Bộ 15 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)  
Câu 1. Phương án nào nêu đúng điểm giống nhau giữa truyện Sự tích Hồ Gươm và 
truyện Thánh Gióng? 
A. Kể về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm 
B. Kể về những người anh hùng trong cuộc chiến chống quân Minh 
C. Kể về chuyện chống giặc Ân trong buổi đầu dựng nước 
D. Kể về sự tích vì sao có Hồ Gươm giữa Thủ đô Hà Nội 
Câu 2. Em hiểu thế nào là “sự tích”? Nhan đề Sự tích Hồ Gươm cho em biết trước 
được điều gì? 
Câu 3. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì? 
Câu 4. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là 
hoang đường, kì ảo? 
Câu 5. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào? 
Trả lời:  
Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)  
Chỉ ra đặc điểm chung về cấu tạo và nghĩa của các từ láy trong mỗi dãy dưới đây 
a) bập bềnh, lấp ló, lập loè, nhấp nhô 
b) nằng nặng, nhè nhẹ, đo đỏ, trăng trắng 
Phần 3: Làm văn (4 điểm)  
Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
pdf 26 trang Bảo Hà 25/02/2023 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 15 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_15_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh.pdf

Nội dung text: Bộ 15 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. Phương án nào nêu đúng điểm giống nhau giữa truyện Sự tích Hồ Gươm và truyện Thánh Gióng? A. Kể về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm B. Kể về những người anh hùng trong cuộc chiến chống quân Minh C. Kể về chuyện chống giặc Ân trong buổi đầu dựng nước D. Kể về sự tích vì sao có Hồ Gươm giữa Thủ đô Hà Nội Câu 2. Em hiểu thế nào là “sự tích”? Nhan đề Sự tích Hồ Gươm cho em biết trước được điều gì? Câu 3. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì? Câu 4. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo? Câu 5. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) Chỉ ra đặc điểm chung về cấu tạo và nghĩa của các từ láy trong mỗi dãy dưới đây a) bập bềnh, lấp ló, lập loè, nhấp nhô b) nằng nặng, nhè nhẹ, đo đỏ, trăng trắng Phần 3: Làm văn (4 điểm) Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Ông về trời đã mấy ngàn năm Mà hồn thiêng trở thành bất tử Tre đằng ngà như còn bốc lửa Dân vẫn trồng gìn giữ nước non”. (Võ Xuân Tửu – Thánh Gióng) Câu 1 (0,5 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2 (0,5 điểm) : Từ “bất tử” có nghĩa là gì? Câu 3 (1,0 điểm) : Chỉ ra chi tiết trong văn bản “Thánh Gióng” có liên quan đến tre đằng ngà? Câu 4 (1,0 điểm) : Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa biểu tượng cây tre Việt Nam (Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng) Phần 2. Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Từ nội dung ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta. Câu 2 (5 điểm) : Kể lại bằng lời văn của em câu chuyện Thánh Gióng.
  3. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 3 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm đềm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thêm yêu tiếng hát mẹ cười Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra ” (Trần Đăng Khoa – Nghe thầy đọc thơ) Câu 1 (0,5 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên? Câu 2 (0,5 điểm) : Tìm từ láy trong đoạn ngữ liệu. Câu 3 (1,0 điểm) : Câu “Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà” đã gợi lên trong em suy nghĩ gì? Câu 4 (1,0 điểm) : Nội dung của đoạn ngữ liệu trên là gì? Phần 2. Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Từ nội dung ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) viết về ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Câu 2 (5 điểm) : Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.
  4. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 4 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng Có sáo thì sáo nước trong Đừng sáo nước đục đau lòng cò con” (Ca dao) Câu 1 (0,5 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên? Câu 2 (0,5 điểm) : Bài ca dao được viết theo thể thơ gì? Tìm một vài câu ca dao cũng viết về hình ảnh con cò. Câu 3 (1,0 điểm) : Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên. Câu 4 (1,0 điểm) : Thông điệp mà bài ca dao trên muốn gửi tới chúng ta là gì? Phần 2. Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Hình ảnh con cò trong bài ca dao đã gợi lên trong em tình cảm ấm áp, thiêng liêng của tình mẫu tử. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu lên cảm nhận của em về tình cảm ấm áp ấy. Câu 2 (5 điểm) : Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc với người thân của mình (bố mẹ, ông bà, anh chị em, )
  5. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân được truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi một trò chơi có cách thức, thể lệ chơi khác nhau. Có trò chơi người lớn, thường gắn với các lễ hội, tục thờ cúng thần linh, các dịp lễ tết. Có trò chơi dành cho trẻ em phù hợp với từng lứa tuổi. Do đặc điểm đối tượng, loại này diễn ra hằng ngày, đơn giản, dễ chơi, phong phú, đa dạng, ít tốn kém, PGS. TS. Nguyễn Văn Huy, một nhà nghiên cứu dân tộc học nổi tiếng nhận xét: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiểu các trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc độc đáo, giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”. Về quy mô, có loại trò chơi ít người, có loại trò chơi nhiều người. Về tác dụng, có loại nhằm rèn trí tuệ (ô ăn quan, đánh cờ ); có loại rèn luyện sức khoẻ (kéo co, mèo đuổi chuột, cướp cờ ); có loại cần sự khéo léo (đánh chuyển, đá cầu, nhảy dây )” (Nguồn trích: Chương trình địa phương tỉnh Thanh Hóa) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Câu 2 (0,5 điểm) Trò chơi dân gian dùng cho những lứa tuổi nào? Đó là những trò chơi gì? Câu 3 (1,0 điểm) Tác dụng của trò chơi dân gian đối với mỗi người. Câu 4 (1,0 điểm) Vai trò của trò chơi dân gian trong việc giữ gìn nền văn hóa dân tộc. Phần 2. Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Em đã từng chơi các trò chơi dân gian nào? Hãy giới thiệu cho mọi người một trò chơi dân gian và nêu lên tác dụng của trò chơi ấy? Câu 2 (5 điểm) : Viết bài kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
  6. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. Phương án nào nêu đúng điểm giống nhau giữa truyện Sự tích Hồ Gươm và truyện Thánh Gióng? A. Kể về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm B. Kể về những người anh hùng trong cuộc chiến chống quân Minh C. Kể về chuyện chống giặc Ân trong buổi đầu dựng nước D. Kể về sự tích vì sao có Hồ Gươm giữa Thủ đô Hà Nội Câu 2. Em hiểu thế nào là “sự tích”? Nhan đề Sự tích Hồ Gươm cho em biết trước được điều gì? Câu 3. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì? Câu 4. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo? Câu 5. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) Chỉ ra đặc điểm chung về cấu tạo và nghĩa của các từ láy trong mỗi dãy dưới đây a) bập bềnh, lấp ló, lập loè, nhấp nhô b) nằng nặng, nhè nhẹ, đo đỏ, trăng trắng Phần 3: Làm văn (4 điểm) Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.