10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện 
khát khao khám phá của cậu bé trong bài thơ Những cánh buồm, đúng hay sai? 
A. Đúng 
B.  Sai 
Câu 2. Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa? 
A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn 
B. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn 
C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau 
D. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm 
Câu 3. Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào? 
A. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch 
B. Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch 
C. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch 
D. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch
pdf 119 trang Bảo Hà 13/06/2023 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf10_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_co.pdf

Nội dung text: 10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: “Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh, sự giao hòa của con người với con người và những ước vọng chính đáng vê cuộc ống ổn định, phồn vinh. Cây nêu được làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa. Ngọn của cây nêu có hình lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).” (Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo) Câu 1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 2. Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh 1
  2. D. Tất cả đáp án trên Câu 3. Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh D. Tất cả đáp án trên Câu 4. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là hoạt động thuộc lĩnh vực nào sau đây? A. Hoạt động kinh tế B. Hoạt động chính trị C. Hoạt động văn hóa D. Hoạt động thể thao Câu 5. Theo đoạn trích, các tia trên ngọn cây nêu được trang trí như thế nào và mang những biểu tượng gì? Câu 6. Trong câu văn: “Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, ”, bộ phận nào là trạng ngữ và dùng để nêu thông tin gì? Câu 7. Quê hương em có lễ hội văn hóa nào, hãy viết 2-3 dòng giới thiệu về lễ hội đó (hoặc giới thiệu về một lễ hội mà em biết) Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Theo em, vì sao phải chung tay bảo vệ hành tinh xanh (môi trường) của chúng ta. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ ý kiến của em. Câu 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một tiết (buổi) hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của lớp (trường) em. 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa: 3
  4. - Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh - Thể hiện sự giao hòa của con người với con người - Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm): Dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên được sử dụng để làm gì? A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp C. A và B đúng D. A và B sai Phương pháp giải: Nhớ lại chức năng của dấu chấm phẩy Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là hoạt động thuộc lĩnh vực nào sau đây? A. Hoạt động kinh tế B. Hoạt động chính trị C. Hoạt động văn hóa D. Hoạt động thể thao Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích và trả lời Lời giải chi tiết: 4
  5. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là hoạt động thuộc lĩnh vực hoạt động văn hóa => Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm): Theo đoạn trích, các tia trên ngọn cây nêu được trang trí như thế nào và mang những biểu tượng gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Cách trang trí các tia trên ngọn cây nêu: Bốn tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ). Câu 6 (0.5 điểm): Trong câu văn: “Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, ”, bộ phận nào là trạng ngữ và dùng để nêu thông tin gì? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ để xác định Lời giải chi tiết: Trong câu văn: “Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, ”: - Bộ phận trạng ngữ: Trong lễ cúng Thần Lúa - Dùng để nêu thông tin về thời gian Câu 7 (1.0 điểm): 5
  6. + Cha mẹ rất yêu thương con nên luôn muốn con đạt được những điều tốt đẹp, chỉ dạy con những điều đúng đắn. + Cha mẹ là người đi trước có nhiều kinh nghiệm sống, biết được đúng sai,biết được việc nên làm, việc phải tránh. + Thực tế nhiều bạncãi lời cha mẹ, phớt lờ lời khuyên của cha mẹ (như cá không ăn muối) mà phải nhận những thất bại cay đắng. + Nếu con cái để ngoài tai những lời của cha mẹ thì mãi mãi vẫn không thểtrưởng thành, không tiến bộ và nên người được, ngược lại còn khiến mìnhtrở thành người con bất hiếu, vô giáo dục. + Chính vì vậy, người con phải biết lắng nghe và tiếp thu sự chỉ bảo củachamẹ một cách chọn lọc. Câu 2 (5 điểm): Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ. Phương pháp giải: Nhớ lại buổi trải nghiệm lao động đáng nhớ và kể lại. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi laođộng trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai. Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất saumột 105
  7. năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởngứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lênxin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đếncác bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón. Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếphàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khinhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình chohốcây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây.Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọnlượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết. Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồinói. Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trườngnó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau củacác em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi íchmười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy. Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây. Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàngdàiđủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa, Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấmrồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi. Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanhmướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ 106
  8. niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưacóý nghĩa biết nhường nào. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 2. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới? A. Cu Đơ B. Trà Long C. Đo Đo D. Sương Mơ Câu 3. Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong? 107
  9. A. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh trèo nhau lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn B. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương? A. Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng B. Bình dị, nhẹ nhàng C. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi D. Đậm bản sắc vùng cao Câu 5. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì? A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng Câu 6. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì? A. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức B. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới C. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt 108
  10. D. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác Câu 7. Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nói về nội dung gì? A. Kể lại sự tích Thánh Gióng B. Tìm hiểu về nguồn gốc Thánh Gióng C. Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng D. Lý giải vì sao Thánh Gióng được tôn vinh Câu 8. Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go biểu tượng cho điều gì? A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên C. Tặng vật trời đất D. Những gì không có thực trong đời Câu 9. Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 10. Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào? A. Như những đốm lửa vô hình B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi 109
  11. C. Hai người khổng lồ D. Như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát Câu 11. Sự thông cảm, tình thương yêu cùa nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm? A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm D. Tất cả đáp án trên Câu 12. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì? A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con B. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làmtổn thương người khác Câu 2. Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 110
  12. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết: Sai => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm): Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới? A. Cu Đơ B. Trà Long C. Đo Đo 111
  13. D. Sương Mơ Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ Đo Đo đã được tác giả nhắc tới => Đáp án: C Câu 3 (0.25 điểm): Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong? A. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh trèo nhau lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn B. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh trèo nhau lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm): 112
  14. Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương? A. Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng B. Bình dị, nhẹ nhàng C. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi D. Đậm bản sắc vùng cao Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin tác giả Lời giải chi tiết: Bình dị, nhẹ nhàng không phải đặc điểm thơ của Y Phương => Đáp án: B Câu 5 (0.25 điểm): Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì? A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ nhiều nghĩa Lời giải chi tiết: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm): 113
  15. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì? A. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức B. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới C. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt D. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác => Đáp án: D Câu 7 (0.25 điểm): Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nói về nội dung gì? A. Kể lại sự tích Thánh Gióng B. Tìm hiểu về nguồn gốc Thánh Gióng C. Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng D. Lý giải vì sao Thánh Gióng được tôn vinh Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng => Đáp án: C Câu 8 (0.25 điểm): Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go biểu tượng cho điều gì? 114
  16. A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên C. Tặng vật trời đất D. Những gì không có thực trong đời Phương pháp giải: Nhớ lại hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Lời giải chi tiết: Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go biểu tượng cho những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống => Đáp án: A Câu 9 (0.25 điểm): Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt biểu cảm không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa => Đáp án: C Câu 10 (0.25 điểm): 115
  17. Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào? A. Như những đốm lửa vô hình B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi C. Hai người khổng lồ D. Như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với những ngọn hải đăng đặt trên núi => Đáp án: B Câu 11 (0.25 điểm): Sự thông cảm, tình thương yêu cùa nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm? A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Tất cả đáp án trên => Đáp án: D Câu 12 (0.25 điểm): 116
  18. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì? A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con B. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con => Đáp án: A Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: Mỗi người sinh ra chúng ta đều có những sự khác biệt, không ai giống ai. Vàviệc ngoại hình hay hình thức bên ngoài củangười mỗi khác nhau nhưng lại có những người chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. Bạn hãy biết rằng, ngoại hình hay hình thức bên ngoài không phải là điều mà chúng ta có thể tự mìnhchọn 117
  19. lựa được. Họ sẽ bị tổn thương với những lời chê bai, chế giễu.Điều đó sẽ khiến cho họ sẽ nghĩ đến những điều tiêu cực và làm những hành động tiêu cực,gây tổn thương đến mình và những người xung quanh. Vậy nên chúng ta phải tôn trọng những sự khác biệt về hình thức của mọi người. Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. Phương pháp giải: – Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. – Thân bài: + Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện. + Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. + Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõràng. + Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. – Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Mỗi chuyến đi đều đem đến nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Với tôi, chuyến đi đángnhớ nhất và nghỉ hè năm ngoái. Tôi đã có dịp đến thăm thành phố Đà Lạt cùngvớibố mẹ. 118
  20. Mấy hôm trước, bố đã đặt vé máy bay cho các thành viên trong gia đình. Sáugiờ sáng, mọi người đã có mặt đầy đủ ở sân bay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúctám giờ. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay nên cảm thấy vô cùng háo hức.Sau khi cùng với bố mẹ làm xong thủ tục, gia đình em lên máy bay. Vì là cuối tuần nên sân bay rất đông người. Khi máy bay cất cánh, em cảm thấy rất thích thú.Em xin được ngồi gần cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Thật thú vịlàmsao! Máy bay di chuyển hơn một tiếng là đến Đà Lạt. Mọi người nhận hành lí rồi ra ngoài chờ. Bố gọi một chiếc xe tắc-xi để về khách sạn. Trên đường đi, em được ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Về đến khách sạn, mọi người trong giađình nhận phòng, nghỉ ngơi và tắm giặt. Những ngày sau đó, em được tham quannhững điểm nổi tiếng của Đà Lạt. Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèmmàu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càngtiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữarừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Hôm sau, gia đình em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồXuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồĐa Thiện, thiền viện Trúc Lâm Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnhkỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Trong chợ có bán rất nhiều loại hoa, tráicây Em được thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng của ĐàLạt. Gia đình em có thêm kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau. Quảlà một chuyến tham quan tuyệt vời. Không chỉ vậy, em còn cảm thấy yêu thêm đất nước yêu dấu, tươiđẹp của mình. (Nguồn: sưu tầm) 119