Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

1. Lý thuyết

1.1. Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

1.1.1. Khái niệm

- Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.

1.1.2. Biểu hiện

- Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, bắt cóc, xâm hại tình dục, đuối nước, cháy nổ,...

1.1.3. Các giải pháp phòng tránh tình huống nguy hiểm

- Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.

- Nếu thấy sự an toàn của bản thân và người khác bị đe dọa, em có thể gọi điện thoại:

+ Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111

+ Yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc: 112

+ Cảnh sát: 113

+ Phòng cháy chữa cháy: 114

+ Cứu thương: 115

+ Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 18001507

Hoặc báo trực tiếp, gọi điện đến người thân, bạn bè tin cậy nhất.

1.1.4. Ý nghĩa

- Các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm xung quanh chúng ta giúp chúng ta nhận diện và phòng tránh nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.

1.2. Bài 8: Tiết kiệm

1.2.1. Thế nào là tiết kiệm?

docx 6 trang Bảo Hà 05/04/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sa.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN GDCD 6 CTST NĂM 2021-2022 1. Lý thuyết 1.1. Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm 1.1.1. Khái niệm - Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội. 1.1.2. Biểu hiện - Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, bắt cóc, xâm hại tình dục, đuối nước, cháy nổ, 1.1.3. Các giải pháp phòng tránh tình huống nguy hiểm - Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình. - Nếu thấy sự an toàn của bản thân và người khác bị đe dọa, em có thể gọi điện thoại: + Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111 + Yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc: 112 + Cảnh sát: 113 + Phòng cháy chữa cháy: 114 + Cứu thương: 115 + Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 18001507 Hoặc báo trực tiếp, gọi điện đến người thân, bạn bè tin cậy nhất. 1.1.4. Ý nghĩa - Các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm xung quanh chúng ta giúp chúng ta nhận diện và phòng tránh nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội. 1.2. Bài 8: Tiết kiệm 1.2.1. Thế nào là tiết kiệm?
  2. - Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. 1.2.2. Biểu hiện - Tiết kiệm tiền; tiết kiệm nước; tiết kiệm điện; tiết kiệm thời gian; tiền kiệm đồ ăn; tiết kiệm đồ uống; tiết kiệm giấy bút; tiết kiệm mọi thứ xung quanh ta 1.2.3. Giải pháp để tiết kiệm Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần: - Tắt thiết bị điện khi không cần thiết - Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc - Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả - Bảo quản đồ dùng học tập, lao động, 1.2.4. Ý nghĩa của tiết kiệm - Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. 1.3. Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.3.1. Khái niệm - Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của mỗi nước. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 1.3.2. Căn cứ xác định công dân nước Việt Nam Một số căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam: - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha mẹ đều là công dân Việt Nam - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
  3. - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai. - Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con. - Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con. - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam - Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam - Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. (Trích Điều 15, 16, 17 Luật Quốc tịch năm 2008) - Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 2. Bài tập Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.25 đ) * Khoanh tròn vào chữ cái của ý mà em cho là đúng nhất ở mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Hành vi nào sau đây không đúng tình huống nguy hiểm con người? A. Trước khi ra khỏi nhà H khóa cửa cẩn thận. B. Khi ở nhà một mình người lạ xin vào nhà, H bảo chờ cha mẹ về. C. Tình huống nguy hiểm chỉ xảy ra với trẻ em. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi B. Thấy một nhóm học sinh lớp bạn gây đòi đánh bạn cùng đi học với mình, H tránh đi coi như không liên quan tới mình. C.Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông. D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm .
  4. Câu 3: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công nhân ở các tỉnh thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì? A. Đến nhà thăm hỏi, động viên B. Kỳ thị, xa lánh C. Ở nhà, tránh tiếp xúc D.Tất cả các ý a, b, c Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. Câu 5: Câu nào sau đây nói về đức tính tiết kiệm? A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 6: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào? A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình. B. Không nói gì cả. C. Em đồng tình với việc làm đó của bố. D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố. Câu 7: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta: A. làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. B. sống có ích. C. yêu đời hơn. D. tự tin trong công việc. Câu 8: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? A. Chơi game. B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
  5. C. Đi chơi với bạn bè. D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà. Câu 9: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam? A. Trẻ em mồ côi cha mẹ. B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài. C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam. D. Cả A, B, C. Câu 10: Công dân nước CHXHCNVN là? A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam. C. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở quốc tịch nào. D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định. Câu 11: Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không? A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam. B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật. C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam. D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Câu 12: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? A. Luật Quốc tịch Việt Nam. B. Luật hôn nhân và gia đình. C. Luật đất đai. D. Luật trẻ em. Tự luận (7 điểm): Câu 13: (2,5 điểm) Thế nào là tiết kiệm? (Nhận biết – 1đ). Nêu biểu hiện của tiết kiệm (Nhận biết – 1đ). Cho ví dụ? (Vận dụng – 0.5đ) Câu 14: (2,5 điểm) Bố mẹ M là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? (Thông hiểu 2.5đ) Câu 15: (2 điểm). Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng
  6. nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi gần đó thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền. a. Theo em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N? (Vận dụng 1đ) b. Nếu em là N, trong tình huống trên em sẽ làm như thế nào? (Vận dụng cao 1đ) ĐÁP ÁN Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.25 đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C D C A A A A D D B D A Tự luận (7 điểm): Câu Nội dung - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác 13 - Biểu hiện: bảo quản đồ, chi tiêu hợp lí, không xa hoa lãng phí, biết tự sắp xếp thời gian phù hợp (2,5 điểm) - HS lấy đúng ví dụ về thực hành tiết kiệm (tuỳ vào ví dụ hs lấy) Vd: Tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách tham khảo. - M không phải là công dân Việt Nam. 14 - Vì M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ M là người mang quốc tịch Anh chỉ (2,5 điểm) sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ) a. Nhận xét: N chưa ứng phó đúng khi bị cuốn vào dòng nước xoáy. Vì, nếu N làm như thế rất nguy hiểm 15 đến tính mạng. (2 điểm) b. Nếu là N em sẽ: Bình tĩnh, thả lỏng người theo dòng nước chảy, khi hết dòng ngược nước, em sẽ bơi song song vào bờ và ra hiệu cho lực lượng cứu trợ đến giúp.