Bài kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi:

Cây khế

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều chết sớm. Họ ở chung với nhau một nhà. Người anh tính nết tham lam, còn em đang ít tuổi có phần khờ dại. Được ít lâu, người anh lấy vợ. Chị vợ chẳng những cũng tham lam như chồng mà lại còn thêm độc ác. Không muốn cho em ở chung với mình, hai vợ chồng quyết định chia gia tài, lấy có rằng để ai lo phận nấy.

Khi chia của, họ chiếm hết tài sản quý giá mà cha mẹ để lại, chỉ cho em một gian nhà nhỏ và một mảnh vườn, trong đó cây khế ngọt. Người em vẫn không chút phàn nàn, chăm chỉ làm thuê làm mướn nuôi thân.

Cây khế trong vườn anh mỗi ngày một cao lớn, cành lá sum sê, rợp cả một góc vườn. Mùa ấy khế bỗng nhiên trĩu quả, anh càng chăm nom bón gốc cho khế.

Một hôm, tự nhiên có một con chim phượng hoàng đến đậu trên cây khế, ăn hết quả này sang quả khác. Anh thấy vậy, ra ngồi dưới gốc cây vừa khóc vừa nói với chim rằng:

– Cơ nghiệp tôi chỉ có mỗi cây khế đó thôi, chim ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu?

Chim phượng hoàng nghe nói bảo rằng:

Ăn một quả,
Trả cục vàng,
May túi ba gang,
Mang đi mà đựng.

Mấy hôm sau, chim lại đến ăn; anh không buồn rầu nữa mà yên tâm chờ đợi. Đến ngày nọ khi anh đã may túi sẵn sàng, chim phượng hoàng liền bay xuống xòe cánh, đỡ anh lên lưng và vút một cái, bay ra biển lớn, qua bao quãng đường bát ngát bao la, đưa anh đến một nơi hải đảo[1] xa xăm, đầy bạc vàng châu báu. Anh bàng hoàng như lạc vào động tiên, cái gì cũng đẹp. Nghe lời chim dặn, anh chỉ bỏ bạc vàng vừa đầy túi ba gang, rồi lại lên lưng chim để trở về vườn cũ.

Từ đó, người em trở nên ấm no và có phần dư dật.

Người anh hỏi biết sự tình, bèn nằn nì với em xin đổi tất cả gia sản của mình để lấy mảnh vườn có cây khế ngọt. Người em thương anh nên cũng bằng lòng đổi. Đến mùa khế có quả, chim phượng hoàng lại đến ăn. Người anh xua đuổi ầm ĩ, chim bèn nói như trước rằng:

Ăn một quả,
Trả cục vàng,
May túi ba gang,
Mang đi mà đựng.

docx 6 trang Bảo Hà 20/03/2023 5720
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN TRƯỜNG THCS I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN GIỮA KÌ 1 1. Số lượng, dạng thức, thời gian + Số lượng đề: 02. + Thời gian làm bài: 90 phút. + Hình thức:0 % trắc nghiệm, 100% tự luận. - Phần trắc nghiệm gồm 0 câu - Phần tự luận gồm 6 câu 2. Ma trận phân bố câu hỏi và mức độ Mức độ Đơn vị kiến thức/ kĩ năng Vận dụng Cộng Nội dung kiến Nhận biết Thông hiểu thức/ kĩ năng Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Đọc hiểu các Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: văn bản/đoạn - Xác định - Hiểu được - Đánh giá trích thuộc thể được phương về nội dung được ý loại truyện thức biểu đạt, của văn nghĩa từ truyền thể loại,ngôi bản/đoạn văn bản. thuyết,cổ kể của văn trích - Rút ra tích.(ngữ liệu bản/đoạn - Hiểu được được ngoài sách giáo trích. những bài đặc sắc về học, thông khoa). nghệ thuật điệp từ nội của văn bản/ dung văn đoạn trích :từ bản. láy,từ ghép;biện pháp tu từ. - Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Số câu: 5 2 2 1 Số điểm: 5 1,5 1,5 2,0 5,0 Tỉ lệ: 50% 15% 15 % 20 % Điểm II. Làm văn Kể lại một - Xác định - Trình bày - Vận dụng Văn tự sự. truyện dân gian được kiểu bài được những những kĩ - Liên hệ, mà em thích tự sự,truyện sự việc trong năng tạo rút ra bài Trang 1/2
  2. bằng lời văn dân gian sẽ truyện và sắp lập văn học cho bản của mình. kể. xếp các sự bản, vận thân từ nội - Giới thiệu việc đó theo dụng kiến dung,ý thông tin về một thứ tự thức về văn nghĩa của truyện,thể hợp lý. tự sự để truyện. loại truyện. viết được - Diễn đạt bài văn tự trôi - Xác định sự hoàn chảy,mạch được các sự chỉnh đáp lạc,ngôn từ việc,nhân vật ứng yêu sinh động. trong truyện. cầu của đề. - Đánh giá - Nhận xét, được vai đánh giá trò, ý nghĩa giá trị của của thông tác phẩm. điệp trong văn bản đối với cuộc sống, xã hội hiện tại. Số câu: 1 Số điểm: 5 Số điểm: 2,5 Số điểm 1,5 Số điểm: Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 15% 0,5 0,5 Điểm Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Tổng số câu: 6 Tổng số điểm: 10 10,0 Tỉ lệ: 100% Điểm 3. BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT CÂU HỎI Đề Nội dung Câu Mô tả Đề 1: Phần Đọc- Hiểu Câu 1 Truyện trên thuộc thể loại truyện dân gian nào em đã học?Vì sao em biết?Hãy kể tên 1 truyện cùng thể loại? Câu 2 Xác định PTBĐ chính của truyện?Xác định ngôi kể của truyện? Câu 3 Hãy cho biết nội dung của câu chuyện trên ? Câu 4 Đọc từ đầu truyện đến “bón gốc cho khế” Em hãy tìm 3 từ ghép và 3 từ láy có trong đoạn trích đó? Câu 5 Viết đoạn văn (từ 4-6 câu) trình bày những suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Phần Tập làm văn Câu 6 Kể lại một truyện cổ tích mà em thích Đề 2: Phần Đọc- Hiểu Câu 1 Truyện trên thuộc thể loại truyện dân gian nào em đã học?Vì sao em biết?Hãy kể tên 1 truyện cùng thể loại? Trang 2/2
  3. Câu 2 Xác định PTBĐ chính của truyện?Xác định ngôi kể của truyện? Câu 3 Hãy cho biết nội dung của câu chuyện trên ? Câu 4 Em hãy tìm 3 từ ghép và 3 từ láy có trong truyện trên ? Câu 5 Viết đoạn văn (từ 4-6 câu) trình bày những suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Phần Tập làm văn Câu 6 Kể lại một truyện cổ tích mà em thích 4. Đề bài Đề 1: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc truyện và trả lời các câu hỏi: Cây khế Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều chết sớm. Họ ở chung với nhau một nhà. Người anh tính nết tham lam, còn em đang ít tuổi có phần khờ dại. Được ít lâu, người anh lấy vợ. Chị vợ chẳng những cũng tham lam như chồng mà lại còn thêm độc ác. Không muốn cho em ở chung với mình, hai vợ chồng quyết định chia gia tài, lấy có rằng để ai lo phận nấy. Khi chia của, họ chiếm hết tài sản quý giá mà cha mẹ để lại, chỉ cho em một gian nhà nhỏ và một mảnh vườn, trong đó cây khế ngọt. Người em vẫn không chút phàn nàn, chăm chỉ làm thuê làm mướn nuôi thân. Cây khế trong vườn anh mỗi ngày một cao lớn, cành lá sum sê, rợp cả một góc vườn. Mùa ấy khế bỗng nhiên trĩu quả, anh càng chăm nom bón gốc cho khế. Một hôm, tự nhiên có một con chim phượng hoàng đến đậu trên cây khế, ăn hết quả này sang quả khác. Anh thấy vậy, ra ngồi dưới gốc cây vừa khóc vừa nói với chim rằng: – Cơ nghiệp tôi chỉ có mỗi cây khế đó thôi, chim ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu? Chim phượng hoàng nghe nói bảo rằng: Ăn một quả, Trả cục vàng, May túi ba gang, Mang đi mà đựng. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn; anh không buồn rầu nữa mà yên tâm chờ đợi. Đến ngày nọ khi anh đã may túi sẵn sàng, chim phượng hoàng liền bay xuống xòe cánh, đỡ anh lên lưng và vút một cái, bay ra biển lớn, qua bao quãng đường bát ngát bao la, đưa anh đến một nơi hải đảo[1] xa xăm, đầy bạc vàng châu báu. Anh bàng hoàng như lạc vào động tiên, cái gì cũng đẹp. Nghe lời chim dặn, anh chỉ bỏ bạc vàng vừa đầy túi ba gang, rồi lại lên lưng chim để trở về vườn cũ. Từ đó, người em trở nên ấm no và có phần dư dật. Người anh hỏi biết sự tình, bèn nằn nì với em xin đổi tất cả gia sản của mình để lấy mảnh vườn có cây khế ngọt. Người em thương anh nên cũng bằng lòng đổi. Đến mùa khế có quả, chim phượng hoàng lại đến ăn. Người anh xua đuổi ầm ĩ, chim bèn nói như trước rằng: Ăn một quả, Trả cục vàng, May túi ba gang, Mang đi mà đựng. Được lời, người anh may giấu một cái túi sáu gang. Rồi chim cũng chở anh đi đến nơi hải đảo đầy bạc vàng châu báu. Nhưng tính tham lam làm mắt anh hoa lên khi thấy hải đảo có nhiều của quý Trang 3/2
  4. giá. Anh ta loay hoay mãi không biết nên lấy thứ gì, bỏ thứ gì. Khi nghe chim giục chở về, anh vơ bạc vàng châu báu đầy ắp cái túi sáu gang, quấn vào ngang lưng, ngoài ra còn giắt thêm khắp người. Anh ta leo lên lưng chim, chim phải đập cánh ba lần mới lên nổi. Chim cố sức bay, đến giữa biển cả, vì nặng quá, suýt đâm nhào xuống nước mấy lần. Khi gần đến đất liền, chim lảo đảo, nghiêng cánh, người anh mang cả túi vàng bạc rơi tõm xuống biển sâu và bị sóng cuốn đi mất tích. (Truyện dân gian Việt Nam) Câu 1 (1,0 điểm ).Truyện trên thuộc thể loại truyện dân gian nào em đã học?Vì sao em biết?Hãy kể tên 1 truyện cùng thể loại? Câu 2 (0,5 điểm ).Xác định PTBĐ chính của truyện?Xác định ngôi kể của truyện? Câu 3 (0,5 điểm). Hãy cho biết nội dung của câu chuyện trên ? Câu 4 (1,0 điểm). Đọc từ đầu truyện đến “bón gốc cho khế” Em hãy tìm 3 từ ghép và 3 từ láy có trong đoạn trích đó? Câu 5 (2,0 điểm).Viết đoạn văn (từ 4-6 câu) trình bày những suy nghĩ của em về câu chuyện trên. PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Kể lại một truyện cổ tích mà em thích Đề 2: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc truyện và trả lời các câu hỏi: Ba lưỡi rìu Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ. Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở. Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi: -Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy? Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ: -Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ! Ông cụ đáp lời chàng tiều phu: -Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên. Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo: – Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ: – Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ. Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu: -Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo: -Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi: -Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không! Trang 4/2
  5. Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng: -Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày. Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen: -Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận. Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ. (Truyện dân gian Việt Nam) Câu 1 (1,0 điểm ).Truyện trên thuộc thể loại truyện dân gian nào em đã học?Vì sao em biết?Hãy kể tên 1 truyện cùng thể loại? Câu 2 (0,5 điểm ).Xác định PTBĐ chính của truyện?Xác định ngôi kể của truyện? Câu 3 (0,5 điểm). Hãy cho biết nội dung của câu chuyện trên ? Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy tìm 3 từ ghép và 3 từ láy có trong truyện trên ? Câu 5 (2,0 điểm).Viết đoạn văn (từ 4-6 câu) trình bày những suy nghĩ của em về câu chuyện trên. PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Kể lại một truyện cổ tích mà em thích 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề 1: Câu Nội dung Biểu điểm 1 -Truyện cổ tích. 0,5 đ -Dựa vào đặc điểm nhân vật,kết truyện có hậu,cốt 0,25 đ truyện,ngôi kể,mở đầu truyện 0,25 đ -Sọ Dừa, 2 -PTBĐ tự sự 0,25 đ -Ngôi kể thứ 3 0,25 đ 3 -Truyện kể về việc người em hiền lành thật thà đã 0,5 đ được hưởng hạnh phúc,còn người anh tham lam độc ác bị trừng trị thích đáng. 4 -Từ ghép : Tính nết,khờ dại,độc ác, 0,5 đ -Từ láy:Tham lam,phàn nàn,sum suê 0,5 đ 5 -Người độc ác và tham lam sẽ phải trả giá đắt. 0,25 đ -Người hiền lành lương thiện sẽ được hưởng hạnh 0,25 đ phúc. -Bài học : Không nên sống độc ác và tham lam với 0,5 đ những thứ không phải của mình. -Liên hệ bản thân : Đối xử tốt với mọi người,đặc 0,5 đ biệt là người thân, Hình thức:0,5 đ II. Phần làm văn ( 5,0 điểm) Tiêu chí Nội dung Biểu điểm Kĩ năng - Học sinh viết được một bài văn kể với đủ ba phần: bố cục bài mạch lạc, rõ ràng, đúng đặc trưng bài văn kể chuyện. - Văn phong trôi chảy, trong sáng, tình cảm chân thành. 1,0 điểm - Không mắc lỗi văn phạm (chính tả, dùng từ, đặt câu) Kiến thức a. Mở bài - Giới thiệu về truyện định kể 0.5 điểm -Cảm xúc,tình cảm của em với câu chuyện đó. b. Thân bài: Kể tuần tự các sự việc của truyện 3,0 điểm Trang 5/2
  6. c. Kết bài: -Ý nghĩ của truyện mang lại. 1,0 điểm -Liên hệ bản thân từ ý nghĩa của truyện 0,5 điểm Đề 2 Câu Nội dung Biểu điểm 1 -Truyện cổ tích. 0,5 đ -Dựa vào đặc điểm nhân vật,kết truyện có hậu,cốt 0,25 đ truyện,ngôi kể,mở đầu truyện 0,25 đ -Sọ Dừa, 2 -PTBĐ tự sự 0,25 đ -Ngôi kể thứ 3 0,25 đ 3 -Truyện kể về việc chàng tiều phu tuy nghèo khổ 0,5 đ nhưng rất thật thà và đã được ông tiên giúp đỡ. 4 -Từ ghép : Bệnh nặng,qua đời,cha mẹ, 0,5 đ -Từ láy:Buồn bã,sung sướng,thật thà, 0,5 đ 5 -Người hiền lành,thật thà sẽ được giúp đỡ và hạnh 0,5 đ phúc. -Bài học : Không nên sống dối trá và tham lam với 0,5 đ những thứ không phải của mình. -Liên hệ bản thân : Rèn luyện cho mình những đức 0,5 đ tính tốt, Hình thức:0,5 đ II. Phần làm văn ( 5,0 điểm) Tiêu chí Nội dung Biểu điểm Kĩ năng - Học sinh viết được một bài văn kể với đủ ba phần: bố cục bài mạch lạc, rõ ràng, đúng đặc trưng bài văn kể chuyện. - Văn phong trôi chảy, trong sáng, tình cảm chân thành. 1,0 điểm - Không mắc lỗi văn phạm (chính tả, dùng từ, đặt câu) Kiến thức a. Mở bài - Giới thiệu về truyện định kể 0.5 điểm -Cảm xúc,tình cảm của em với câu chuyện đó. b. Thân bài: Kể tuần tự các sự việc của truyện 3,0 điểm c. Kết bài: -Ý nghĩ của truyện mang lại. 1,0 điểm -Liên hệ bản thân từ ý nghĩa của truyện 0,5 điểm Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn Nhóm Ngữ Văn 6 HẾT Trang 6/2