Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 (Chân trời sáng tạo)

A. Phần văn bản
1. Thể loại
a. Truyền thuyết:
- Khái niệm văn bản truyền thuyết: là loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện,
nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả
dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Nhân vật truyền thuyết:
+ Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh
+ Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng
+ Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
- Cốt truyện truyền thuyết:
+ Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng,
tôn thờ
+ Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của
nhân vật
+ Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại
- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết:
+ Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng
và nghệ thuật hư cấu dân gian
pdf 4 trang Bảo Hà 23/03/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_chan_troi_sa.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 (Chân trời sáng tạo)

  1. Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo A. Phần văn bản 1. Thể loại a. Truyền thuyết: - Khái niệm văn bản truyền thuyết: là loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. - Nhân vật truyền thuyết: + Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng + Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ - Cốt truyện truyền thuyết: + Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ + Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật + Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại - Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết: + Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian
  2. + Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh + Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử b. Truyện cổ tích - Khái niệm: là loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về 1 xã hội công bằng tốt đẹp. - Cốt truyện cổ tích: thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa” và kết thúc có hậu. - Cách kể: các sự kiện trong truyện cổ tích thường được kể theo trình tự thời gian - Kiểu nhân vật truyện cổ tích: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh Với phẩm chất được thể hiện qua hành động cụ thể. c. Thơ lục bát - Khái niệm: là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. 1 cặp câu lục bát gồm 1 dòng 6 tiếng (dòng lục) và 1 dòng thơ 8 tiếng (dòng bát) - Cách gieo vần: tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát; tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo. - Cách ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn như 2/2/2, 2/4/2, 4/4 - Thanh điệu: Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Câu lục - B - T - B Câu bát - B - T - B - B
  3. 2. Văn bản - Yêu cầu: tóm tắt văn bản, chỉ ra nội dung chính của văn bản, ý nghĩa của văn bản - Các văn bản đã học: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Bánh chưng bánh giầy, Sọ Dừa, Em bé thông minh, Chuyện cổ nước mình, Non-bu và Heng-bu, Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, Việt Nam quê hương ta, Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng ”, Hoa bìm. II. Phần thực hành tiếng Việt 1. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy) - Từ đơn: là từ gồm có 1 tiếng. - Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên. Từ phức gồm từ ghép và từ láy: + Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa + Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng 2. Thành ngữ - Thành ngữ: là 1 tập hợp từ cố định, quen dùng. - Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm. 3. Trạng ngữ - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích của sự việc nêu trong câu. - Phân loại: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích 4. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
  4. - Cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: + Xác định nội dung cần diễn đạt + Huy động các từ đồng nghĩa, gần nghĩa rồi lựa chọn từ ngũ có khả ngăng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện + Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được chọn với những từ ngữ sử dụng trước và sai nó trong câu (đoạn) văn - Tác dụng: giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện. III. Phần tập làm văn 1. Viết ngắn Đề 1: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Đề 2: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ. Đề 3: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. (Lưu ý: nêu rõ nguồn tìm kiếm hình ảnh) 2. Tập làm văn Đề 1: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bẳng sơ đồ. Đề 2: Kể lại một truyện cổ tích. Đề 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.