3 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau:

Quê hương đẹp mãi trong tôi 
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh 
Cánh cò bay lượn chòng chành 
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà 
Sáo diều trong gió ngân nga 
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương


Bức tranh đẹp tựa thiên đường 
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.

(Bức tranh quê – Thu Hà)

Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do. 
B. Thơ bốn chữ. 
C. Thơ năm chữ. 
D. Thơ lục bát.

Câu 2. Những hình ảnh nào không được nhắc đến trong đoạn thơ?

A. Bờ đê. 
B. Cánh cò. 
C. Đàn bò. 
D. Dòng sông. 

pdf 17 trang Bảo Hà 13/06/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf3_de_thi_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_c.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Kì thi cuối học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 3 đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 1 năm học 2022 - 2023 mới nhất với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ [ ] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền.Anh quẩy nước bên bờ giếng,tôi né ra một bên. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.” Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.” | |
  2. (Ngữ văn 6 - tập 1, trang 112) Câu 1 (1 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2 (1 điểm). Chỉ ra các danh từ trong câu văn sau: “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc”. Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Câu 4 (1 điểm). Trình bày tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên? Câu 5 (1,5 điểm). Cảm nhận của em về cuộc sống con người trên đảo Cô Tô qua đoạn văn trên? PHẦN II: Tập làm văn (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. Đáp án chi tiết: Phần I: Đọc - hiểu (5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) * Yêu cầu trả lời: Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả: Nguyễn Tuân Điểm 1,0: HS trả lời đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân Điểm 0,25 - 0,75: Học sinh trả lời chưa đầy đủ hoặc còn sai chính tả. | |
  3. Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 2 (1,0 điểm) * Yêu cầu trả lời: Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người. Điểm 1,0: HS trả lời được đúng Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người. Điểm 0,25 - 0,75 : Học sinh trả lời thiếu hoặc sai chính tả chưa đầy đủ nội dung trên Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 3 (0,5 điểm): * Yêu cầu trả lời: HS trả lời được biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Điểm 0,5: Học sinh trả lời đúng câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Điểm 0,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên. Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 4 (1,0 điểm): * Yêu cầu trả lời: HS trả lời được tác dụng: Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp về tình cảm mẹ con, yêu thương chăm sóc con của chị Châu Hòa Mãn. | |
  4. Tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc, khó quên về sự dịu dàng, yên tâm của người mẹ như hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Tình yêu thiên nhiên và con người của tác giả được hòa quyện, đan dệt. - Điểm 1,0: HS trả lời được như trên. - Điểm 0,25 - 0,75: Học sinh trả lời diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 5 (1,5 điểm): * Yêu cầu trả lời: Cảm nhận về cảnh sinh hoạt vui tươi, phấn khởi bên cái giếng nước ngọt, cuộc sống nhộn nhịp trên đảo Cô Tô. Tình cảm gắn bó của những con người lao động, chuẩn bị bám biển, vươn khơi. Cần biết trân quý những giọt nước ngọt, nhất là trên biển đảo. Bản thân góp phần xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương. - Điểm 1,5: Học sinh trả lời được như trên. - Điểm 0,25 - 1,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài. Phần II. Làm văn (5 điểm): 1. Yêu cầu chung: Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự, phù hợp với nội dung của bài. | |
  5. Trình bày đúng - đủ bố cục ba phần của bài văn. Hành văn mạch lạc, trong sáng tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo thể thức văn bản (0,25 điểm) b. Xác định đúng vấn đề (0,25 điểm) c. Chia vấn đề tự sự thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các phương pháp làm bài văn tự sự (4 điểm) * Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau: - Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm, dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. - Thân bài (3 điểm) Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). - Kết bài: (0,5 điểm) Học sinh nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. * Điểm 3 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết còn chưa thật sự chặt chẽ. * Điểm 1,75 đến 2,75: Đáp ứng được khoảng 2/4 đến ¾ các yêu cầu trên. | |
  6. * Điểm 1 đến 2,5: Đáp ứng được khoảng ¼ các yêu cầu trên. * Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. * Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo (0,25 điểm) Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ); lời văn giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm) Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Đề thi cuối kì 1 Văn 6 sách Cánh diều năm học 2022 - 2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau: Quê hương đẹp mãi trong tôi Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh Cánh cò bay lượn chòng chành Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà Sáo diều trong gió ngân nga Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương | |
  7. Bức tranh đẹp tựa thiên đường Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình. (Bức tranh quê – Thu Hà) Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ bốn chữ. C. Thơ năm chữ. D. Thơ lục bát. Câu 2. Những hình ảnh nào không được nhắc đến trong đoạn thơ? A. Bờ đê. B. Cánh cò. C. Đàn bò. D. Dòng sông. Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Chòng chành. B. Ngân nga. C. Mượt mà. D. Thanh đạm. Câu 4. Chủ đề của đoạn thơ là gì? A. Tình cảm gia đình. B. Tình yêu quê hương đất nước. | |
  8. C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình yêu đôi lứa. Câu 5. Dòng nào nêu đúng nội dung của đoạn thơ trên? A. Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển. B. Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương Bắc bộ. C. Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. D. Mong muốn được quay trở về với cuộc sống ở làng quê của tác giả. Câu 6. Em hãy cho biết hình ảnh quê hương gắn liền với các sự vật (dòng sông, cánh cò, đàn bò, sáo diều) được nhìn dưới con mắt của ai? A. Chú bộ đội. B. Người con đi xa nhà, xa quê. C. Cô giáo. D. Trẻ thơ. Câu 7. Trong câu thơ “Sáo diều trong gió ngân nga”, từ “ngân nga’’ có nghĩa là gì? A. Chỉ âm thanh kéo dài và vang mãi. B. Chỉ âm thanh vui vẻ. C. Chỉ âm thanh trong trẻo. D. Chỉ âm thanh buồn. Câu 8. Đoạn thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả? A. Yêu quê hương rất sâu đậm. B. Nhớ quê hương. | |
  9. C. Yêu mến, tự hào về quê hương. D. Vui khi được về thăm quê. Hãy trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.” Câu 10. Từ đoạn thơ trên, gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương? PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm). Kì nghỉ hè là khoảng thời gian vô cùng bổ ích để chúng ta được vui chơi, rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động tập thể giúp đỡ mọi người. Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm làm được việc tốt của em trong thời gian vừa qua. Đáp án chi tiết: PHẦN ĐỌC – HIỂU Câu Nội dung Điểm 1 D 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 | |
  10. 6 B 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 Câu văn: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.” - Sử dụng biện pháp so sánh 9 1,0 - Tác dụng: Ca ngợi cảnh quê hương tươi đẹp đồng thời thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. Đoạn thơ gợi ra những tình cảm: - Tự hào trước vẻ đẹp của quê hương. 10 - Yêu quê hương 1,0 - Cần có trách nhiệm học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp PHẦN VIẾT Mức độ Mức 2 Tiêu chí Mức 4 Mức 3 Mức 1 Mức 5 (Xuất (Trung đánh giá (Giỏi)(3- (Khá)(2.5- (Yếu)(Dưới sắc) (3.6-4đ) bình) (2- 3.5đ) 2.9đ) 2đ) 2.4đ) Chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Chưa có trải được được trải được trải được trải được trải nghiệm để kể | |
  11. trải nghiệm sâu nghiệm có ý nghiệm để kể nghiệm để nghiệm sắc nghĩa kể nhưng để kể chưa rõ ràng Nội dung trải Nội dung Chưa rõ nội Nội dung nghiệm Nội dung trải trải nghiệm dung trải viết Nội trải nghiệm phong phú, nghiệm tương còn sơ sài; tản mạn, vụn dung phong phú; hấp dẫn, sự đối đầy đủ; sự các sự kiện, vặt; chưa có sự của trải các sự kiện kiện, chi tiết kiện, chi tiết chi tiết chưa kiện hay chi nghiệm chi tiết, rõ rõ ràng, khá rõ ràng. rõ ràng, hay tiết rõ ràng, cụ ràng. thuyết phục. vụn vặt. thể. Các sự kiện, Các sự kiện, Các sự kiện, chi tiết chưa Các sự kiện, Tính Các sự kiện, chi tiết thể chi tiết được thể hiện chi tiết chưa liên kết chi tiết được hiện được mối liên kết chặt được mối thể hiện được của các liên kết chặt liên kết nhưng chẽ, logic, liên kết chặt mối liên kết rõ sự việc chẽ, logic. đôi chỗ chưa thuyết phục. chẽ, xuyên ràng. chặt chẽ. suốt. Thể hiện cảm Thể hiện xúc trước trải cảm xúc Thể hiện Thể hiện Thể hiện cảm nghiệm được trước trải cảm xúc Chưa thể hiện cảm xúc xúc trước trải kể một cách nghiệm trước trải được cảm xúc trước nghiệm được thuyết phục được kể nghiệm được trước trải trải kể bằng một bằng các từ bằng các từ kể bằng một nghiệm được nghiệm số từ ngữ rõ ngữ phong ngữ phong số từ ngữ kể. để kể ràng. phú, sinh phú, phù chưa rõ ràng. động. hợp. | |
  12. Dùng người Dùng người Dùng người kể chuyện Dùng người kể chuyện kể chuyện ngôi thứ kể chuyện ngôi thứ nhất Chưa biết dùng Thống ngôi thứ nhất nhưng ngôi thứ nhất, nhưng đôi chỗ người kể nhất về nhất, nhất nhiều chỗ nhất quán chưa nhất chuyện ngôi ngôi kể quán trong chưa nhất trong toàn bộ quán trong thứ nhất. toàn bộ câu quán trong câu chuyện. toàn bộ câu chuyện. toàn bộ câu chuyện. chuyện. Hầu như Bài viết còn Bài viết còn không mắc Mắc rất ít mắc một số lỗi Bài viết còn mắc khá Diễn đạt lỗi về chính lỗi diễn đạt diễn đạt mắc rất nhiều nhiều lỗi tả, từ ngữ, nhỏ nhưng không lỗi diễn đạt diễn đạt. ngữ pháp trầm trọng. Chưa thể Chưa thể hiện Trình bày rõ Trình bày rõ Trình bày bố hiện được bố được bố cục bố cục của bố cục của cục của bài cục của bài Trình của bài văn; bài văn; sạch bài văn; rõ văn; chữ viết văn; chữ viết bày chữ viết khó đẹp, không ràng, không rõ ràng, có ít khoa học, có đọc, có nhiều gạch xoá gạch xoá. chỗ gạch xoá. một vài chỗ chỗ gạch xoá gạch xoá. Bài viết có Bài viết chưa Bài viết Bài viết có ý Bài viết không ý tưởng thể hiện rõ ý không có ý tưởng và có ý tưởng và Sáng tạo hoặc cách tưởng hoặc tưởng và cách diễn đạt cách diễn đạt diễn đạt cách diễn đạt cách cách sáng tạo. sáng tạo. sáng tạo. sáng tạo. diễn đạt sáng | |
  13. tạo. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 1 sách Chân trời sáng tạo 2022 - 2023 I. ĐỌC: (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Bao nhiêu khổ nhọc cam go Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan! Nhưng chưa một tiếng thở than Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi Cha như biển rộng mây trời Bao la nghĩa nặng đời đời con mang! (Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”) Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (BIẾT) A. Lục bát B. Tự do C. Bốn chữ D. Năm chữ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây? A. Miêu tả B. Tự sự | |
  14. C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? (BIẾT) A. Mẹ B. Cha C. Bà D. Con Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: (BIẾT) Bao nhiêu khổ nhọc cam go Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan! A. 2/2/2 và 2/3/3 B. 2/2/2 và 1/2/5 C. 2/2/2 và 2/4/2 D. 2/2/2 và 4/4 Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU) A. Làm nổi bật công lao của người cha B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng D. Làm nổi bật vẻ đẹp cao lớn của người cha Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì? | |
  15. “Nhưng chưa một tiếng thở than Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi" (HIỂU) A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con. B. Sự hi sinh của người cha dành cho con. C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình. D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ. Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên? (HIỂU) A. Ca ngợi tình cha con B. Ca ngợi tình bà cháu C. Ca ngợi tình bạn bè D. Ca ngợi tình anh em Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ? (HIỂU) A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú. B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru. C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh. D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha. Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG) Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình? (VẬN DỤNG) II. VIẾT (4.0 điểm): Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống (một chuyến về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi, ) | |
  16. Đáp án chi tiết: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song có thể diễn đạt theo các ý sau: 9 1,0 - Hãy biết trân trọng những hi sinh, những yêu thương của cha dành cho con, HS bộc lộ tự do suy nghĩ của bản thân về vai trò của người cha, có thể diễn đạt theo các ý sau: 10 1,0 - Cha là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên II VIẾT 4,0 | |
  17. 0,25 a Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự đ Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của bản b 0,25đ thân Kể lại trải nghiệm của bản thân HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất c - Giới thiệu được một trải nghiệm của bản thân - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu- diễn biến- kết 2,5 đ thúc - Cảm xúc và ý nghĩa của trải nghiệm. Trình bày; chính tả, dùng từ, đặt câu: chữ viết cẩn thận, rõ ràng, d 0,5đ bài văn trình bày sạch sẽ, e Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động 0,5đ | |