5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1. Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?
A. Cây khế
B. Thánh Gióng
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Ai ơi mồng 9 tháng 4
Câu 2. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của
cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?
A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên
B. Đấu tranh chống xâm lược
C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội
D. Đấu tranh giữa thiện và ác
Câu 3. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì để chống
trả?
A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi
B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời
C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh
D. Sơn Tinh bỏ chạy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 5_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_t.pdf
Nội dung text: 5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây? A. Cây khế B. Thánh Gióng C. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Ai ơi mồng 9 tháng 4 Câu 2. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là? A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên B. Đấu tranh chống xâm lược C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội D. Đấu tranh giữa thiện và ác Câu 3. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì để chống trả? A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi 1
- B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh D. Sơn Tinh bỏ chạy Câu 4. Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em? A. Con bò B. Con hươu C. Con chim D. Con gà Câu 5. Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân? A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả D. Tất cả đáp án trên Câu 6. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc? A. Dựng nước B. Đấu tranh chống thiên tai C. Giữ nước D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc 2
- Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng? A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc C. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy D. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi Câu 8. Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì? A. Đem quân ra đánh kẻ thù B. Đem đàn ra gảy C. Đầu hàng kẻ thù D. Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù Câu 9. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào? A. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học C. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế D. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực Câu 10. Thuyết minh là gì? A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó 3
- C. Trình bày diễn biến một vụ việc D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó Câu 11. Đâu không phải lưu ý khi tập luyện kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật? A. Lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ, ) B. Nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại C. Kể với giọng của người kể chuyện: khách quan, biết tuốt D. Nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể, phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ) Câu 12. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt vănhoá như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân, ) mà em đã tìm hiểu, quan sát hoác trực tiếp tham gia. 4
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Câu 1 (0.5 điểm) Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây? A. Cây khế B. Thánh Gióng C. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Ai ơi mồng 9 tháng 4 Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Vua chích chòe thuộc thể loại truyện cổ tích, cùng thể loại với Cây khế => Đáp án: A Câu 2 (0.5 điểm) Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là? A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên B. Đấu tranh chống xâm lược C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội 5
- D. Đấu tranh giữa thiện và ác Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Truyện Thạch Sanh phản ánh đấu tranh chống sự bất công trong xã hội => Đáp án: D Câu 3 (0.5 điểm) Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì để chống trả? A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh D. Sơn Tinh bỏ chạy Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã dời núi, bốc đồi để ngăn Thủy Tinh => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm) Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em? A. Con bò 6
- B. Con hươu C. Con chim D. Con gà Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Trong truyện, con chim đã giúp đỡ người em => Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm) Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân? A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả D. Tất cả đáp án trên Phương pháp: Nhớ lại chi tiết niêu cơm Thạch Sanh, liên hệ thực tế đương thời Lời giải chi tiết: Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng về một cuộc sống ấm no, dư dả => Đáp án: C Câu 6 (0.5 điểm) 7
- => Đáp án: D Câu 5 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân trong lao động? A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên B. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi C. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên D. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên của nhân trong lao động => Đáp án: C Câu 6 Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt? A. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn B. Nêu vấn đề bằng lời kể C. Không có gì đặc biệt D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác Phương pháp: 47
- Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu vấn đề bằng lời kể => Đáp án: B Câu 7 Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu? A. Hùng Vương kén rể B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ chỗ vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không => Đáp án: D Câu 8 Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì? A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ 48
- C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta => Đáp án: A Câu 9 Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì? A. Kể chuyện cho trẻ em nghe B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ C. Phê phán thói phá hại môi trường D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích: Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta => Đáp án: D 49
- Câu 10 Nội dung chính của truyện Cây khế là trình bày quá trình lớn lên thần kỳ của hai em nhà nọ, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp: Nhớ lại nội dung của truyện Lời giải chi tiết: Sai => Đáp án: B Câu 11 Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào? A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Thạch Sanh Lời giải chi tiết: Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết: Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt 50
- => Đáp án: A Câu 12 Kết truyện Thạch Sanh, Ngọc Hoang biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì? A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân C. Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích D. Tất cả đáp án trên Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Kết truyện Thạch Sanh, Ngọc Hoang biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa: - Thể hiện chân lý ác giả ác báo - Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân - Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích => Đáp án: D PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Cây khế. Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em 51
- Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày. 52
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói: “Xem người ta kìa!” là câu nói của ai? A. Người ông B. Người bà C. Người mẹ D. Người bạn Câu 2. Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)? A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai B. Khi ấy C. Đầu nó còn để hai trái đào D. Cả A, B, C đều sai Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vua chích chòe là? A. Tự sự 53
- B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 4. Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra cho cả lớp là gì? A. Trong 24h trở nên khác biệt với mọi người B. Trong 24h trở nên hòa đồng với mọi người C. Trong 12h trở nên khác biệt với mọi người D. Trong 12h trở nên hòa đồng với mọi người Câu 5. Văn bản Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại? A. Tiểu thuyết B. Hồi ký C. Truyện ngắn D. Kịch Câu 6. Văn bản Xem người ta kìa! thuộc thể loại? A. Kịch B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Văn bản nghị luận 54
- Câu 7. Ai là nhân vật trải qua những thử thách trong truyện Vua chích chòe? A. Vua B. Công chúa C. Vua chích chòe D. Chim chích chòe Câu 8. Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là gì? A. Miêu tả người bạn thân nhất của em B. Miêu tả bố em C. Miêu tả người em yêu quý D. Kể về gia đình em Câu 9. Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì? A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản D. Tất cả đáp án trên Câu 10. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì? A. Truyền thuyết B. Cổ tích 55
- C. Ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 11. Mục đích của bài tập giáo viên gio trong văn bản Hai loại khác biệt là gì? A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn Câu 12. Vua chích chòe là văn bản kể về? A. Nguồn gốc xuất hiện chim chích chòe B. Chuyện thần kỳ về chim chích chòe C. Cuộc sống của một ông vua hóa thành chích chòe D. Sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện Cây khế và kể lại câu chuyện. 56
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Câu 1 Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói: “Xem người ta kìa!” là câu nói của ai? A. Người ông B. Người bà C. Người mẹ D. Người bạn Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói: “Xem người ta kìa!” là câu nói của người mẹ => Đáp án: C Câu 2 Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)? A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai 57
- B. Khi ấy C. Đầu nó còn để hai trái đào D. Cả A, B, C đều sai Phương pháp: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: “Khi ấy” là trạng ngữ => Đáp án: B Câu 3 Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vua chích chòe là? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vua chích chòe là tự sự => Đáp án: A Câu 4 58
- Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra cho cả lớp là gì? A. Trong 24h trở nên khác biệt với mọi người B. Trong 24h trở nên hòa đồng với mọi người C. Trong 12h trở nên khác biệt với mọi người D. Trong 12h trở nên hòa đồng với mọi người Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra cho cả lớp là trong 24h trở nên khác biệt với mọi người => Đáp án: A Câu 5 Văn bản Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại? A. Tiểu thuyết B. Hồi ký C. Truyện ngắn D. Kịch Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Văn bản Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn 59
- => Đáp án: C Câu 6 Văn bản Xem người ta kìa! thuộc thể loại? A. Kịch B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Văn bản nghị luận Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Văn bản Xem người ta kìa! thuộc thể loại văn bản nghị luận => Đáp án: D Câu 7 Ai là nhân vật trải qua những thử thách trong truyện Vua chích chòe? A. Vua B. Công chúa C. Vua chích chòe D. Chim chích chòe Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: 60
- Công chúa là nhân vật trải qua những thử thách trong truyện Vua chích chòe => Đáp án: B Câu 8 Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là gì? A. Miêu tả người bạn thân nhất của em B. Miêu tả bố em C. Miêu tả người em yêu quý D. Kể về gia đình em Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là miêu tả người bạn thân nhất của em => Đáp án: A Câu 9 Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì? A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản D. Tất cả đáp án trên Phương pháp: 61
- Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu Lời giải chi tiết: Trật tự từ trong câu thể hiện: - Thứ tự của sự vật, hiện tượng - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng - Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản => Đáp án: D Câu 10 Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì? A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại cổ tích => Đáp án: B Câu 11 Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì? 62
- A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh => Đáp án: A Câu 12 Vua chích chòe là văn bản kể về? A. Nguồn gốc xuất hiện chim chích chòe B. Chuyện thần kỳ về chim chích chòe C. Cuộc sống của một ông vua hóa thành chích chòe D. Sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Vua chích chòe là văn bản kể về sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa 63
- => Đáp án: D PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện Cây khế và kể lại câu chuyện. Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện, chú ý các tình tiết, sự kiện chính Lời giải chi tiết: Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế: Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng óc của ăn của để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ đểlại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn. Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giánhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình nhưngười bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã rahoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùakhế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người tronggia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấygạo. Sáng hôm đó,hi k vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chimto với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôichạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấygì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi bagang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi 64
- không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châubáu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hềcómột bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗcánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.” Lúc đótôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đấtliền. Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng mộtcăn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế. Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khếnàotôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏlòng biết ơn. Câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổitoàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tayvớicăn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cảgia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khếchờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anhtôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Anh đi cùng chim thần từ rất sớm, nhưng đến tối mịt vẫn chưa về. Cả làng đồn nhau rằng những ngư dân đã nhìn thấy chim thần chở anh ngã nhào xuống biển, cả anh và số vàng cùng chìm sâu xuống lòng nước mênh mông kia. Dù đã tìm kiếm nhưng không thấy nên mọi người đành chấp nhận rằng anh đã chết dưới đáy biển. Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vìlòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi. 65