3 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 6 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Phần 1: Đọc hiểu
Sông Hương
Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng
đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt
của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là
quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố
có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh
quan và di sản văn hóa.
Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù
phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn
qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công
trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh
phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái
Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi
chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.
[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt
vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được
ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng.
Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu
nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)
A. 40km
B. 80km
C. 30km
D. 60km
File đính kèm:
- 3_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_6_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.pdf
Nội dung text: 3 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 6 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- . 3 Bộ đề thi lên lớp 6 môn Văn năm 2022 Phần 1 Mời quý thầy cô và các em theo dõi chi tiết dưới đây: Đề thi vào lớp 6 môn Văn năm 2022 - Đề số 1 Phần 1: Đọc hiểu Sông Hương Sông Hương có chiều dài tới tận 80km , riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa. Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách , lầu xá, những công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.
- [ ] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày. Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm) A. 40km B. 80km C. 30km D. 60km 2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm) A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển. B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển. C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển. D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển. 3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm) A. Cầu Tràng Tiền
- B. Cầu Nhật Lệ C. Cầu Rồng D. Cầu Phú Mỹ Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm): “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”. Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm): “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”. Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1: (1 điểm) a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người. b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu. Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm): Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi đậu đại học. Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)
- a. Hễ trời mưa to ___ b. ___ thì em đã được đi bơi với bạn. Phần 3: Tập làm văn (4 điểm) Em hãy tả một người bạn thân của mình. Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề số 2 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Đọc đoạn trích trong bài “Mùa thảo quả” của Ma Văn Kháng rồi trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu cho bên dưới: “(1) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. (2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm. (5) Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.” Lưu ý: Học sinh chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Câu 1. Từ nào sau đây không phải từ phép tổng hợp? A. Ngọt lựng. B. Thôn xóm. C. Cây cỏ. D. Đất trời.
- Câu 2. Từ nào sau đây là từ láy? A. Ủ ấp. B. Lướt thướt. C. Cây cỏ. Câu 3. Các động từ có trong câu văn số (1) của đoạn trích: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” là: A. Bay, quyến, đi, rải. B. Bay, quyến, rải, vào. C. Bay, đi, rải, đưa. D. Bay, quyến, rải, đưa. Câu 4. Trong câu văn số (1): “: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” có mấy tính từ? A. 1 B. 2. C. 3 D. 4
- Câu 5. Từ “lướt thướt” trong câu “Gió tây lướt thướt bay qua rừng ” cho em hiểu điều gì về ngọn gió tây? A. Ngọn gió tây thổi mạnh B. Ngọn gió tây mang theo nhiều hơi nước. C. Ngọn gió tây nhẹ nhàng, kéo dài. D. Ngọn gió tây rất khô và nóng. Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích? A Mang. B. Đem. C. Rủ. D. Đuổi. Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ? A. 1 B. 2 C. 3
- D. 4 Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là: A. “Hương thơm”. B. “Hương thơm đậm C. “Nếp áo”. D. “Nếp khăn”. Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? A. Trần thuật. B. Nghi vấn. C. Cầu khiến. D. Cảm thán. Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”? A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2). B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian. C. Làm cho câu ngắn gọn hơn. PHẦN II. TỰ LUẬN
- Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh ngôi nhà trong đoạn thơ sau: Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch. (Trích Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan) Đề Văn thi vào lớp 6 năm 2022 - Đề số 3 Bài 1. 1. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau: a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có . 2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành hai nhóm: truyền thống, truyền bá, truyền tin, truyền nghề a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).
- b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết. c) Tìm một câu tục ngữ thể hiện đạo lí tốt đẹp của ông cha ta Bài 2. Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen dù da khác màu Ta là nụ, là hoa của đất Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! (Bài ca về trái đất – Định Hải) a) Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? Từ đó thuộc từ loại nào? b) Đặt một câu có chứa từ đồng âm với từ sắc có trong đoạn thơ. c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? d) Em hãy nêu ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ.
- Bài 3 1/ Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 2/ Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời. 3/ Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. 4/ Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. 5/ Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. 6/ Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. 7/ Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn. (Vịnh Hạ Long – theo Thi Sảnh) a) Chỉ rõ phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6. b) Ghi lại các tính từ trong câu văn số 6. Việc đặt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào? c) Câu văn số 5 là câu đơn hay câu ghép? Chép lại và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn đó. Bài 4. Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
- Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. a) Bài văn trên có tên là gì? Của tác giả nào? b) Em hãy giải nghĩa từ khát vọng. c) Vì sao tác giả lại nói Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về trò chơi thả diều của trẻ thơ? d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích. Bài 5: Hãy viết một bài văn diễn tả khát vọng về nghề nghiệp của em trong tương lai. Đáp án 3 Đề thi vào lớp 6 môn Văn năm 2022 Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi, Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong
- ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất. Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Văn năm 2022 - Đề số 1 Phần 1: Đọc hiểu Câu 1: 1. C 2. D 3. A Câu 2: - Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”. → Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông. Câu 3: - Gạch chân dưới quan hệ từ: “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”. Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
- a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành - độc ác, chăm chỉ - lười biếng, cao - thấp, béo - gầy b. Đặt câu: - Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác. Câu 2: Nghĩa của các từ “đậu”: - Từ “đậu” thứ nhất: là động từ, chỉ hành động hạ cánh, đáp xuống của chú ruồi. - Từ “đậu” thứ hai: là danh từ, chỉ một loại thực vật. - Từ “đậu” thứ ba: là động, chỉ đã đạt được một kết quả tốt. Câu 3: a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao. b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn. Phần 3: Tập làm văn Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài - Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn tả. 2. Thân bài - Tả khái quát:
- + Bạn ấy có biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu? + Bạn ấy có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Thân hình như thế nào? - Tả chi tiết: + Tả các bộ phận tiêu biểu, làm em ấn tượng ở bạn ấy (mái tóc, màu da, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay ) + Bạn ấy thường mặc trang phục như thế nào? + Sở thích, thần tượng, môn học yêu thích và chán ghét của bạn ấy là gì? + Bạn ấy có tính cách như thế nào? (nêu dẫn chứng cụ thể) - Kể một kỷ niệm đặc biệt giữa em và bạn ấy. 3. Kết bài - Tình cảm của em dành cho bạn ấy. - Em mong muốn tình bạn của cả 2 sẽ như thế nào? Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề số 2 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B D C C D D B A C PHẦN II. TỰ LUẬN 1. Yêu cầu về hình thức:
- - Học sinh thực hiện đúng yêu cầu hình thức đoạn văn (không xuống dòng), đầu đoạn văn viết lùi 1-2 xăng-ti-mét - Dung lượng: đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu đề bài (10-12 câu) - Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt. 2. Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cảm thụ cần làm nổi bật được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: - Biện pháp nhân hoá: + Nhân hoá hình ảnh ngôi nhà: “tựa vào nền trời”: ngôi nhà như một người khổng lồ đang “tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. >> cảnh vật hiện lên thân thiện, chan hoà với nhau. + Ngôi nhà đứng nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Ngôi nhà như một con người, có hành động, có trạng thái (mệt mỏi) - Biện pháp nghệ thuật so sánh: “Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong”, “Là bức tranh còn nguyên màu vôi vạch”: ngôi nhà hiện lên có vần, có điệu, có màu sắc, đường nét à ngôi nhà là một công trình nghệ thuật. Đoạn thơ cho ta cảm nhận được nét đặc sắc, độc đáo trong cách ví von, liên tưởng, so sánh của tác giả về hình ảnh ngôi nhà đang xây. Đáp án đề Văn thi vào lớp 6 năm 2022 - Đề số 3 Bài 1 a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. 2/ a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau): truyền thống, truyền nghề. b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền tin. c) Uống nước nhớ nguồn/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Bài 2 a) Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ con người nói chung và trẻ em khắp năm châu nói riêng. Ta là đại từ. b) Đặt câu với từ sắc có nghĩa là dấu thanh. c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật: – Nhân hóa: Trái đất trẻ – So sánh: Ta là nụ, là hoa của đất. – Điệp ngữ: Hai câu cuối d) Ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ:
- – Khẳng định tầm quan trọng của con người, nhất là trẻ em trên trái đất(từ quý, thơm). – Khẳng định mọi người không kê tôn giáo, chủng tộc, màu da đều là tinh túy của trời đất (người ta là hoa đất) nên đều có vẻ đẹp riêng đều đáng quý, đáng trân trọng. – Kêu gọi tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các đất nước, các châu lục với nhau. Bài 3 a) Phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6 – Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp: Hạ Long, bốn mùa, màu xanh – Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thê từ ngữ: (màu xanh) ấy b) – Các tính từ ở câu văn số 6: trường cửu, bát ngát, trẻ trung, phơi phới. – Tác dụng của việc đặt các tính từ gần nhau: nhấn mạnh và làm tăng lên vẻ đẹp tồn tại mãi mãi, trẻ trung, tràn đầy sức sống của Hạ Long. c) Câu đơn. CN: Bốn mùa Hạ Long VN: mang trên mình môt màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Bài 4
- a) Bài văn trên có tên là Cánh diều tuổi thơ của tác giả Tạ Duy Anh. b) Khát vọng: Điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ. c) – Tác giả nói: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của ông có thêm nhiều niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ. – Điều đó gợi cho em suy nghĩ về trò chơi thả diều của trẻ thơ: + Đây là trò chơi thân thuộc, găn bó với trẻ thơ. + Đối với trẻ em ở nông thôn, trò chơi này giúp các em xua tan những mệt nhọc vất vả trong công việc hàng ngày,đồng thời mang đến cho các em niềm tin, ước mơ tốt đẹp. d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích: Thả đỉa ba ba, Trốn tìm, Trồng nụ trồng hoa, Thả diều, Trọi dế, Ô ăn quan, Nhảy dây Bài 5 – Đoạn văn cần nêu rõ các ý: + Đó là nghề gì? + Điều gì khiến em có mong muốn mạnh mẽ để làm nghề đó? + Em hiểu biết gì về nghề đó? Nghề đó cần ở em những đức tính gì? + Để sau này làm được nghề đó, bây giờ em có những hành động cụ thể nào?
- – Đoạn văn diễn đạt với bố cục chặt chẽ; câu văn đúng ngữ pháp; từ dùng đúng, hay. Lưu ý: Bài văn gây ấn tượng sâu sắc khi nói rõ được mong muốn mạnh mẽ (khát vọng) khiến học sinh chọn nghề mình sẽ làm trong tương lai.