Đề cương ôn tập cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Kim Tuyến (Có đáp án)

Quà của bà

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Anh em tôi ,đứa nào cũng “mê” bà lắm.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân,ra chân tường sau bếp nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho…

(Theo Vũ Tú Nam)

Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất ghi vào vở đề cương:

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất.

B.Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

A.Miêu tả B.Tự sự C. Biểu cảm D.Thuyết minh

Câu 3. Vì sao đã hai năm bà không đi chợ rồi tạt vào thăm hai anh em nhân vật “tôi”?

A.Vì bà đã già yếu C. Vì bà bị đau chân

C.Vì không có người đưa bà đi D. Vì bà để hai anh em tự đến

Câu 4. Nội dung chính của văn bản trên là:

A. Kể về những món quà của bà

B. Bộc lộ tình cảm yêu thương bà

C. Kể về những món quà và tình yêu thương của bà dành cho cháu.

D. Lòng biết ơn bà

docx 5 trang vyoanh03 01/07/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Kim Tuyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Kim Tuyến (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN NGỮ VĂN 6 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức 1. Phần văn bản: Bài 8. Văn bản nghị luận: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến lí lẽ bằng chứng .).nội dung ( đề tài vấn đề tư tưởng ý nghĩa ) của các văn bản nghị luận xã hội) Bài 9. Truyện (truyện ngắn) - Nhận biết được những đặc điểm hình thức (đặc điểm nhận vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ). 2. Phần tiếng Việt - Cấu tạo từ: từ ghép, từ láy. - Nhận biết và chỉ ra được tác dụng của các biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, - Trạng ngữ, từ Hán Việt. 3. Phần tập làm văn. - Viết bài nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. II. Năng lực: - Nắm được đặc trưng của các văn bản nghị luận, truyện ngắn - Chỉ ra được đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các văn bản. - Cảm nhận và nêu được bài học, thông điệp, tình cảm của tác giả qua các văn bản. B. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LUYỆN PHẦN I: ĐỌC HIỂU ĐỀ 1: Đọc văn bản sau: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Anh em tôi ,đứa nào cũng “mê” bà lắm. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu Cháu biết rồi, bà ơi Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân,ra chân tường
  2. sau bếp nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho (Theo Vũ Tú Nam) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất ghi vào vở đề cương: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất. B.Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? A.Miêu tả B.Tự sự C. Biểu cảm D.Thuyết minh Câu 3. Vì sao đã hai năm bà không đi chợ rồi tạt vào thăm hai anh em nhân vật “tôi”? A.Vì bà đã già yếu C. Vì bà bị đau chân C.Vì không có người đưa bà đi D. Vì bà để hai anh em tự đến Câu 4. Nội dung chính của văn bản trên là: A. Kể về những món quà của bà B. Bộc lộ tình cảm yêu thương bà C. Kể về những món quà và tình yêu thương của bà dành cho cháu. D. Lòng biết ơn bà Câu 5. Từ “chân” trong các trường hợp :” bà bị đau chân “và “ bà lại lần ra sân, ra chân tường sau bếp ” là từ : A.Từ đa nghĩa B.Từ đồng âm C. Từ ghép D. Từ láy Câu 6. Công dụng của dấu ngoặc kép trong từ “mê” ở câu: Anh em tôi, đứa nào cũng “mê” bà lắm là: A. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa mỉa mai, châm biếm. B. Đánh dấu từ ngữ cần nhấn mạnh. C. Đánh dấu từ ngữ không hiểu theo nghĩa thông thường. D. Đánh dấu tên tác phẩm. Câu 7. Theo em, điều mà nhân vật tôi biết được thể hiện trong câu nói “Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu Cháu biết rồi, bà ơi ” là gì? A. Cháu biết được sự vất vả, lam lũ, khổ cực trong đời bà. B. Cháu biết những bệnh tật, đớn đau đang dày vò bà. C. Cháu biết bà muốn cháu nhận món quà ô mai sấu. D. Cháu biết nhận ra tình yêu thương, sự quan tâm ấm áp của bà dành cho con cháu . Câu 8. Đoạn trích trên sử dụng bao nhiêu từ láy? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Trả lời các câu hỏi sau vào vở đề cương: Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!”
  3. Câu 10. Văn bản gửi đến chúng ta thông điệp nào? Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 7 câu) tả lại hình ảnh người bà thân yêu của em? ĐỀ 2: Đọc văn bản sau: CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO Thằng Tùng ôm khư khư chồng báo trước ngực. Nó len lỏi đi dọc đường Hàng Mã rồi xuôi theo phố Lương Văn Can. Đèn điện sáng trưng. Một thế giới của tuổi thơ ở đây. Đủ các loại đồ chơi. Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường. Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông. Thằng Tùng thẫn thờ nhìn. Có cậu bé, cô bé cũng chỉ trạc tuổi nó ngồi trên những chiếc xe máy đắt tiền bắt bố mẹ đi hết cửa hàng này sang cửa hiệu nọ để chọn mua đồ chơi. Những thứ đồ chơi cao cấp giá hàng trăm, hàng triệu đồng mà chúng vẫn chê khiến bố mẹ chúng phải chạy xe lòng vòng mãi. Nhìn những chiếc đèn ông sao bày la liệt bên đường, thằng Tùng chỉ ước ao có được một chiếc. Nó và em Bi sẽ chơi chung. Nhất định nó sẽ nhường cho cu Bi cầm lâu hơn Chợt nhớ tới chồng báo còn nặng trên tay, thằng Tùng vội cất tiếng rao. Giọng nó đã khản đặc: - Ai báo đây ! Báo công an, báo pháp luật, báo an ninh thủ đô một vụ giết người hai vụ cướp hiếp đây Không ai gọi mua báo. Thằng Tùng thấy lo lắng. Báo không bán hết phải trả lại đại lý thì sẽ bị khấu trừ vào số tiền những tờ đã bán được, lời lãi chả còn là bao. "Nhưng thôi - Nó nghĩ - cũng vẫn đủ tiền ăn một ngày của hai anh em nó". Mẹ nó đang ốm mệt không gánh hàng rong vào phố được, chỉ loanh quanh ở cái chợ ngoài bãi sông quét dọn, rửa bát thuê. Chắc giờ này trong gian nhà nhỏ ở chân đê mẹ và cu Bi đang mong nó về. Nó lại định cất tiếng rao thì có người gọi: - Ê báo! Còn "Mua và bán" không? Một bà chủ cửa hiệu bên đường vẫy nó. Thằng Tùng mừng quýnh: - Dạ! Còn còn ạ! Thằng Tùng rút tờ "Mua và bán" đưa cho bà chủ cửa hiệu. Nhận tiền xong nó vừa định bước đi thì bà ta lại bảo: - Khênh giúp cái thùng đèn ông sao kia vào trong nhà! Hết khách rồi - Vâng ạ! Thằng Tùng đáp và đặt tập báo xuống bậc cửa. Vừa bám vào cái thùng các-tông định cùng bà chủ hiệu đẩy lên nhà thì nó vội kêu lên: - Khoan đã bà ơi! Có một chiếc đèn ông sao bị rơi ra ngoài, kéo thùng qua thì hỏng mất. - Rơi đâu mà rơi! Cái thằng oắt con lúc nãy bố mẹ mua cho rồi lại chê đập bẹp vứt đi đấy - Bà cho cháu nhé! - Mày lấy thì lấy đi! Nó bị bẹp mất một cánh rồi!
  4. Thằng Tùng sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất. Nó cẩn thận đặt chiếc đèn lên trên chồng báo rồi giúp bà chủ hiệu đưa thùng hàng vào nhà. Cầm chiếc đèn ông sao bị bẹp một cánh trên tay thằng Tùng cứ ngắm nghía mãi. Nó tính sẽ lấy một chiếc que lùa vào bên trong chiếc đèn nắn cho cái cánh bị bẹp phồng lên như cũ. Thế là tết trung thu này hai anh em nó sẽ có một cái đèn ông sao rồi. Thằng Tùng thấy lòng mình lâng lâng. Cu Bi giờ này chắc cũng đã ngủ. Thằng Tùng chợt nảy ra một ý nghĩ. Nó sẽ giấu thật kỹ chiếc đèn ông sao, chờ đến đúng đêm trung thu mới lấy ra, chắc chắn cu Bi sẽ bị bất ngờ và thích thú lắm. Thằng Tùng về đến nhà thì trăng đã lên cao. Ánh trăng mùa thu lấp loá trên sóng nước sông Hồng (Theo truyện ngắn Trọng Bảo) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất ghi vào vở đề cương: Câu 1. Ai là người kể chuyện? A. Thằng Tùng B. Cu Bi C. Một người khác không xuất hiện trong truyện D. Bà chủ cửa hiệu Câu 2. Đâu là thành phần vị ngữ trong câu “Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông”? A. Dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông B. Đi mua sắm quà trung thu rất đông C. Mua sắm quà trung thu rất đông D. Quà trung thu rất đông Câu 3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường.”? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Nói quá Câu 4. Chủ đề của truyện là gì? A. Lòng dũng cảm B. Tinh thần lạc quan C. Tinh thần đoàn kết D. Lòng yêu thương con người Câu 5. Vì sao Thằng Tùng lại có cảm giác "sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất"? A. Vì Tùng sẽ có đồ chơi trong tết trung thu. B. Vì Tùng nghĩ mình sẽ sửa lại chiếc đèn đó để bán. C. Vì tết trung thu này Tùng sẽ có đèn ông sao để cùng chơi với cu Bi. D. Vì Tùng đã bán được thêm một tờ báo. Câu 6. Từ “thẫn thờ” trong câu “Thằng Tùng thẫn thờ nhìn.” miêu tả tâm trạng như thế nào? A. Ngẩn ngơ, mất hết vẻ linh hoạt B. Buồn không chú ý việc chi cả C. Buồn, nghĩ về hoàn cảnh nghèo khó của mình D. Bâng khuâng, ngơ ngác Câu 7. Trong câu:" Hết khách rồi " dấu chấm lửng có tác dụng gì?
  5. A. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. D. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết Câu 8. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm? A. Tết Nguyên Đán B. Tết Đoan Ngọ C. Tết Nguyên tiêu D. Tết Trung thu Trả lời các câu hỏi sau vào vở đề cương: Câu 9. Nếu em là nhân vật thằng Tùng trong câu chuyện, em hành động như thế nào khi được bà chủ cho chiếc đèn ông sao hỏng? Vì sao em lại làm như vậy? Câu 10. Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 7 câu) ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt. PHẦN II : VIẾT: ĐỀ 1:Viết bài văn bàn về tình trạng hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay của một số bạn học sinh. ĐỀ 2: Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. ĐỀ 3: Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách. BGH DUYỆT TỔ NHÓM CM NGƯỜI LẬP Kiều Thị Tâm Vũ Thị Kim Tuyến