Bộ 10 đề ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

Câu 5 (1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

doc 14 trang Bảo Hà 20/03/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 đề ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_10_de_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sa.doc

Nội dung text: Bộ 10 đề ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

  1. BỘ 10 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN NGỮ VĂN 6 CTST I. MA TRẬN THAM KHẢO: Mức độ Vận dụng Tổng Lĩnh vực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao số nội dung I. Đọc hiểu - Đặc điểm văn Văn bản Bày tỏ ý văn bản và bản - đoạn trích (Nội dung kiến/ cảm thực hành (phương thức của đoạn nhận của tiếng Việt biểu đạt/ngôi kể/ trích/đặc cá nhân về Tiêu chí lựa nhân vật) điểm nhân vấn đề (từ chọn ngữ liệu: vật) đoạn trích). Đoạn văn - Từ và cấu tạo bản/văn bản từ, nghĩa của từ, trong hoặc các biện pháp tu ngoài sách từ, cụm từ, phân giáo khoa biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) - Số câu 1 1 1 3 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết đoạn văn ghi lại II. Làm văn cảm xúc về một bài thơ, Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. 1
  2. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100% II. ĐỀ KIỂM TRA: ĐỀ 1: I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Con yêu mẹ - Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết - Thế thì làm sao con biết - Nhưng tối con về nhà ngủ Là trời ở những đâu đâu Thế là con lại xa trường Trời rất rộng lại rất cao Còn mẹ ở lại một mình Mẹ mong, bao giờ con tới! Thì mẹ nhớ con lắm đấy - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Tính mẹ cứ là hay nhớ Để nhớ mẹ con tìm đi Lúc nào cũng muốn bên con Từ phố này đến phố kia Nếu có cái gì gần hơn Con sẽ gặp ngay được mẹ Con yêu mẹ bằng cái đó - Hà Nội còn là rộng quá - À mẹ ơi có con dế Các đường như nhện giăng tơ Luôn trong bao diêm con đây Nào những phố này phố kia Mở ra là con thấy ngay Gặp mẹ làm sao gặp hết! Con yêu mẹ bằng con dế - Con yêu mẹ bằng trường học (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất) Suốt ngày con ở đấy thôi Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ 2
  3. Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng? Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó? Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào? Câu 5 (1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên? II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên. 3
  4. Đáp án ĐỀ 1 Câu hỏi Nội dung Điểm I. PHẦN ĐỌC - HIỂU - Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ. 0,5 Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 - Nghệ thuật đặc sắc: So sánh "Con yêu mẹ bằng ông trời" "Con yêu mẹ bằng Hà Nội" "Các đường như giăng tơ nhện" "Con yêu mẹ bằng trường học" 0,5 Câu 2 "Con yêu mẹ bằng con dế" 0,5 - Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ "ông trời", "Hà Nội", "trường học", "con dế" và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó. (Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ) - Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc. 0,5 Câu 3 - Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, 0,5 hai nơi. Trong bài thơ "Con yêu mẹ" của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho Câu 4 mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của 1 con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con. Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: "Mẹ" - Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” - Trần Đăng Khoa; "Con nợ mẹ" - Nguyễn Văn Chung, “Mây và 1 Câu 5 sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nátTa- go) (HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án 4
  5. đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ)) II. PHẦN LÀM VĂN A. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn. - Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh. - Độ dài khoảng 200 chữ. - Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ. - Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS. 0,25 B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây: 0,25 I. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả và bài thơ 1 - Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ 1 II. Thân đoạn: 1 Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ: 1 + Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu 0,25 thích? 0,25 + Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc). + Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất. + Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết. III. Kết đoạn: - Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ. 5
  6. - Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. *Cách cho điểm: - Đạt 3.5 - 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Đạt 1.5 - 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Đạt 1.0 - 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. ĐỀ 2: PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (4 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.” Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.” 6
  7. Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác. (1,00đ) PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em đặc biệt ấn tượng. Đáp án ĐỀ 2: Câu 1. - Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng - Tác giả: O Hen-ry Câu 2. - Nội dung chính: Cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác cụ để lại cứu sống Giôn-xi Câu 3. Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi: - Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra. - Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi - Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có 7
  8. thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. ĐỀ 3: Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) Cho đoạn văn: "Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hờ cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đầu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chi có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui" (Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam – SGK Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 – HK2) Câu 1 (1,0 điểm). Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2 (2 điểm). Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật? Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp, vui vui? Phần II: Đọc hiểu ( 6,0 điểm) Cho đoạn văn: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống. 8
  9. ĐỀ 4: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó – một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn. (Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TPHCM) Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (1 điểm): “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Câu 3 (1 điểm): Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em yêu thích nhất. ĐỀ 5: Phần I. (4 điểm) Cho đoạn văn Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.” Câu 1 (1,0 điểm): Hãy đặt tiêu đề cho đoạn trích trên? 9
  10. Câu 2 (1,0 điểm): Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy? Câu 3 (2,0 điểm): Đoạn trích trên đưa đến cho em những kinh nghiệm gì trong quá trình “đọc” của bản thân. Phần II. (6 điểm) Tập làm văn Hãy viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách. ĐỀ 6: I. Đọc – hiểu (4 điểm) Con là nỗi buồn của cha Dù to bằng trời Cũng sẽ được lấp đầy Con là niềm vui của cha Dù nhỏ bằng hạt vừng Ăn mãi không bao giờ hết Con là sợi dây hạnh phúc Mảnh hơn sợi tóc Buộc cuộc đời cha vào với mẹ ( Trích Con là - SGK Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn – T2) Câu 1 ( 1,0 điểm): Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì? Câu 2 (1,5 điểm): Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Câu 3 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về tình cảm người cha dành cho con được thể hiện trong bài thơ trên 10
  11. II. Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Con là của tác giả Y Phương. ĐỀ 7: I. Đọc – hiểu (4 điểm) Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.” ( Trích Những cánh buồm - SGK Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn – T2) Câu 1 ( 1,0 điểm): Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì? Câu 2 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích? Câu 3 (1 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ? II. Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ. ĐỀ 8: I. Đọc – hiểu (4 điểm) “Em hạnh phúc vì được làm con của mẹ Hà. Bây giờ, em chỉ ước học thật nhanh, ra trường đi làm có tiền rồi đưa mẹ ra tiệm để mua tặng mẹ một đôi dép, một bộ quần áo mới, mời mẹ vào nhà hàng ăn một bữa thật ngon. Mười tám năm qua, mẹ đã vất vả vì em, dành tất cả những gì tốt nhất cho em.” ( Trích Con gái của mẹ - SGK Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn – T2) Câu 1 ( 1,0 điểm): Trích đoạn trên là lời của ai? 11
  12. Câu 2 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng của phép tu từ đó là gì? Câu 3 (1 điểm): Hãy viết 4-5 câu bày tỏ tình cảm của em với mẹ của mình. II. Tập làm văn (6 điểm) Hãy viết về người mẹ thân yêu của em ĐỀ 9: I. Đọc – hiểu (4 điểm) Hôm rày, ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng Dế vẳng ra từ chậu cây um tùm cạnh chỗ ngồi vào những chiều mưa, tự nhiên thấy lòng buồn man mác. Tiếng dế, tiếng chim, tiếng đập cánh của bọ rầy là những âm thanh vọng về từ tuổi thơ. Những ai đã rời quê lên thành phố, hằng ngày tai quen nghe tiếng máy, tiếng xe, tiếng huyên náo phố thị, một hôm bất chợt nghe tiếng dế cất lên từ đâu đó thật gần, hẳn lòng cũng nao nao giống như tôi. Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xồ ra sủa ầm ĩ. Câu 1 ( 1,5 điểm): Trích đoạn trên thuộc văn bản nào em đã được học? Tác giả của văn bản đó là ai? Hãy trình bày một vài hiểu biết của em về tác giả đó? Câu 2 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên? Câu 3 (1 điểm): Hãy kể lại một kỉ niệm thời tuổi thơ với các bạn mà em nhớ mãi. II. Tập làm văn (6 điểm) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Những cánh buồm” ĐỀ 10: I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. 12
  13. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam) Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó? Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên. Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó. II. Tập làm văn (5 điểm) Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Những cánh buồm ĐỀ 11: PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (4 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu 13
  14. xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ- men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.” Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.” Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác. (1,0đ) PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em đặc biệt ấn tượng. ĐỀ 12: I. Đọc hiểu (3 điểm) Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rât nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trong trí, ( ) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây Câu 3: Em có nhận xét gì về nhân vật Sơn. II. Tập làm văn (7 điểm) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Mây và sóng”. 14