Đề cương kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ ........ là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”.

  1. Động vật
  2. Thiên nhiên
  3. Con người
  4. Thiên tai

Câu 2. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?

  1. Ít xuất hiện ở Việt Nam
  2. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát
  3. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác
  4. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?

  1. Xả nước uống để rửa tay.
  2. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
  3. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.
  4. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.

Câu 4: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh:

  1. trú dưới gốc cây, cột điện.
  2. tắt thiết bị điện trong nhà.
  3. tìm nơi trú ẩn an toàn.
  4.  ở nguyên trong nhà.
doc 4 trang Bảo Hà 10/03/2023 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6.doc

Nội dung text: Đề cương kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN GDCD 6 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người. - Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ con người. - Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ con người. 2. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. - Nhận biết được các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và hậu quả của nó. - Nêu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. 3. Tiết kiệm. - Nhận biết được các biểu hiện của tiết kiệm và ngược lại. - Hiểu vì sao phải tiết kiệm. - Những việc làm thể hiện sự tiết kiệm và trái với tiết kiệm. - Cần phê phán, lên án những biểu hiện lãng phí. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”. a. Động vật b. Thiên nhiên c. Con người d. Thiên tai Câu 2. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây? a. Ít xuất hiện ở Việt Nam b. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát c. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác d. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm? a. Xả nước uống để rửa tay. b. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng. c. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục. d. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ. Câu 4: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh: a. trú dưới gốc cây, cột điện. b. tắt thiết bị điện trong nhà. c. tìm nơi trú ẩn an toàn. d. ở nguyên trong nhà. Câu 5: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần:
  2. a. bình tĩnh. b. hoang mang. c. lo lắng. d. hốt hoảng. Câu 6: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? a. Khu chung cư nhà bạn Bình đang xảy ra hỏa hoạn lớn. b. Bạn An được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện. c. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. d. Bạn Tú lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội”. a. động vật b. thiên nhiên c. con người d. thiên tai Câu 8: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ: a. chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy. b. thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh. c. chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn. d.ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào. Câu 9: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? a. Tiết kiệm tiền để mua sách. b. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. c. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. d. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. Câu 10: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây? a. Ít xuất hiện ở Việt Nam. b. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát. c. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác. d. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người. Câu 11. Trong các đáp án sau, đáp án nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người? a. Sấm sét b. Bão c. Động đất d. Bạo lực học đường Câu 12. Trong các đáp án sau, đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
  3. a. Cầu vòng b. Gió nhẹ c. Lũ quét d. Mưa nhỏ Câu 13: Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm sau đây? Vì sao? Việc làm Đồng tình hay không đồng tình? Vì sao? A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe Không đồng tình. Vì mưa to thì các về nhà, dù không có áo mưa. bạn dễ bị cảm lạnh. Đôi khi còn kèm theo gió lớn, sẽ che mất tầm nhìn, dễ gây tai nạn. B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng ti vi Không đồng tình. Vì dễ xảy ra chập và các thiết bị điện. điện, cháy nổ. C. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hà và các bạn Đồng tình. Vì các bạn đã biết cách quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi bảo vệ bản thân trước những nguy về nhà. hiểm từ thiên nhiên. D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắtbởi nước lũ Không đồng tình. Vì dễ xảy ra đuối lên nhanh, các bạn nam thi xem ai bơi xa nhất. nước, nguy hiểm đến tính mạng. II. BÀI TẬP Câu 14: Cho tình huống: Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi. Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đòi, không muốn thua kém bạn bè nên luôn đòi hòi mẹ mua nhiều thứ từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đồ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thì Nam thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học. a. Em có nhận xét gì về hành vi của Nam? b. Nếu là bạn của Nam, em sẽ khuyên bạn điều gì để giúp bạn thay đổi? Gợi ý: a) Hành vi của Nam thể hiện bạn là người chưa biết tiết kiệm, ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân mình. Hành vi của bạn đáng phê phán vì Nam đang còn là học sinh thì không nên đua đòi, phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình, biết tiết kiệm b) Nếu là bạn của Nam, em sẽ khuyên bạn: Nam cần phải biết tiết kiệm, không nên đua đòi, biết nghĩ cho mẹ và chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ Câu 15: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ “Hằng ngày, Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác Hồ xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy, Thông tấn xã in hai mặt bằng rô-nê-ô (roneo). Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn
  4. phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm. Ngày 10/5/1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969. Tháng 7 năm 1969, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày Quốc khánh, ngày sinh V.I Lê-nin (V.I Lenin) và ngày sinh của Bác. Nhưng Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỉ niệm lớn trong năm sau. Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phi”. a. Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào? b. Qua thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? Gợi ý: a. Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm: - Khi xem xong, những tin cân thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyên bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm. - Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nẻn đành đề in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”. b. Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Câu 16: Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm sau đây? Vì sao? a. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa. b. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng ti vi và các thiết bị điện. c. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hà và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà. d. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam thi xem ai bơi xa nhất. Gợi ý: a. Không đồng tình. Vì mưa to thì các bạn dễ bị cảm lạnh. Đôi khi còn kèm theo gió lớn, sẽ che mất tầm nhìn, dễ gây tai nạn. b. Không đồng tình. Vì dễ xảy ra chập điện, cháy nổ. c. Đồng tình. Vì các bạn đã biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm từ thiên nhiên. d. Không đồng tình. Vì dễ xảy ra đuối nước, nguy hiểm đến tính mạng. Câu 17: Tìm các câu ca dao, tục ngữ giúp ta nhận diện được dấu hiệu trời sắp mưa, bão? - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm - Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão - Bao giờ trời kéo vảy tê Sắp gồng sắp gánh ta về kẻo mưa - Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy