10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
(…) Hãy làm sao để bảy tỉ đứa con đang tung hô ta là mẹ này, giúp ta trường thọ
hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình trở lại sau bao ngày ốm
đau, bệnh tật. Giúp ta luôn xứng đáng là ngôi nhà bình yên và tuyệt vời nhất cho
các thế hệ kế tiếp của hàng ngàn đời sau trú ngụ.
Đừng là những đứa con hư huyễn, nhu cầu thái quá của mình. Hơn bảy tỉ người
đều ban phát lòng yêu thương chúng sinh, ươm trồng gìn giữ dù chỉ là một cây
xanh trong một năm, cho một người, trong mười năm, hai mươi năm thì ngôi nhà
chung hành tinh xanh này sẽ rực rỡ, lộng lẫy đích thị là thiên đường của hạ giới
không phải chạy tìm đâu xa.
Chỉ cần mỗi người gieo vào ta một niệm thiện, niệm thiện ấy bay xung quanh ta
và lan tỏa ra hệ mặt trời với màu sắc lung linh, tươi sáng và phủ trùm Trái Đất
một hạnh phúc mênh mông.
(Trích dẫn Bài viết thư UPU lần thứ 49 của Phùng Yến Nhi)
Câu 1. Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tự sự, miêu tả
B. Văn bản miêu tả, biểu cảm
C. Văn bản nghị luận, tự sự
D. Văn bản thông tin
Câu 2. Chủ đề của ngữ liệu phản ánh vấn đề gì?
A. Bảo vệ Trái Đất
B. Bảo vệ động vật
C. Bảo vệ con người
D. Bảo vệ biển
Câu 3. Hành tinh xanh là từ dùng để gọi cho hành tinh:
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Trái Đất
D. Sao hỏa
File đính kèm:
- 10_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_co_hu.pdf
Nội dung text: 10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: ( ) Hãy làm sao để bảy tỉ đứa con đang tung hô ta là mẹ này, giúp ta trường thọ hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình trở lại sau bao ngày ốm đau, bệnh tật. Giúp ta luôn xứng đáng là ngôi nhà bình yên và tuyệt vời nhất cho các thế hệ kế tiếp của hàng ngàn đời sau trú ngụ. Đừng là những đứa con hư huyễn, nhu cầu thái quá của mình. Hơn bảy tỉ người đều ban phát lòng yêu thương chúng sinh, ươm trồng gìn giữ dù chỉ là một cây xanh trong một năm, cho một người, trong mười năm, hai mươi năm thì ngôi nhà chung hành tinh xanh này sẽ rực rỡ, lộng lẫy đích thị là thiên đường của hạ giới không phải chạy tìm đâu xa. Chỉ cần mỗi người gieo vào ta một niệm thiện, niệm thiện ấy bay xung quanh ta và lan tỏa ra hệ mặt trời với màu sắc lung linh, tươi sáng và phủ trùm Trái Đất một hạnh phúc mênh mông. (Trích dẫn Bài viết thư UPU lần thứ 49 của Phùng Yến Nhi) Câu 1. Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự, miêu tả B. Văn bản miêu tả, biểu cảm C. Văn bản nghị luận, tự sự 1
- D. Văn bản thông tin Câu 2. Chủ đề của ngữ liệu phản ánh vấn đề gì? A. Bảo vệ Trái Đất B. Bảo vệ động vật C. Bảo vệ con người D. Bảo vệ biển Câu 3. Hành tinh xanh là từ dùng để gọi cho hành tinh: A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Trái Đất D. Sao hỏa Câu 4. Đoạn văn trên là lời kể của ai, sử dụng ngôi kể thứ mấy, xưng hô là gì? Câu 5. Chi tiết nào giúp em biết được văn bản sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa? Câu 6. Em hiểu nghĩa của cụm từ “thiên đường dưới hạ giới” là gì? Câu 7. Qua phần ngữ liệu, em nhận thấy mong ước của Mẹ Trái Đất là gì? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu thương con người. Câu 2. Em hãy kể lại một truyền thuyết/ cổ tích/ truyện ngắn đã học bằng lời văn của mình. 2
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự, miêu tả B. Văn bản miêu tả, biểu cảm C. Văn bản nghị luận, tự sự D. Văn bản thông tin Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nghị luận, tự sự => Đáp án: C Câu 2 (0.25 điểm): Chủ đề của ngữ liệu phản ánh vấn đề gì? A. Bảo vệ Trái Đất B. Bảo vệ động vật C. Bảo vệ con người D. Bảo vệ biển Phương pháp giải: Xác định nội dung mà ngữ liệu phản ánh Lời giải chi tiết: Chủ đề của ngữ liệu phản ánh vấn đề bảo vệ Trái Đất 3
- => Đáp án: A Câu 3 (0.25 điểm): Hành tinh xanh là từ dùng để gọi cho hành tinh: A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Trái Đất D. Sao hỏa Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh để xác định Lời giải chi tiết: Hành tinh xanh là từ dùng để gọi cho Trái Đất => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): Đoạn văn trên là lời kể của ai, sử dụng ngôi kể thứ mấy, xưng hô là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, chú ý lời kể, cách xưng hô của người kể Lời giải chi tiết: Đoạn văn trên là lời kể của Trái Đất, ngôi kể thứ nhất, xưng hô là “Ta” Câu 5 (0.5 điểm): Chi tiết nào giúp em biết được văn bản sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chú ý lời kể của nhân vật Lời giải chi tiết: 4
- Chi tiết giúp em biết được văn bản sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa là Trái Đất xưng hô là “ta” Câu 6 (0.5 điểm): Em hiểu nghĩa của cụm từ “thiên đường dưới hạ giới” là gì? Phương pháp giải: Xác định nghĩa dựa vào ngữ cảnh của cụm từ Lời giải chi tiết: Nghĩa của cụm từ “thiên đường dưới hạ giới” là nơi vui vẻ, hạnh phúc nhất Câu 7 (1.0 điểm): Qua phần ngữ liệu, em nhận thấy mong ước của Mẹ Trái Đất là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ ngữ liệu Lời giải chi tiết: Mong ước của Mẹ Trái Đất: - là ngôi nhà bình yên và tuyệt vời nhất cho các thế hệ kế tiếp của hàng ngàn đời sau trú ngụ. - Đừng là những đứa con hư, cướp bóc, tàn phá mẹ mình đến khánh kiệt sức lực, tàn úa vì dục vọng hư huyễn, nhu cầu thái quá của mình. - Chỉ cần mỗi người gieo vào ta một niệm thiện, niệm thiện ấy bay xung quanh ta và lan tỏa ra hệ mặt trời với màu sắc lung linh, tươi sáng và phủ trùm Trái Đất một hạnh phúc mênh mông. Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): 5
- Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu thương con người. Phương pháp giải: 1. Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề 2. Thân đoạn: bàn luận về vấn đề 3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: 1. Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau, 2. Thân đoạn: bàn luận về vấn đề - Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương nhau, quan tâm người khác. Thể hiện ở sự biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ; biết hi sinh, tha thứ cho người khác. - Ý nghĩa: + Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. + Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn mình hơn. + Tình yêu thương giúp mang lại hạnh phúc cho nhân loại, làm cho tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn, góp phần xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người. 6
- - Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế. - Dùng các chai lọ nhựa qua sử dụng để trồng cây xanh nhỏ, tạo cảnh quanxanh sạch đẹp cho ngôi trường, ngôi nhà của mình. Câu 2 (5 điểm): Kể về một thầy (cô) giáo mà em quý mến. Phương pháp giải: 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về người thầy/cô giáo mà em sắpkể. 2. Thân bài - Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến (ngoại hình, tính cách) - Kỉ lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thầy/cô giáo. - Mong ước, tình cảm dành cho thầy/cô giáo. 3. Kết bài Khẳng định lại tình cảm dành cho thầy/cô giáo của mình. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy côgiáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ.Nhưng đặc biệt nhất với tôi là thầy Hùng- thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5. Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lạirấtsay mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốnlàm thầy giáo từ khi học 2.cấp Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầyđã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn vàthầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻlại ngồi nghe đến say mê. Không biết 95
- chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn,say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọilớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ướcmơcủa thầy thành hiện thực. Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờthầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường ĐạihọcY. Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất bố củathầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định đó. Nhưng thầy vẫn luôn vững vàngvới quyết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉcó một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắnvà mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chốngđỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và đểchứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai. Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ítaicó thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khiphải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy Hùng là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáodạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quý. Ngoài giờ học, thầylà một người vô cùng vui vẻ và thân thiện. Thỉnh thoảng, thầy đá bóngvới các bạn nam trong lớp. Những lúc đó khoảng cách giữa thầy trò dường như không còn nữa. 96
- Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuốigiờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầybắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thậtngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờđómà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào nhưthầy- thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưnghơn thế - thầy còn là một người bạn lớn. (Nguồn: sưu tầm) ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Văn bản Xem người ta kìa nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 2. Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 97
- A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Tự sự Câu 3. Sự kiện nào của người anh không xuất hiện trong truyện Cây khế? A. Chia cho người em gian nhà lụp xụp B. Bẻ gãy chân chim C. May túi to như tay nải lớn D. Bị sóng cuốn đi Câu 4. Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 5. Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì? A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu, ) với bài nói. Câu 6. Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì? Chọn đáp án không phù hợp. A. Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng B. Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ 98
- C. Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ D. Xác định từ khóa, ý chính của từng phần, đoạn Câu 7. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn nào? A. Văn miêu tả B. Văn biểu cảm C. Văn kể chuyện D. Văn thuyết minh Câu 8. Xem người ta kìa là văn bản thuộc thể loại? A. Văn bản nghị luận B. Tiểu thuyết C. Hồi kí D. Kịch Câu 9. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là: A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó B. Dùng sơ đồ để trình bày câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó C. Đọc lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó D. Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết Câu 10. Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân, hãy cho biết cụm từ trong câu nào là trạng ngữ? 99
- a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu d Câu 11. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa? A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục B. Lời văn giàu hình ảnh C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc Câu 12. Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì? A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) 100
- Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận củaem về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. Câu 2. Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Văn bản Xem người ta kìa nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A 101
- Câu 2 (0.25 điểm): Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Tự sự Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung, ngôn ngữ kể của văn bản Lời giải chi tiết: Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính tự sự => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm): Sự kiện nào của người anh không xuất hiện trong truyện Cây khế? A. Chia cho người em gian nhà lụp xụp B. Bẻ gãy chân chim C. May túi to như tay nải lớn D. Bị sóng cuốn đi Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Sự kiện người anh bẻ gãy chân chim không xuất hiện trong truyện Cây khế => Đáp án: B Câu 4 (0.25 điểm): Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai? 102
- A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: Nêu ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: B Câu 5 (0.25 điểm): Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì? A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu, ) với bài nói. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói => Đáp án: C Câu 6 (0.25 điểm): Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì? Chọn đáp án không phù hợp. A. Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng 103
- B. Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ C. Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ D. Xác định từ khóa, ý chính của từng phần, đoạn Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Đáp án không phù hợp: Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ => Đáp án: B Câu 7 (0.25 điểm): Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn nào? A. Văn miêu tả B. Văn biểu cảm C. Văn kể chuyện D. Văn thuyết minh Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện => Đáp án: C Câu 8 (0.25 điểm): Xem người ta kìa là văn bản thuộc thể loại? A. Văn bản nghị luận B. Tiểu thuyết 104
- C. Hồi kí D. Kịch Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Xem người ta kìa là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận => Đáp án: A Câu 9 (0.25 điểm): Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là: A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó B. Dùng sơ đồ để trình bày câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó C. Đọc lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó D. Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết => Đáp án: D Câu 10 (0.25 điểm): Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân, hãy cho biết cụm từ trong câu nào là trạng ngữ? 105
- a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu d Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Cụm từ mùa xuân trong câu b là trạng ngữ => Đáp án: B Câu 11 (0.25 điểm): Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa? A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục B. Lời văn giàu hình ảnh C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc Phương pháp giải: Nhớ lại giá trị nghệ thuật của văn bản Lời giải chi tiết: Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc không phải giá trị nghệ thuật của văn bản 106
- => Đáp án: D Câu 12 (0.25 điểm): Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì? A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn Phương pháp giải: Nhớ lại chi tiết bài tập trong văn bản Lời giải chi tiết: Mục đích: giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh => Đáp án: A Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của emvề cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Trong truyện Thánh gióng, chi tiết cái vươn vai thần kỳ của Thánh gióng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó chính là cái vươn vai chớp mắt mà từ cậu bé ặđ t đâu ngồi đấu, bỗng trở thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân, sức mạnh vô song. Chi tiết vươn vai thần kỳ ấy vừa đem đến sắc màu thần kỳ của truyện 107
- truyền thuyết, vừa có ý nghĩa truyền tải, gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về sự chuyển hóa mạnh mẽ, nhanh như thổi của sức khỏe con người và sức mạnh công lý. Cái vươn vai đó đại diện cho sức mạnh của truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ khi giặc Ân tràn sang, và cũng chính là sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta không hề sợ hãi trước vó ngựa quân giặc. Sau cái vươn vai thần kỳ đó, cậu bé đã trở thành tráng sĩ khỏe mạnh, đánh đuổi sạch bóng giặc Ân trên lãnh thổ của đất nước. Câu 2 (5 điểm): Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó. Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện và nhập vai Sơn Tinh kể lại Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Ta là Sơn Tinh, chúa tể của vùng núi cao. Nghe đồn vua Hùng tại vùng đất Phong Châu có một người con gái tên là Mị Nương vừa xinh đẹp, lại hiền dịu nết na. Ta đã ngưỡng mộ từ lâu. Nhà vua yêu thương hết mực nênmuốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng. Ta liền đến cầu hồn. Cùng đến với ta còn có Thủy Tinh, chúa tể vùng biển cả. Tài năng của hắncũng không thua kém gì ta: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Vua Hùng thấy chúng ta ngang sức ngang tài nên tỏ ra rất khó xử. Vua cho gọi các Lạc hầu vào bàn bạc, Một lúc sau, nhà vua gọi ta và Thủy Tinh đến rồi nói: - Cả hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nênnếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâuvề. Nghe xong, ta liềnhỏi nhà vua sính lễ bao gồm những thứ gì. Vua Hùng nói: 108
- - Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chínngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sau đó, ta và Thủy Tinh liền cáo từ nhà vua để về chuẩn bị. Về đếnnơi,ta cho người đi tìm các sản vật mà nhà vua yêu cầu. Thật may, những thứ đó vùngnúi cao của ta lại có sẵn. Sáng sớm hôm sau, ta sai người mang lễ vật đến. Lúcđến nơi vẫn chưa thấy Thủy Tinh. Vua Hùng xem lễ vật, tỏ ý hài lòng rồi quyết định gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Trên đường trở về, ta bỗng thấy trời tối sầm lại, gió nổi cuồn cuộn. Thì ra Thủy Tinh đang đem quân đến. Hắn hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Ta nhìn cảnh dân chúng khốn khổmà vô cùng đau lòng. Không thể để Thủy Tinh đánh bại, ta dùng phép bốc từngquả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nướcsông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Ta và Thủy Tinh giao tranh suốt mấy tháng trời, nhưng chưa phân thắng bại. Nhưng đến cuối cùng, sức cùng lực kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.Kể từ đó, mối thù càng tăng thêm. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước, quyết giành lại Mị Nương. Nhưng hắn luôn bị ta đánh bại. 109