Bài luyện tập ôn thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt

BÀI TẬP LUYỆN TẬP ÔN THI VÀO LỚP 6

Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:

a. nước nhà, non sông, Tổ quốc, hành tinh.

b. hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới.

c. kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây.

Câu 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa:

a. xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi.

b. to lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn

c. học tập, học hành, học, học hỏi, sáng tạo.

Câu 3. Câu “Trí nhớ tuyệt vời của Lê Quý Đôn khiến người Thanh kinh ngạc.” Có mấy tính từ?

a. 1 tính từ                     b. 2 tính từ                       c. 3 tính từ

Câu 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để thay thế cho từ in đậm trong câu sau:

  1. Gió thổi mạnh. (nhè nhẹ, phần phật, ào ào)
  2. Lá cây rơi nhiều. (lả tả, lác đác, xào xạc)
  3. Từng đàn cò bay nhanh trong mây. (rập rờn, vun vút, chấp chới)

Câu 5. Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:

  1. Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn.
  2. Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí.
doc 18 trang Bảo Hà 21/02/2023 9440
Bạn đang xem tài liệu "Bài luyện tập ôn thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_luyen_tap_on_thi_vao_lop_6_mon_tieng_viet.doc

Nội dung text: Bài luyện tập ôn thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt

  1. 100 CÂU HỎI ÔN THI VÀO LỚP 6 BÀI TẬP LUYỆN TẬP ÔN THI VÀO LỚP 6 Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau: a. nước nhà, non sông, Tổ quốc, hành tinh. b. hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới. c. kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây. Câu 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa: a. xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi. b. to lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn. c. học tập, học hành, học, học hỏi, sáng tạo. Câu 3. Câu “Trí nhớ tuyệt vời của Lê Quý Đôn khiến người Thanh kinh ngạc.” Có mấy tính từ? a. 1 tính từ b. 2 tính từ c. 3 tính từ Câu 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để thay thế cho từ in đậm trong câu sau: a. Gió thổi mạnh. (nhè nhẹ, phần phật, ào ào) b. Lá cây rơi nhiều. (lả tả, lác đác, xào xạc) c. Từng đàn cò bay nhanh trong mây. (rập rờn, vun vút, chấp chới) Câu 5. Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau: a. Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn. b. Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí. Câu 6. Chọn thành ngữ trong ngoặc để điền vào chỗ trống cho thích hợp: a. Dân tộc Việt Nam có truyền thống: . b. Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn nhớ về: c. Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về của mình. (non sông gấm vóc, yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ) Câu 7. Chọn từ đồng nghĩa với từ được in đậm để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau: a. Tôi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó, tôi nhận ra vẻ hài lòng, ở ánh mắt bà.
  2. (vui vẻ, mãn nguyện, phấn khởi) b. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp các chỏm núi như quyến luyến (bịn rịn, lưu luyến, quấn quýt) Câu 8. Chia các từ sau thành hai nhóm đồng nghĩa và đặt tên cho mỗi nhóm: nóng nực, oi bức, nồng nàn, oi nồng, tha thiết, thắm thiết a. Nhóm các từ chỉ . gồm b. Nhóm các từ chỉ . gồm . Câu 9. Chọn một trong các từ chỉ màu xanh: xanh mướt, xanh rì, xanh thẩm, xanh ngắt điền vào chỗ trống: a. Trên đồi, cỏ mọc b. Trời mùa thu c. Mặt biển như một tấm thảm . d. Quanh hồ, thấp thoáng những mảng ngô xanh Câu 10. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa trong dãy từ sau: nhân dân, đồng bào, dân trí, dân tộc Câu 11. Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải: a. Chịu thương chịu khó 1. đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. b. Dám nghĩ dám làm 2. cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ. c. Muôn người như một 3. mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến. d. Uống nước nhớ 4. biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình. nguồn Câu 12. Hãy nối các cặp thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với nhau:
  3. a. Chịu thương chịu khó 1. Đồng tâm hiệp lực. b. Muôn người như một 2. Thất bại là mẹ thành công c. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo 3. Thức khuya dậy sớm Câu 13. Tìm các từ có nghĩa là dùng nước làm sạch để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: Hôm nay Hằng làm được rất nhiều việc. Buổi trưa Hằng đã giúp mẹ nấu cơm, Hằng đã rau cho mẹ, gạo hộ mẹ. Buổi chiều, Hằng đầu và cho em bé. Hằng còn quần áo của em nữa. Câu 14. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống sao cho có câu văn miêu tả hay nhất: a. Bầu trời đêm là tấm thảm nhung đính đầy . (đầy, nhiều, chi chít) sao kim cương. b. Mùi hoa thiên lý (thoang thoảng, nhẹ nhàng, dịu dàng). Câu 15. Chọn một từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có câu văn thể hiện được sức quyến rũ, mạnh mẽ của hương thơm: a. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín qua mặt (phả, bay, chảy). b. Nắng bốc hương hoa tràm thơm sực nức, ngây ngất. (sực nức, ngây ngất, thoang thoảng). Câu 16. Gạch dưới các từ trái nghĩa trong những câu sau: a. Kẻ đứng người ngồi. d. Nói trước quên sau. b. Kẻ khóc người cười. e. Yếu trâu còn hơn khỏe bò. c. Chân cứng đá mềm. Câu 17. Ghi lại 3 câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa: Câu 18. Đặt 1 câu với 1 trong 3 thành ngữ, tục ngữ trên. Câu 19. Từ nào không đồng nghĩa với từ “Hòa bình”?
  4. a. thanh bình c. bình lặng b. thái bình d. bình yên Câu 20. Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng: a. Dòng sông quê em chảy rất hòa bình. → b. Chúng em đang được sống trên một đất nước hòa thuận. → c. Không khí trong gia đình em rất hòa mình. → Câu 21. Từ nào chứa tiếng “hữu” không có nghĩa là bạn? a. hữu nghị c. hữu ích e. bằng hữu b. thân hữu d. bạn hữu f. chiến hữu Câu 22. Những từ nào chứa tiếng “hợp” không có nghĩa là gộp lại: a. hợp nhất c. hợp lí e. liên hợp b. hợp tác d. hợp lực Câu 23. Nghĩa của các thành ngữ “Bốn biển một nhà”, “Kề vai sát cánh”, “Chung lưng đấu sức” có điểm gì chung? a. cùng làm một việc quan trọng b. đoàn kết c. sự vất vả Câu 24. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ và vị ngữ của câu sau theo hai cách hiểu khác nhau: Hoa mua ở bên đường. Hoa mua ở bên đường. Câu 25. Đặt hai câu có từ “thành” đồng âm a.
  5. b. Câu 26. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách: Đem cá về kho a. b. Câu 27. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau: a. lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi. b. răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược. c. ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ mũi. Câu 28. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc? a. Tết đến, hàng bán rất chạy. b. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa. c. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy. d. Đồng hồ chạy rất đúng giờ. Câu 29. Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc? a. Bé ngủ ngon giấc. b. Món ăn này rất ngon. c. Bài toán này thì Đạt làm ngon ơ. Câu 30. Câu nào có từ “đánh” được dùng với nghĩa tác động lên vật để làm sạch? a. Các bạn không nên đánh nhau. b. Mọi người đánh trâu ra đồng. c. Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch. Câu 31. Đặt một câu có từ “chạy” được dùng theo nghĩa là tìm kiếm:
  6. Câu 32. Gạch bỏ từ không thuộc chủ đề thiên nhiên trong những từ sau: trời, đất, gió, núi, sông, đò, mưa, nắng, rừng. Câu 33. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại: a. bao la, mênh mông, ngan ngát, bát ngát, bất tận. b. hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù. c. sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm. Câu 33. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại: a. Non xanh nước biếc b. Sớm nắng chiều mưa c. Non nước hữu tình d. Giang sơn gấm vóc Câu 35. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. nhân hóa b. so sánh c. so sánh và nhân hóa Câu 36. Dòng nào toàn từ láy? a. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi. b. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng. c. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh. Câu 37. Trong câu nào dưới đây, rừng được dùng với nghĩa gốc? a. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh. b. Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa. c. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương. Câu 38. Từ nào không đồng nghĩa với từ rọi trong câu: Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. a. chiếu
  7. b. nhảy c. tỏa Câu 39. Từ “thấp thoáng” thuộc từ loại nào? a. danh từ b. động từ c. tính từ Câu 40. “Quyến luyến” có nghĩa là gì? a. Luôn ở bên nhau. b. Có tình cảm yêu mến, không muốn rời xa nhau. c. Lúng túng, không làm chủ được động tác, hoạt động của mình. Câu 41. Câu thơ: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. nhân hóa b. so sánh c. so sánh và nhân hóa Câu 42. Dòng nào gồm toàn từ láy? a. chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ. b. chơi vơi, nối liền, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ. c. chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, chạy nhảy. Câu 43. “Dòng” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? a. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi. b. Những dòng điện truyền đi trăm ngả. c. Dòng suối ấy thật trong mát. Câu 44. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ” a. mọc b. vươn c. tỏa Câu 45. Từ “bỡ ngỡ” thuộc từ loại nào? a. danh từ
  8. b. động từ c. tính từ Câu 46. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì? a. một mình giữa khoảng rộng, không bám víu vào đâu. b. gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần, như muốn tìm chỗ bấu víu. c. tỏ ra không cần những người xung quanh. Câu 47. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “thanh liêm”? a. liêm khiết b. thanh tao c. tinh khiết d. thanh lịch Câu 48. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? a. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm. b. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt. c. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành. Câu 49. “Thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào? a. đồng âm b. đồng nghĩa c. nhiều nghĩa Câu 50. Từ “dịu dàng” thuộc từ loại nào? a. danh từ b. động từ c. tính từ Câu 51. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì? a. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang phải.
  9. b. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ. c. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ. Câu 52. Câu “Tuyệt diệu làm sao, một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa” có: a. Phần in đậm là chủ ngữ b. Phần in đậm là vị ngữ c. Phần in đậm là trạng ngữ Câu 53. Dòng nào nêu đúng nghĩa của cụm từ danh lam thắng cảnh? a. Những cảnh đẹp nổi tiếng của mỗi quốc gia. b. Những di tích lịch sử nổi tiếng. c. Những di tích hoặc cảnh đẹp nổi tiếng nói chung. d. Những nơi thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, ngắm cảnh. Câu 54. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ lạc quan? a. Cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai. b. Luôn tin tưởng những điều tốt đẹp ở tương lai. c. Không bao giờ nhụt chí, bi quan, kể cả khi gặp khó khăn, nguy hiểm. d. Không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, thử thách. Câu 55. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ yêu kiều? a. Đẹp trong sáng, dễ thương b. Đẹp hồn nhiên, luôn tươi cười c. Đẹp thướt tha, mềm mại d. Đẹp mặn mà, đằm thắm Câu 56. Trong các dãy từ sau, từ nào không phải là quan hệ từ? và, đã, hay, với, còn, nhưng, như, về, vì, có, của, để, do, bằng, hoặc, được, nhờ. a. hay, với, đã b. đã, được, có. c. nhưng, đã, nhờ d. của, được, do. Câu 57. Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau:
  10. a. ngào ngạt, sực nức,thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức. b. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tưới tắn, thắm tươi. c. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. Câu 58. Khoanh tròn từ có tiếng “bảo” không mang nghĩa “giữ”, “giữ gìn”: a. bảo vệ c. bảo kiếm e. bảo quản b. bảo tồn d. bảo tàng g. bảo hiểm Câu 59. Chọn một trong các từ bảo tồn, bảo tàng, bảo đảm, bảo vệ, bảo quản điền vào mỗi chỗ trống cho thích hợp: a. Các viện . đã nối hiện tại và quá khứ. b. Sách trong thư viện trường em được rất tốt. c. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là phải các khu sinh thái. d. Để điều hòa khí hậu, phòng tránh lũ lụt và xói mòn đất thì chúng ta nhất thiết phải . rừng. e. Họ hứa những điều đã cam kết trong hợp đồng. Câu 60. Khoanh tròn các quan hệ từ trong các câu sau: Nắng bắt đầu rút những chòm cây cao rồi nhạt dần và như hòa lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng. Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp. (Theo Phạm Đức - Chiều tối) Câu 61. Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống: a. Vì thời tiết xấu nên b. Nếu thời tiết xấu thì c. Tuy thời tiết xấu nhưng Câu 62. Chuyển các cặp câu đơn sau thành một câu ghép có cặp quan hệ từ: a. Ban công nhà tôi không rộng lắm. Bà ngoại tôi vẫn biến nó thành một khu vườn nhỏ xanh mát. b. Tôi rất yêu quý các con vật. Tôi vui khi thấy Lulu sinh ra bốn cô cậu chó con.
  11. Câu 63. Gạch bỏ cụm từ không thuộc nhóm: trồng cây, vệ sinh đường phố, bảo vệ nguồn nước, bỏ rác đúng chỗ, đốt rừng, tuyên truyền bảo vệ môi trường, thu gom phế liệu, chống gây tiếng ồn, trồng cây gây rừng. Tên nhóm từ: Hành động môi trường. Câu 64. Gạch bỏ từ dùng sai trong các câu và chữa lại cho đúng: a. Chúng ta phải bảo tồn môi trường. Từ được chữa lại là: b. “Vườn quốc gia Cúc Phương” là một khu bảo tàng thiên nhiên của nước ta. Từ được chữa lại là: Câu 65. Gạch dưới cặp từ chỉ quan hệ trong câu sau: a. Nếu rừng đầu nguồn bị tàn phá thì đất sẽ nhanh chóng bị xói mòn và lũ lụt xảy ra ngày càng dữ tợn hơn. b. Chúng ta không những phải bảo vệ rừng mà chúng ta còn phải trồng cây gây rừng. c. Mặc dù Tuấn là nạn nhân chất độc màu da cam nhưng anh vẫn vượt qua bệnh tật, trở thành một nhà báo tài năng. d. Vì người ta đánh bắt cả những con cá mực còn nhỏ nên số lượng cá mực ở biển ngày càng cạn kiệt. Câu 66. Chuyển những cặp câu sau thành một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ. a. Con người gần gũi với thiên nhiên. Họ sẽ biết sống hòa hợp với thiên nhiên hơn. b. Đất không phải là vô hạn. Chúng ta phải biết sử dụng đất hợp lý. Câu 67. Chữa câu sai thành câu đúng theo hai cách khác nhau:
  12. Tuy không biết bảo vệ rừng nhưng chúng ta sẽ phải hứng chịu những hậu quả không lường được. Cách 1: Cách 2: Câu 68. Cho đoạn văn sau: Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. Xếp các từ được gạch dưới vào bảng phân loại Danh từ Động từ Tính từ . . Câu 69. Tìm các đại từ chỉ người, quan hệ từ trong truyện cười sau và ghi vào bảng: Một người đàn bà mới mất chồng, mời họa sĩ đến để vẽ chân dung người chồng quá cố. Họa sĩ bảo: - Bà làm ơn cho tôi xin tấm hình của chồng bà, tôi sẽ vẽ theo tấm hình ấy. - Nếu tôi còn hình chồng tôi thì cần gì phải vẽ nữa. Để tôi tả cho ông nghe, mắt của chồng tôi to, hai mí, tóc của chồng tôi đen Họa sĩ lấy giấy bút ra cắm cúi vẽ. Khi người họa sĩ vẽ xong, bà quả phụ nhìn tranh, hí hửng nói: -Ồ! em mới xa anh có hai tháng mà anh đã thay đổi nhiều quá .! Đại từ Quan hệ từ Câu 70. Xác định từ loại của từ được gạch chân và ghi vào ô trống:
  13. a. Cô giáo của chúng tôi rất yêu thương học sinh. b. Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc. c.Bạn đấy hát hay lắm! d. Cô giáo hỏi: “Hôm nay, tổ một hay tổ hai trực nhật?” Câu 71. Gạch bỏ những từ ngữ không thuộc nhóm trong các dãy từ sau: a. cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cụ, cố, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, cháu, chắt, chút, dượng, anh rể, chị dâu, cô giáo, anh họ, em họ, b. giáo viên, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, học sinh, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, tổ trưởng, tổng phụ trách, liên đội trưởng, chi đội trưởng, tổ trưởng dân phố, c. công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, kỹ sư, thành viên, giáo viên, thủy thủ, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ rèn, thợ điện, bộ đội, công an, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên, d. Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Khơ-mú, Giáy, Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Kơ-nia, Xơ-đăng, Tà-ôi, Chăm, Khmer, Câu 72. Chọn những từ thích hợp điền vào chỗ trống để có những câu tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta: a. nhà bụng d. Chết còn hơn sống b. Lá đùm rách e. Chết còn hơn sống c. Việc nghĩa g. Thức dậy Câu 73. Câu 74. Hãy điền vào mỗi chỗ trống một từ thích hợp: trắng nõn, trắng bệch, trắng tinh, trắng hồng, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xóa, trắng bạc, trắng muốt, trắng phau, trắng bóng. Tuyết rơi một màu
  14. Vườn chim chiều xế cánh cò Da . người ốm o Bé khỏe đôi má non tơ Sợi len . như bông Làn mây .bồng bềnh trời xanh đồng muối nắng hanh Ngó sen ở dưới bùn tanh Lay ơn tuyệt trần Sương mù không gian nhạt nhòa Gạch men nền nhà Trẻ em hiền hòa dễ thương. Câu 75. Đặt câu có: a. Từ “thơm” là danh từ (tiếng Nam Bộ) b. Từ “thơm” là tính từ c. Từ “thơm” là động từ Câu 76. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ trong câu: “Những tấm xi-măng cong cong đã đưa Miu đến trước mặt bác thợ xây.” a. Tấm xi-măng b. Tấm xi-măng cong cong c. Những tấm xi-măng cong cong d. Những tấm xi-măng cong cong đã đưa Miu Câu 77. Dòng nào nêu đúng trạng ngữ trong câu: “Chợt trông thấy cậu Miu đương lúng túng, loanh quanh trong lòng tấm xi –măng, bác cười rất to.” a. Chợt trông thấy b. Chợt trông thấy cậu Miu đương lúng túng
  15. c. Chợt trông thấy cậu Miu đương lúng túng, loanh quanh trong lòng tấm xi –măng Câu 78. “tưởng tượng” thuộc từ loại gì? a. danh từ b. động từ c. tính từ Câu 79. Câu: “Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng” có: a. 3 từ đơn, 3 từ ghép. b. 3 từ đơn, 1 từ ghép, 2 từ láy. c. 3 từ đơn, 2 từ ghép, 1 từ láy. Câu 80. Từ “trong” ở cụm từ “không khí nhẹ và trong” và từ “trong” ở cụm từ “trong không khí mát mẻ” có quan hệ với nhau như thế nào? a. là hai từ đồng âm b. là một từ nhiều nghĩa c. là hai từ đồng nghĩa Câu 81. Khoanh tròn các quan hệ từ: Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt. Câu 82. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ trong câu: Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt. a. Cảnh bao la b. Cảnh bao la của núi rừng c. Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ Câu 83. Câu “Vui nhất là những ngày nắng đẹp, đoàn thuyền ra khơi đánh cá” là: a. Câu đơn. b. Câu ghép không có từ chỉ quan hệ.
  16. c. Câu ghép chỉ quan hệ tương phản Câu 84. Dòng nào chỉ toàn từ láy? a. oa oa, vòi vọi, chen chúc, trái sai. b. oa oa, vòi vọi, chen chúc, tròn trịa c. oa oa, vòi vọi, cánh cò, tròn trịa. Câu 85. Những câu nào có hiện tượng đảo từ để nhấn mạnh: a. Mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. b. Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó. c. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Câu 86. Trong những câu nào ánh nắng được nhân hóa? a. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị. b. Ánh nắng tắm mượt mái tóc chị. c. Ánh nắng phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị. Câu 87. Trong câu nào, từ “thắm hồng” được dùng như một động từ? a. Đôi má em thắm hồng. b. Quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Câu 88. Các từ: khát vọng, hi vọng, khát khao, mơ ước có quan hệ gì? a. từ đồng âm b. từ đồng nghĩa c. từ nhiều nghĩa Câu 89. Câu văn nào sử dụng biện pháp so sánh? a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. b. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. c. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. c. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Câu 90. Câu văn nào có sử dụng biện pháp nhân hóa? a. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. b. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
  17. c. Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà Câu 91. Cụm từ “Cánh diều tuổi thơ” gồm những từ nào? a. 1 từ ghép và 2 từ đơn b. 4 từ đơn c. 2 từ ghép Câu 92. Hai câu “Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu gì? a. 2 câu kể b. 2 câu khiến c. 2 câu hỏi d. 2 câu cảm Câu 93. Câu “Mỗi chiều em thường ra sông nô đùa tắm mát” là câu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 94. Gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng . Câu 95. Xác định từ loại của từ “với” trong các câu sau: a. Các bạn xếp hàng cách nhau một với tay. b. Cậu ấy đang chới với trên mặt nước. c. Anh ấy với tay lên để hái mấy quả táo. d. Mai với Lan là hai chị em ruột. Câu 96. Các vế câu trong câu “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.” được nối với nhau bằng gì? a. 2 dấu phẩy b. 2 quan hệ từ c. 1 quan hệ từ và 1 dấu phẩy. Câu 97. Tìm từ không cùng nhóm với các từ còn lại trong các dãy sau: a. lạnh ngắt, lạnh toát, lạnh gáy, lạnh nhạt. b. nứt nẻ, nắng nôi, nóng nảy, nồng nàn. c. yêu thương, kính trọng, dễ thương, quý mến.
  18. d. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. Câu 98. Câu trong ngoặc kép sau là nghĩa của từ nào? “Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước” a. nhân loại b. công dân c. công nhân Câu 99. Câu “Một vụ gặt bắt đầu” thuộc kiểu câu nào: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?