Bài kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

A.  Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

B.  Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

C.  Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D.  Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 14: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là

A.  đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện.

B.  đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khi còn nhỏ.

C.  để trẻ tự do phát triển theo nhu cầu cá nhân.

D. phân biệt đối xử không công bằng giữa các trẻ .

Câu 15: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là

A.  xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

B.  đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khi còn nhỏ.

C.  để trẻ tự do phát triển theo nhu cầu cá nhân.

D. phân biệt đối xử không công bằng giữa các trẻ .

Câu 16: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là

A.  thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

B.  đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khi còn nhỏ.

C.  để trẻ tự do phát triển theo nhu cầu cá nhân.

D. phân biệt đối xử không công bằng giữa các trẻ .

doc 10 trang Bảo Hà 15/02/2023 4160
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_danh_gia_cuoi_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_6.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

  1. BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ II I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về mục tiêu: - Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ 2 lớp 6; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác, - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. 2. Năng lực cần hướng tới : Năng lực tự học và tự chủ: Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các tình huống nguy hiểm, kỹ năng chi tiêu hợp lý tiết kiệm, biết được tách nhiệm của công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và bổn phận của trẻ em Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và năng thực hiện kế hoạch hoàn thiện kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm, kỹ năng thực hành tiết kiệm và kỹ năng thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và bổn phận của trẻ em 3. Phẩm chất: Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra cuối kỳ để đạt kết quả cao Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra. II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 2 gồm các bài và chủ đề sau + Ứng phó với các tình huống nguy hiểm + Tiết kiệm. + Công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Quyền cơ bản của trẻ em + Thực hiện quyền trẻ em III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra tập trung tại lớp - Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 70%, tự luận 30%. ( 28 câu trắc nghiệm trong đó nhận biết là 16 câu, thông hiểu 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Tự luận gồm 2 câu, cấp độ vận dụng 1 câu 2 điểm, vận dụng cao 1 câu 1 điểm) - Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề 1 và đề 2) IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Ứng phó - Nêu được - Giải thích với tình tình huống được vì sao các
  2. huống nguy hiểm là hành vi là đúng nguy gì hay sai, thể hiện hiểm hay không thể việc ứng phó với tình huống nguy hiểm Số câu: 2 1 3 Số điểm: 0,5 0,25 0,75 Tỉ lệ: 5 2,5 7,5 Tiết kiệm Nêu được Nhận xét, đánh khái niệm của giá được việc tiết kiệm và thực hiện tiết biểu hiện của kiệm của bản tiết kiệm (thời thân và những gian, tiền bạc, người xung điện, nước ) quanh. Số câu: 1 1 2 Số điểm: 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ: 2,5 2,5 5 Nêu được Giải thích được khái niệm vì sao các hành công dân; căn vi, nội dung là Công dân cứ xác định đúng hay sai nước công dân theo kiến thức Cộng hòa nước Cộng bài Công dân xã hội hòa xã hội nước Cộng hòa chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội chủ Việt Nam Việt Nam. nghĩa Việt Nam. Số câu: 1 1 2 Số điểm: 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ: 2,5 2,5 5 Quyền và - Nêu được - Liên hệ được nghĩa vụ những quy việc làm của cơ bản định của Hiến bản thân và của công pháp nước người xung dân cộng hòa xã quanh thực hiện hội chủ nghĩa tốt hoặc chưa Việt Nam về tốt quyền và quyền và nghĩa vụ cơ bản nghĩa vụ cơ của công dân bản của công Việt Nam dân Số câu: 2 1 3 Số điểm: 0,5 0,25 0,75 Tỉ lệ: 5 2,5 7,5 Quyền cơ Nêu được các Giải thích được Liên hệ được bản của quyền cơ bản vì sao các hành việc làm của trẻ em của trẻ em vi, nội dung là bản thân và học
  3. đúng hay sai sinh thực hiện theo kiến thức tốt hoặc chưa bài quyền cơ tốt quyền và bản của trẻ em nghĩa vụ cơ bản của trẻ em. Số câu: 5 4 1 10 Số điểm: 1,25 1 2 4,25 Tỉ lệ: 12,5 10 20 42,5 Thực Trách nhiệm Nhận xét, đánh Vận dụng hiện của gia đình, giá việc thực các kiến quyền trẻ nhà trường, xã hiện quyền trẻ thức, kỹ em hội trong việc em của gia năng đã thực hiện đình, nhà học để quyền trẻ em. trường, cộng phát hiện đồng. những vấn đề mới về quyền trẻ em. Số câu: 5 4 1 10 Số điểm: 1,25 1 1 3,25 Tỉ lệ: 12,5 10 10 32,5 Số câu: 16 12 1 1 30 Số điểm: 4 3 2 1 10 Tỉ lệ: 40 30 20 10 100 V. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những những tình huống có nguồn gốc từ những hiện tượng A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. đột biến. D. chủ đích. Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ A. con người. B. tự nhiên. C. tin tặc. D. lâm tặc. Câu 3: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức A. thời gian, tiền bạc. B. các truyền thống tốt đẹp. C. các tư tưởng bảo thử D. lối sống thực dụng. Câu 4: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào A. Quốc tịch. B. chức vụ. C. tiền bạc. D. địa vị Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế. B. Tìm hiểu loại hình dịch vụ. C. Lựa chọn giao dịch dân sự. D. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 6: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội ? A. Tự chuyển quyền nhân thân B. Nộp thuế theo quy định. C. Chia sẻ bí quyết gia truyền. D. Công khai gia phả dòng họ. Câu 7: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niện
  4. A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em. B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em C. Bổn phận cơ bản của trẻ em. D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em. Câu 8: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền A. tham gia của trẻ em. B. bảo vệ của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. phát triển của trẻ em. Câu 9: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản? A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản. C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản. Câu 10: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền A. sống còn của trẻ em. B. phát triển của trẻ em. C. tham gia của trẻ em. D. bảo vệ của trẻ em. Câu 11: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em? A. Quyền được khai sinh. B. Quyền nuôi dưỡng . C. Quyền chăm sóc sức khỏe. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 12: Trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em là A. tạo môi trường học tập an toàn. B. khai sinh cho trẻ em. C. nhận đỡ đầu trẻ em. D. từ chối trẻ em chậm tiến. Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em? A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em. B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh. C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em. Câu 14: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là A. đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện. B. đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khi còn nhỏ. C. để trẻ tự do phát triển theo nhu cầu cá nhân. D. phân biệt đối xử không công bằng giữa các trẻ . Câu 15: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là A. xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em. B. đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khi còn nhỏ. C. để trẻ tự do phát triển theo nhu cầu cá nhân. D. phân biệt đối xử không công bằng giữa các trẻ . Câu 16: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là A. thực hiện các chính sách về quyền trẻ em. B. đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khi còn nhỏ. C. để trẻ tự do phát triển theo nhu cầu cá nhân. D. phân biệt đối xử không công bằng giữa các trẻ . Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên? A. Cảnh báo sóng thần B. Lũ ống, sạt lở đất. C. Cảnh báo sạt lở. D. Thủy điện xả nước Câu 18: Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm: A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây. D. Dùng thời gian rảnh để đọc sách Câu 19: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
  5. C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam. D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Tham gia quản lý nhà nước . B. Hoàn thiện hồ sơ đấu thầu. C. Hoàn thiện hồ sơ kinh doanh. D. Tham gia bảo vệ môi trường Câu 21: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A. Trẻ em có quyền có quốc tịch. B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè. D. Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo qui định của Nhà nước. Câu 22: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi. C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển. D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển. Câu 23: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại. B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật. C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước. D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Câu 24: Việc làm nào dưới đây không đúng với quyền trẻ em? A. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn. B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ. C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ. Câu 25: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em? A. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại. B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền. D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp. Câu 26: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em? A. Chăm sóc, giáo dục trẻ em. B. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập. C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm. D. Tiến hành khai sinh cho trẻ. Câu 27: Việc làm nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em quyền trẻ em? A. Bố bạn P không cho P đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ. B. Mẹ bạn N cho N tham gia lớp múa mà bạn thích. C. Bố mẹ M làm việc vất vả để có tiền nuôi bạn ăn học. D. Thấy M mồ côi, chú X nhận M làm con nuôi. Câu 28: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em? A. Tiến hành khai sinh cho trẻ. B. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm. C. Cung cấp dịch vụ an toàn. D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29 (2,0 điểm): Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi. Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?
  6. Câu 30 (1,0 điểm): Mai là một học sinh ngoan và học giỏi. Vì muốn Mai tập trung cho việc học để đạt kết quả cao nên bố mẹ đã cấm Mai tham gia các hoạt động tập thể để dành thời gian học tập. Mai cảm thấy rất buồn và tâm sự với Hùng. Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai? ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 2: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 3: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là A. tiết kiệm. B. hà tiện. C. keo kiệt. D. bủn xỉn. Câu 4: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người A. có Quốc tịch Việt Nam B. sinh sống ở Việt Nam. C. đến Việt Nam du lịch. D. hiểu biết về Việt Nam Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Hỗ trợ người già neo đơn B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản D. Tham gia bảo về Tổ quốc Câu 6: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và pháp luật? A. Tự chuyển quyền nhân thân. B. Công khai gia phả dòng họ. C. Nộp thuế theo luật định. D. Chia sẻ bí quyết gia truyền. Câu 7: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền A. bảo vệ của trẻ em. B. phát triển của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. tham gia của trẻ em. Câu 8: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em? A. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục. B. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc. C. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực D. Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Câu 9: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em? A. Quyền học tập. B. Quyền vui chơi, giải trí. C. Quyền phát triển năng khiếu. D. Quyền được khai sinh. Câu 10: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? A. 1989. B. 1998. C. 1986. D. 1987. Câu 11: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình. B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình. C. Quyền được được kết giao bạn bè. D. Quyền được bảo vệ chống xâm hại. Câu 12: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của A. cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. B. cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.
  7. C. tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội. D. tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội. Câu 13: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là A. tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân. B. ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em. C. phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. dựa dẫm vào vị thế của bố mẹ không học tập. Câu 14: Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải tránh việc làm nào dưới đây? A. Tiến hành khai sinh cho trẻ. B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em. C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập. D. Nuôn chiều mọi yêu cầu của trẻ. Câu 15: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em? A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân. B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh. C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em. Câu 16: Trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em là A. giáo dục trẻ em. B. khai sinh cho trẻ em. C. nhận đỡ đầu trẻ em. D. từ chối trẻ em chậm tiến. Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người? A. Tụ tập, đe dọa bạn cùng trường. B. Nhắc nhở mọi người phòng dịch. C. Xử phạt người vi phạm phòng dịch. D. Nô đùa chạy nhảy tại công viên. Câu 18: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người? A. Tụ tập, đe dọa bạn cùng trường. B. Nhắc nhở mọi người phòng dịch. C. Xử phạt người vi phạm phòng dịch. D. Nô đùa chạy nhảy tại công viên. Câu 19: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. B. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam. C. người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. D. trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Tham gia bầu cử. B. Đăng kí hồ sơ đấu thầu. C. Tiến hành cấp đổi căn cước. D. Hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm. Câu 21: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em? A. Trẻ em có quyền có quốc tịch. B. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường. C. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. D. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước. Câu 22: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em? A. Tổ chức trại hè cho trẻ em. B. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy. C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. Câu 23: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em? A. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc. B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè. D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân. Câu 24: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
  8. A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại. B. Trẻ em khuyết tật được học tại các trường chuyên biệt. C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè. D. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước. Câu 25: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em? A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc. B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình. C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ. D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ. Câu 26: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em? A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân. B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em. C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em. Câu 27: Hành vi nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em? A. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp. B. Khi con bị khuyết tật, bố mẹ vứt bỏ con cái. C. Bắt con nuôi phải nghỉ học để làm việc kiếm tiền. D. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em. Câu 28: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em? A. Tạo điều kiện, khuyến khích cho trẻ học tập, vui chơi. B. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân. C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29 (2,0 điểm) Ngày nào Hùng cũng được mẹ cho tiền ăn quà sáng nhưng bạn ấy thường không ăn, để dành tiền chơi điện tử. Sau khi tan học, Hùng đi chơi điện tử đến tối muộn mới về. Những hôm không đi chơi, bạn ấy về nhà sớm nhưng không giúp mẹ việc nhà mà còn lên mạng tìm trò chơi. Thấy vậy, mẹ mắng và cấm Hùng không được chơi điện tử. Nếu còn tiếp tục, mẹ Hùng sẽ không cho tiền ăn sáng nữa. Hùng tỏ thái độ giận dỗi với mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em của Hùng. Câu hỏi : - Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Hùng? - Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên dùng như thế nào? Câu 30 (1,0 điểm): Tùng năm nay 14 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn nên em đã làm thêm ở quán cơm của bà Oanh. Mỗi lần Tùng sơ suất làm vỡ bát đều bị bà Oanh la mắng, đánh đập. Chi đi học ngang qua nên đã chứng kiến vài lần, Chi cảm thấy rất thương Tùng và muốn giúp Tùng. Nếu là Chi, em sẽ làm gì? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A A A D B A C B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A D A A A B B B A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
  9. Đáp án C A D A A C A A - Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm: + Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau + Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng Câu 29 2,0 điểm (2,0 điểm) + Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập + Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh + Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi. Nếu là Hùng em sẽ nói rằng Mai hãy cố gắng nói chuyện Câu 30 với bố mẹ để bày tỏ nguyện vọng bản thân. Mai nên hứa có 1,0 điểm (1,0 điểm) thể vừa tham gia các hoạt động vừa đảm bảo việc học để bố mẹ yên tâm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A A A D C B D D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A D D A A A A D A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B A A C D D D A a. Hành động và thái độ của Hùng là sai. Hùng đã dùng tiền mẹ cho ăn sáng để đi chơi điện tử, không giúp mẹ mà còn Câu 29 giận dỗi mẹ. (2,0 điểm) b. Nếu em là bạn của Hùng em sẽ khuyên Hùng không nên 3,0 điểm làm như vậy nữa, phải ăn sáng đầy đủ và bớt chơi game vô bổ dành thời gian học hành. Việc mẹ Hùng làm là tốt cho
  10. Hùng chứ không phải là vi phạm quyền trẻ em. Nếu là Chi em sẽ kêu gọi mọi người trong lớp mỗi người Câu 30 giúp đỡ Tùng 1 ít và yêu cầu Tùng chuyển chỗ làm thêm. 2,0 điểm (1,0 điểm) Ngoài ra em sẽ báo cô giáo chủ nhiệm để cô báo cơ quan chức năng xử lí bà Oanh vì bà đã vi phạm quyền trẻ em.