Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc, vất vả => Đáp án: D Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): 113
  20. Đọcđoạn văn sau: “Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một chiếc bút chì Và mang một mẩu bánh mì con con.” (Mèo con đi học– Phan Thị Vàng Anh) 1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào? 2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì? Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về biện pháp nhân hóa Lời giải chi tiết: 1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo” Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một emhọcsinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mìđiăn. 2. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn húthơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêuvà tinh nghịch cả những chú mèo. Câu 2 (5 điểm): Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ. Phương pháp giải: 114
  21. - Dẫn dắt, giới thiệu trải nghiệm về buổi lao động khiến em nhớmãi. - Giới thiệu chung về trải nghiệm đó: + Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm. + Không gian xảy ra trải nghiệm. + Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? - Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tựhợplí: + Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào? + Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặcbiệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên? Em đã làm gì để giải quyết tìnhhuống đó? - Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thếnào? Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra? - Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: “Lao động là vinh quang”- để thực hiện khẩu hiệu đó lớp tôi đã rất hăng hái tham gia đợt phát động của Đoàn Thanh niên, làm đẹp trường lớp. Vì thế tuần vừaqua, chúng tôi có buổi lao động rất thú vị. Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26 tháng 3, Đoàn trường tổ chứccho các lớp lao động. Lớp tôi vốn hiếu động nên nhanh chóng lên kế hoạch cho mình. Cả lớp được phân công làm vệ sinh khu vườn trường. Các cán bộ lớp phâncông bạn mang cuốc xẻng, bạn mang dao kéo, bạn mang bình nước Sắp xếp xong xuôi, cả lớp sẵn sàng cho buổi lao động. 115
  22. Buổi chiều hôm ấy, trời mát mẻ dễ chịu. Những đám mây trên trời ở đâu kéođến tạo nên một khoảng râm khổng lồ. Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chimtrong vườn trường cất tiếng hót líu lo khiến cho không khí buổi lao động thêm phần phấn chấn. Chúng tôi có cảm giác được đi dã ngoại, được tham gia vào cuộc khám pháhơn là công việc lao động. Ai nấy đều rất hào hứng, chúng tôi bắt đầu côngviệc. Làm vệ sinhhu k vườn không có gì nặng nhọc, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận.Mà điều đó các bạn gái lớp tôi rất giỏi. Những bàn tay nhỏ nhắn, khéo léocủacác bạn cắt tỉa tán lá, vun xới cho cây, tưới nước, nhặt cỏ Các bạn trai nhiệttình đào hố trồng cây, xách nước. Vừa làm mọi người vừa trò chuyện rôm rả quên hết mệt nhọc. Thỉnh thoảng, Nam “hài” kể câu chuyện cười khiến cả lớp cườisảng khoái, nghiêng ngả. Tiếng cười vang làm chú chim trên cành giật mình vụtbay đi mất. Làm việc thật vui. Tiếng những bước chân nhẹ nhàng trên đất, tiếng kéo cắt lá, tiếng cuốc đào xới hòa lẫn tiếng cười làm cho ánh nắng dìu dịucủamặt trời cũng vui vẻ. Nó chiếu xuống khắp khu vườn sắc vàng rực rỡ, mang đếncho cây cối nguồn vitamin bổ dưỡng nhất. Làm đến gần trưa thì mọi người aicũngcó vẻ thấm mệt. Khuôn mặt thì lấm lem lẫn những giọt mồ hôi lấm tấm. Cóđứamặt dính đất như chú hề trông rất tức cười. Đúng lúc đó thì lớp trưởng ở đâuchạyvề mang theo nước uống và rất nhiều xoài xanh. Nhìn thấy chúng là bao nhiêu mệt nhọc tan biến. Buổi lao động kết thúc. Chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.Đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, lớp tôi được đoàn trường khen ngợi và biểu dương.Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng và tự hào khi có những học sinh ngoan. Từ đóchúng tôi nhớ tới lời dạy của Bácvới các cháu thiếu niên, nhi đồng: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình ” (Nguồn: sưu tầm) 116