Bộ 15 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022

Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) 
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn sau: Về 
cách gieo vần thông thường của một cặp câu lục bát, tiếng thứ (1) ...... của dòng lục 
vần với tiếng thứ (2)...... của dòng bát kế nó, tiếng thứ (3)...... dòng bát vần với tiếng 
thứ (4)...... của dòng lục tiếp theo. 
a. (1) sáu - (2) tư- (3) tám - (4) sáu 
b. (1) sáu - (2) tám - (3) sáu - (4) sáu 
c. (1) sáu - (2) sáu - (3) tám - (4) sáu 
d. (1) sáu - (2) tư - (3) tám - (4) sáu 
Câu 2. Em hãy hoàn chỉnh câu văn sau: 
Thơ lục bát là thể thơ ......, một cặp câu lục bát gồm có một dòng ...... và một dòng 
...... 
Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí 
do lựa chọn: 
a. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc (hiệu quả/ hiệu nghiệm) nhất. 
b. Đi học muộn là (nhược điểm/ khuyết điểm) của học sinh ấy. 
c. Cô bé ấy có làn da (trắng nõn/ trắng tinh) và một mái tóc dài óng ả. 
Phần II: VIẾT (7 điểm) 
Câu 1. Sau khi đọc VB Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một 
đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê. 
Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một 
bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các 
bạn cùng lớp.
pdf 25 trang Bảo Hà 25/02/2023 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 15 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_15_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan.pdf

Nội dung text: Bộ 15 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời đúng để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn sau: Về cách gieo vần thông thường của một cặp câu lục bát, tiếng thứ (1) của dòng lục vần với tiếng thứ (2) của dòng bát kế nó, tiếng thứ (3) dòng bát vần với tiếng thứ (4) của dòng lục tiếp theo. a. (1) sáu - (2) tư- (3) tám - (4) sáu b. (1) sáu - (2) tám - (3) sáu - (4) sáu c. (1) sáu - (2) sáu - (3) tám - (4) sáu d. (1) sáu - (2) tư - (3) tám - (4) sáu Câu 2. Em hãy hoàn chỉnh câu văn sau: Thơ lục bát là thể thơ , một cặp câu lục bát gồm có một dòng và một dòng Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn: a. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc (hiệu quả/ hiệu nghiệm) nhất. b. Đi học muộn là (nhược điểm/ khuyết điểm) của học sinh ấy. c. Cô bé ấy có làn da (trắng nõn/ trắng tinh) và một mái tóc dài óng ả. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Sau khi đọc VB Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê. Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp.
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu, Khi con tu hú, theo Nguyễn Khắc Phi (TCB), Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục) a. Tác giả có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong VB. Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ nào thể hiện tình cảm gián tiếp và khổ nào thể hiện tình cảm trực tiếp của Tố Hữu? Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy? b. Theo em, nét độc đáo của hình ảnh “ngọt dần” là gì? Câu 2. Hãy lí giải vì sao trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông mước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về bài ca dao sau: Bầu ơi thương lấy bí cùng
  3. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 3 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của VB hồi kí? a. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến. b. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ. c. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian. d. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả. Câu 2. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của VB du kí? a. Kể lại sự việc từ ngôi thứ nhất. b. Tác giả chính là người kể chuyện. c. Câu chuyện chủ yếu được kể theo trình tự thời gian. d. Những gì được ghi chép gắn với hành trình những chuyến đi. Câu 3. Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”? Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào. (Tố Hữu, Khi con tu hú) Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó: a. “Những quả na nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần.” b. “Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau.” Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hoá ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật, ). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức.
  4. Câu 2. Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào địp lễ, Tết) của gia đình em. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 4 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong truyện Non bu và Heng bu. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc câu chuyện đó. Câu 2. Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” có phải thành ngữ không? Tìm một cụm từ có nghĩa tương tự để thay thế cho cụm từ “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi. Câu 3. Cho đoạn thơ sau: Dẻo thơm hạt gạo quê hương Có cả “năm nắng mười sương” người trồng Từng bông rồi lại từng bông Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta. (Trần Đức Đủ, Hương lúa quê ta) a. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Vì sao tác giả chọn dùng “trĩu cong” mà lại không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát? Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ. Chỉ ra tác dụng của các trạng ngữ đó trong câu văn, đoạn văn. Câu 2. Trong bài thơ Chuyện cổ nước mình có câu: Ở hiền thì lại gặp hiền, Người ngay thì gặp người tiên độ trì (Lâm Thị Mỹ Dạ)
  5. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời đúng để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn sau: Về cách gieo vần thông thường của một cặp câu lục bát, tiếng thứ (1) của dòng lục vần với tiếng thứ (2) của dòng bát kế nó, tiếng thứ (3) dòng bát vần với tiếng thứ (4) của dòng lục tiếp theo. a. (1) sáu - (2) tư- (3) tám - (4) sáu b. (1) sáu - (2) tám - (3) sáu - (4) sáu c. (1) sáu - (2) sáu - (3) tám - (4) sáu d. (1) sáu - (2) tư - (3) tám - (4) sáu Câu 2. Em hãy hoàn chỉnh câu văn sau: Thơ lục bát là thể thơ , một cặp câu lục bát gồm có một dòng và một dòng Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn: a. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc (hiệu quả/ hiệu nghiệm) nhất. b. Đi học muộn là (nhược điểm/ khuyết điểm) của học sinh ấy. c. Cô bé ấy có làn da (trắng nõn/ trắng tinh) và một mái tóc dài óng ả. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Sau khi đọc VB Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê. Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp.