Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1. Lý thuyết 
1.1. Thể loại 
a. Truyền thuyết: 
- Nhân vật truyền thuyết: 
+ Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh 
+ Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng 
+ Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ 
- Cốt truyện truyền thuyết: 
+ Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ 
+ Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật 
+ Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại 
- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết: 
+ Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân 
gian 
+ Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh 
+ Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử 
b. Truyện cổ tích 
- Cốt truyện cổ tích: thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa” và kết thúc 
có hậu. 
- Cách kể: các sự kiện trong truyện cổ tích thường được kể theo trình tự thời gian 
- Kiểu nhân vật truyện cổ tích: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh… Với phẩm chất 
được thể hiện qua hành động cụ thể.
pdf 4 trang Bảo Hà 07/04/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_di.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN NGỮ VĂN 6 CD NĂM 2022-2023 1. Lý thuyết 1.1. Thể loại a. Truyền thuyết: - Nhân vật truyền thuyết: + Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng + Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ - Cốt truyện truyền thuyết: + Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ + Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật + Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại - Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết: + Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian + Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh + Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử b. Truyện cổ tích - Cốt truyện cổ tích: thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa” và kết thúc có hậu. - Cách kể: các sự kiện trong truyện cổ tích thường được kể theo trình tự thời gian - Kiểu nhân vật truyện cổ tích: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh Với phẩm chất được thể hiện qua hành động cụ thể. c. Thơ À ơi tay mẹ; Về thăm mẹ; Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. * Yêu cầu: - Nắm được đặc điểm thể thơ lục bát. - Nắm được khái niệm ca dao. - Tác giả. - Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ, ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, ) của bài thơ lục bát.
  2. - Thuộc lòng thơ. - Nội dung, nghệ thuật chính của văn bản. - Cảm nhận, phân tích được những câu thơ, đoạn thơ hay; chi tiết đặc sắc. 1.2. Văn bản - Yêu cầu: tóm tắt văn bản, chỉ ra nội dung chính của văn bản, ý nghĩa của văn bản - Các văn bản đã học: Thánh Gióng, Thạch Sanh, À ơi tay mẹ; Về thăm mẹ; Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. 1.3. Thực hành tiếng Việt a. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy): - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng, - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng. Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh, + Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành. Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn, ; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan, + Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. b. Biện pháp tu từ: Là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc. c. Biện pháp tu từ ẩn dụ: Ẩn dụ là biện pháp tu từ, sự vật, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Đề thi minh họa Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : – Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó . Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền
  3. dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên. Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé. Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, . Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ. Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. - Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. - Triển khai các ý như: + Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người. + Biểu hiện của lòng hiếu thảo + Hiện trạng ngày nay + Bài học cho bản thân. Câu 2 (5 điểm): a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự
  4. - Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng” - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, - Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,