5 Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1: Việc phân chia tế bào giúp cơ thể: 
A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. 
B. Cơ thể lớn lên và sinh sản. 
C. Cơ thể phả ứng với kích thích. 
D. Cơ thể bài tiết CO2. 
Câu 2: Ếch thuộc ngành: 
A. Ruột khoang B. Động vật có xương sống 
C. Động vật không xương sống D. Lưỡng cư 
Câu 3: Phát biểu bào sau đây không đúng? 
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. 
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó. 
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. 
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
pdf 54 trang Bảo Hà 13/06/2023 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_2_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_san.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 1 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì II của chương trình sách giáo khoa KHTN 6. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận KHTN 6. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì II – chương trình KHTN 6. Câu 1: Việc phân chia tế bào giúp cơ thể: A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. B. Cơ thể lớn lên và sinh sản. C. Cơ thể phả ứng với kích thích. D. Cơ thể bài tiết CO2. Câu 2: Ếch thuộc ngành: A. Ruột khoang B. Động vật có xương sống C. Động vật không xương sống D. Lưỡng cư Câu 3: Phát biểu bào sau đây không đúng? A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó. C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Câu 4: Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có gọi là: A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Quang năng Câu 5: Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất ở những đồi đất? A. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm vi sinh vật bề mặt. B. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt.
  2. C. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn D. Không có thay đổi gì. Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ A. nhiều nguyên tử. B. một chất. C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt. Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất ”. A. vật lý và hoá học nhất định. B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi. B. thay đổi. D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi. Câu 8: Nguyên sinh vật di chuyển bằng: A. Roi B. Chân giả C. Tiêm mao D. Cả 3 đáp án Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm? A. Nhân thực B. Đơn bào hoặc đa bào C. Dị dưỡng D. Có sắc tố quang hợp Câu 10: Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực: A. Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu B. Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu C. Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu D. Cả 3 đáp án trên đều sai. Câu 11: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay? A. Lực hút của Trái đất B. Lực ma sát nghỉ C. Lực ma sát trượt D. Cả 3 lực trên Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin? A. Nấm men B. Nấm cốc C. Nấm mốc D. Nấm sò Câu 13: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Gió thổi cành lá đung đưa. B. Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
  3. Câu 14: Môi trường sống của lớp cá xương mà không có lớp cá sụn là: A. nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D. Nước mặn và nước lợ Câu 15: Virus corona có hình: A. Hình que B. Hình xoắn C. Hình hỗn hợp D. Hình khối Câu 16: Kết luận nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật? A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế. D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật. Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người? A. Cây trúc đào B. Cây tam thất C. Cây gọng vó D. Cây giảo cổ lam Câu 18: Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn: A. Vi khuẩn E.coli B. Vi khuẩn Lactic C. Vi khuẩn Probiotic D. Vi khuẩn Acetic Câu 19: Hiện nay số lượng cá thể loài sóc bay đen trắng ở khu vực rừng Việt Nam đang sụt giảm rất nhanh, nguyên nhân là: A. Săn bắt, buôn bán trái phép
  4. B. Phá rừng, khai thác gỗ không theo quy định. C. Xả chất thải công nghiệp khi chưa được xử lí. D. Cả ba đáp án đều đúng. Câu 20: Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò: A. Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước. B. Tảo và nguyên sinh vật là thức ăn cho động vật lớn hơn. C. Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Hết
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. B 2. D 3. D 4. A 5. C 6. C 7. A 8. D 9. D 10. B 11. B 12. C 13. B 14. A 15. D 16. A 17. A 18. B 19. D 20. D Câu 1: Việc phân chia tế bào giúp cơ thể: A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. B. Cơ thể lớn lên và sinh sản. C. Cơ thể phả ứng với kích thích. D. Cơ thể bài tiết CO2. Lời giải chi tiết: Việc phân chia trong tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản. Chọn B. Câu 2: Ếch thuộc ngành: A. Ruột khoang B. Động vật có xương sống C. Động vật không xương sống D. Lưỡng cư Phương pháp giải: Ếch thuộc ngành Lưỡng cư. Lời giải chi tiết: Chọn D. Câu 3: Phát biểu bào sau đây không đúng? A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó. C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Phương pháp giải: Khối lượng là số đo lượng chất của một vật, nó không phụ thuộc vào trọng lượng của vật. Lời giải chi tiết: Chọn D.
  6. Câu 8: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo trong trường hợp này. A. 150g B. 200g C. 250g D. 300g Phương pháp giải: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. Lời giải chi tiết: Gọi m và Δl lần lượt là khối lượng và độ dãn của lò xo. Do độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên ta có: Δl1 m1 0,5 100 100 . 1,5 = => = => m2 = = 300(g) Δl2 m2 1,5 m2 0,5 Chọn D. Câu 9: Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa? A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn. B. Do cao su nóng lên. C. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường. D. Do lực hút của mặt đường. Lời giải chi tiết: Khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa là do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường. Chọn C. Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản. B. Con cá đang bơi. C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển. Phương pháp giải: Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau sẽ chịu lực cản của nước không giống nhau. Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật. Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.
  7. Lời giải chi tiết: A – thợ lặn chịu lực cản cuản nước. B – con cá chịu lục cản của nước. C – Bạn Mai chịu lực cản của không khí. D – tàu ngầm chịu lực cản của nước. Chọn C. Câu 11: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi? A. Trùng biến hình B. Trùng lỗ. C. Trùng kiết lị. D. Trùng sốt rét. Lời giải chi tiết: Trùng lỗ là nguyên sinh vật duy nhất có lớp vỏ đá vôi. Chọn B. Câu 12: Đặc điểm để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là: A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử. B. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên. C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài. D. Dựa vào môi trường sống. Lời giải chi tiết: Để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào ta dựa vào số lượng của tế bào cấu tạo nên. Chọn B. Câu 13: Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con? A. 4 B. 16 C. 32 D. 64 Phương pháp giải: 1 tế bào sinh sản 1 lần tạo ra 2 tế bào con, 2 lần tạo ra 4 tế bào con => 1 tế bào qua n lần sinh sản tạo ra 2n tế bào con. Lời giải chi tiết: 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra: 26 = 64 tế bào con. Chọn D. Câu 14: Đâu không phải là ví dụ của sự lớn lên và sinh sản tế bào?
  8. A. Sự tăng kích thước của củ khoai. B. Sự lớn lên của em bé. C. Sự cụp lá của cây xấu hổ khi chạm tay vào. D. Sự tăng kích thước của bắp cải. Phương pháp giải: Xem lí thuyết sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Lời giải chi tiết: Sự cụp lá cây xấu hổ khi chạm tay vào là ví dụ của sự cảm ứng. Những đáp ứng khác là ví dụ của sự lớn lên tế bào Chọn C. Câu 15: Tế bào có chiều dài lớn nhất trong các loại tế bào sau là: A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào biểu bì lá C. Tế bào cơ người D. Tế bào thần kinh người Phương pháp giải: Xem lí thuyết kích thước tế bào. Lời giải chi tiết: Tế bào có chiều dài lớn nhất là tế bào thần kinh, chiều dài có thể lên tới 100cm. Chọn D. Câu 16: Chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào (quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường) là của bào quan nào? A. Nhân hoặc vùng nhân tế bào. B. Màng tế bào C. Chất tế bào D. Lục lạp Phương pháp giải: Xem lại lí thuyết phần cấu tạo tế bào. Lời giải chi tiết: Màng tế bào bảo vệ tế bào và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. Chọn B. Câu 17: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là: A. dung dịch B. chất tinh khiết C. nhũ tương D. huyền phù Lời giải chi tiết:
  9. Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng khác như không tan trong nhau. Chọn C. Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước đường B. Hỗn hợp nước muối C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều D. Hỗn hợp nước và rượu. Lời giải chi tiết: Hỗn hợp không được xem là dung dịch là bột mì và nước khuấy đều vì bột mì không tan trong nước mà khi trộn bột mì với nước thì bột mì nở ra. Chọn C. Câu 19: Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng: A. Quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. B. Bảo vệ, định hình và giúp cây cứng cáp. C. Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. D. Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Phương pháp giải: Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. Lời giải chi tiết: Chọn A. Câu 20: Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và hầu hết các hoạt động sống là: A. Chất béo B. Chất đạm C. Carbohydrate D. Vitamin Phương pháp giải: Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và hầu hết các hoạt động sống là protein. Lời giải chi tiết: Chọn B.
  10. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 5 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì II của chương trình sách giáo khoa KHTN 6. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận KHTN 6. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì II – chương trình KHTN 6. Câu 1: Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là: A. Gạo B. Cá C. Rau D. Ngô Câu 2: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại: A. dung dịch B. huyền phù C. nhũ tương D. hỗn hợp đồng nhất Câu 3: Loại cá nào không thuộc lớp cá xương? A. Cá hồi B. Cá rô C. Cá chép D. Cá đuối Câu 4: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng: A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng Câu 5: Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước: A. Tế bào biểu bì lá B. Tế bào thần kinh người C. Tế bào trứng cá D. Tế bào vi khuẩn Câu 6: Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất? A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy. B. Lực của người ấn điện thoại. C. Lực của người mẹ mở cửa phòng. D. Lực của em bé đeo ba lô. Câu 7: “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào? A. Núi tuyết B. Rừng lá kim
  11. C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc Câu 8: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng? A. Điện thoại B. Máy hút bụi C. Máy sấy tóc D. Máy vi tính Câu 9: Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng? A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid. B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau. C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau. D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung. Câu 10: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành: A. nhiệt năng B. quang năng C. điện năng D. nhiệt năng và quang năng Câu 11: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Câu 12: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa: A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật. B. Thay thế những tế bào bị tổn thương. C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết D. Cả ba đáp án trên.
  12. Câu 14: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo? A. Bóng điện B. Xe máy C. Ô tô D. Đèn dầu Câu 15: Cho các câu dưới đây: 1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng. 2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí. 3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước. 4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả. 5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí. Số phát biểu đúng là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu? A. 8500kg B. 850kg C. 850N D. 8500N Câu 17: Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây? A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B. Thường sống quanh các gốc cây. C. Có màu sắc sặc sỡ. D. Có kích thước rất lớn. Câu 18: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng? A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào. B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút. C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc. D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín? A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ. B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi. C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái. D. Hạt được bao kín trong quả.
  13. Câu 20: Đặc điểm nào dưới đât nói về virus là sai? A. Không có cấu tạo tế bào. B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường. C. Có cấu tạo đơn giản. D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Hết
  14. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. B 2. B 3. D 4. C 5. C 6. A 7. D 8. C 9. B 10. D 11. D 12. D 13. D 14. A 15. B 16. B 17. C 18. A 19. C 20. B Câu 1: Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là: A. Gạo B. Cá C. Rau D. Ngô Phương pháp giải: Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là cá. Lời giải chi tiết: Chọn B. Câu 2: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại: A. dung dịch B. huyền phù C. nhũ tương D. hỗn hợp đồng nhất Phương pháp giải: Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. Lời giải chi tiết: Sữa magie là huyền phù. Chọn B. Câu 3: Loại cá nào không thuộc lớp cá xương? A. Cá hồi B. Cá rô C. Cá chép D. Cá đuối Phương pháp giải: Loài cá không thuộc lớp Cá xương là cá đuối. Lời giải chi tiết: Chọn D. Câu 4: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng: A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng
  15. Lời giải chi tiết: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng (đôi khi có cả âm thanh và ánh sáng). Chọn C. Câu 5: Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước: A. Tế bào biểu bì lá B. Tế bào thần kinh người C. Tế bào trứng cá D. Tế bào vi khuẩn Phương pháp giải: Xem lại phần lí thuyết kích thước tế bào. Lời giải chi tiết: Tế bào trứng cá có kích thước lớn hơn rất nhiều (1 – 10mm) so với các tế bào còn lại: Tế bào vi khuẩn (<1mcm); tế bào thần kinh người (10 – 30 mcm); tế bào biểu bì lá (10 – 100mcm). Chọn C. Câu 6: Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất? A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy. B. Lực của người ấn điện thoại. C. Lực của người mẹ mở cửa phòng. D. Lực của em bé đeo ba lô. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức thực tế. Lời giải chi tiết: Lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất trong 4 lực trên vì người mất nhiều sức nhất. Chọn A. Câu 7: “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào? A. Núi tuyết B. Rừng lá kim C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc Phương pháp giải: Xem lại phần lí thuyết đa dạng sinh học. Lời giải chi tiết:
  16. Ở hoang mạc có những loài sinh vật đặc trưng là: xương rồng, lạc đà, cây lê gai Chọn D. Câu 8: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng? A. Điện thoại B. Máy hút bụi C. Máy sấy tóc D. Máy vi tính Phương pháp giải: Máy sấy tóc khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng để làm khô tóc. Lời giải chi tiết: Chọn C. Câu 9: Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng? A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid. B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau. C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau. D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung. Phương pháp giải: Xem lí thuyết các nhóm chất dinh dưỡng. Lời giải chi tiết: Có 4 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid, vitamin. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp chất dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau. Mỗi nhóm chất dinh dưỡng sẽ có vai trò riêng, hỗ trợ cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể. Chọn B. Câu 10: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành: A. nhiệt năng B. quang năng C. điện năng D. nhiệt năng và quang năng Phương pháp giải:
  17. Sử dụng lí thuyết chuyển hóa năng lượng. Lời giải chi tiết: Khi cọ sát que diêm với vỏ bao diêm tạo ra ngọn lửa => hóa năng dự trữ trong que diêm được chuyển hóa thành nhiệt năng và ánh sáng. Chọn D. Câu 11: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Lời giải chi tiết: Các vật trong nước chịu tác dụng của lực cản. Không chỉ nước mà cả không khí cũng tác dụng lực cản lên vật chuyển động trong nó. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. => Khi đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước khó hơn là do lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Chọn D. Câu 12: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Phương pháp giải: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp bỏ thêm đá lạnh vào. Lời giải chi tiết: Chọn D. Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa: A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật. B. Thay thế những tế bào bị tổn thương.
  18. C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết D. Cả ba đáp án trên. Phương pháp giải: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa: - Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật. - Thay thế những tế bào bị tổn thương và các tế bào bị mất hoặc chết Lời giải chi tiết: Chọn D. Câu 14: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo? A. Bóng điện B. Xe máy C. Ô tô D. Đèn dầu Lời giải chi tiết: Bóng điện sử dụng năng lượng điện, được tạo thành nhờ nước, gió và đó là năng lượng tái tạo. Xe máy, ô tô cần xăng để hoạt động => năng lượng không tái tạo. Đèn dầu cần dầu để hoạt động => năng lượng không tái tạo. Chọn A. Câu 15: Cho các câu dưới đây: 1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng. 2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí. 3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước. 4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả. 5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí. Số phát biểu đúng là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Lời giải chi tiết: Phát biểu đúng là: 1 và 5. 2 sai vì còn ánh sáng và âm thanh cũng là năng lượng hao phí. 3 sai, vì máy bơm nước không biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước. 4 sai. Chọn B.
  19. Câu 16: Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu? A. 8500kg B. 850kg C. 850N D. 8500N Lời giải chi tiết: Trọng lượng và khối lượng liên kết với nhau theo công thức: P = mg P = 8500N => m = P/10 = 8500 : 10 = 850kg. Chọn B. Câu 17: Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây? A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B. Thường sống quanh các gốc cây. C. Có màu sắc sặc sỡ. D. Có kích thước rất lớn. Phương pháp giải: Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ. Lời giải chi tiết: Chọn C. Câu 18: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng? A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào. B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút. C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc. D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng. Lời giải chi tiết: Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào là lãng phí, không tiết kiệt năng lượng. Chọn A. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín? A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ. B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi.
  20. C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái. D. Hạt được bao kín trong quả. Lời giải chi tiết: Cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín là hoa. Chọn C. Câu 20: Đặc điểm nào dưới đât nói về virus là sai? A. Không có cấu tạo tế bào. B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường. C. Có cấu tạo đơn giản. D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Lời giải chi tiết: Virus chỉ nhân lên khi sống kí sinh trong vật chủ. Chọn B.