Bộ 4 đề thi cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 2. Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm 
ở đâu? 
A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 
B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 
C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 
D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 
Câu 3. Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu 
Quang Phục chống quân Lương là 
A. động Khuất Lão. 
B. cửa sông Tô Lịch. 
C. thành Long Biên. 
D. đầm Dạ Trạch. 
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đồng hoá dân tộc 
của các triều đại phong kiến phương Trung Quốc đối với người Việt dưới thời Bắc 
thuộc?
pdf 28 trang Bảo Hà 15/02/2023 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 4 đề thi cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. “Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào? A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Bà Triệu. D. Lê Chân. Câu 2. Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu? A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Câu 3. Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là A. động Khuất Lão. B. cửa sông Tô Lịch. C. thành Long Biên. D. đầm Dạ Trạch. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đồng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Trung Quốc đối với người Việt dưới thời Bắc thuộc?
  2. A. Bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán. B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt. C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam. D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo? A. Định lại mức thuế cho công bằng. B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường. C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ. D. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất. Câu 6. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào thời gian nào? A. Đầu Công nguyên. B. Thế kỉ VII TCN. C. Cuối thế kỉ II TCN. D. Cuối thế kỉ II. Câu 7. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới? A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Tháp Chăm (Phan Rang). C. Cố đô Huế. D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận). Câu 8. Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào? A. Sa Huỳnh. B. Hòa Bình. C. Óc Eo. D. Bắc Sơn. Câu 9. Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào A. 11 giờ trưa.
  3. B. 14 giờ trưa. C. 12 giờ trưa. D. 13 giờ trưa. Câu 10. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là A. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm. B. sự lên xuống của nước sông do sức hút Trái Đất - Mặt Trời. C. khả năng chứa nước của con sông đó trong cùng một năm. D. lượng nước chảy qua mặt cắt dọc lòng sông ở một địa điểm. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất? A. Thành phần quan trọng nhất của đất. B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất. C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ. D. Thường ở tầng trên cùng của đất. Câu 12. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới? A. Trung Mĩ. B. Bắc Á. C. Nam cực. D. Bắc Mĩ. Câu 13. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh? A. Gió Tín phong. B. Gió Đông cực. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió mùa. Câu 14. Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây? A. Đông Phi. B. Tây Phi. C. Bắc Phi.
  4. D. Nam Phi. Câu 15. Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á? A. Cai-rô. B. Niu Đê-li. C. Tô-ky-ô. D. Mum-bai. Câu 16. Ngành kinh tế nào sau đây không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên nhất? A. Du lịch. B. Trồng trọt. C. Vận tải. D. Tin học. Câu 17. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do A. chiến tranh, thiên tai. B. khai thác quá mức. C. phát triển nông nghiệp. D. dân số đông và trẻ. Câu 18. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có A. sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh. B. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh. C. môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao. D. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ tiện nghi, an toàn bền lâu. Câu 19. Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều của A. động vật ăn thịt. B. các loài côn trùng. C. động vật ăn tạp. D. các loài sinh vật.
  5. Câu 20. Rừng nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào sau đây? A. Rừng thường có 3-4 tầng cây. B. Phân bố ở đường Xích đạo. C. Cây đặc trưng là họ vang, đậu. D. Các loài động vật phong phú. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy hoàn thành bảng sau những nội dung phù hợp về các vị anh hùng dân tộc. Thông tin Khúc Thừa Dụ Ngô Quyền Xuất thân từ thành phần nào? Mốc thời gian liên quan đến nhân vật cần nhớ? Có công lao đặc biệt gì? Hiện có đền thờ ở đâu? Câu 2 (3,0 điểm). Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất?
  6. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-C 2-C 3-D 4-D 5-B 6-D 7-A 8-C 9-D 10-A 11-C 12-A 13-B 14-B 15-A 16-D 17-B 18-B 19-A 20-B Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 * Thông tin về Khúc Thừa Dụ: (2,0 - Xuất thân: quý tộc người Việt. 0,25 điểm) - Mốc thời gian liên quan : năm 905 0,25 - Công lao đặc biệt: Lật đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành 0,25 lại quyền tự chủ của người Việt. - Đền thờ ở : Hải Dương 0,25 * Thông tin về Ngô Quyền: - Xuất thân: quý tộc người Việt. 0,25 - Mốc thời gian liên quan : năm 938 0,25 - Công lao đặc biệt: Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán; chấm 0,25 dứt thời Bắc thuộc; mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt 0,25 - Đền thờ ở : Sơn Tây (Hà Nội) 2 (3,0 Con người có tác động đến sự biến đổi đất cả tích cực và tiêu điểm) cực 1,5 * Tích cực - Sử dụng đi đôi với cải tạo đất. - Bổ sung các loại phân bón hữu cơ. - Trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi, 1,5
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. “Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào? A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Bà Triệu. D. Lê Chân. Câu 2. Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu? A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Câu 3. Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là A. động Khuất Lão. B. cửa sông Tô Lịch. C. thành Long Biên. D. đầm Dạ Trạch. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đồng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Trung Quốc đối với người Việt dưới thời Bắc thuộc?