Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

1. Lý thuyết

1.1. Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

1.1.1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

- Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.

1.1.2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

- Ứng phó khi bị bắt cóc

- Ứng phó khi có hỏa hoạn

- Ứng phó khi bị đuối nước

- Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét.

- Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình. 

1.1.3. Ý nghĩa

Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

1.2. Bài 8: Tiết kiệm

1.2.1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm

a. Khái niệm tiết kiệm

docx 4 trang Bảo Hà 05/04/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sa.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN GDCD 6 KNTT NĂM 2021-2022 1. Lý thuyết 1.1. Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm 1.1.1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó - Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. - Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. - Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội. 1.1.2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm - Ứng phó khi bị bắt cóc - Ứng phó khi có hỏa hoạn - Ứng phó khi bị đuối nước - Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét. - Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình. 1.1.3. Ý nghĩa Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. 1.2. Bài 8: Tiết kiệm 1.2.1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm a. Khái niệm tiết kiệm
  2. Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. b. Biểu hiện Tiết kiệm biểu hiện ở việc: chi tiêu hợp lý, tắt các thiết bị điện và khóa vòi nước khi không sử dụng, sắp xếp thời gian khoa học, sử dụng hợp lý và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản ), bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công 1.2.2. Ý nghĩa của tiết kiệm - Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. 1.2.3. Cách thực hiện tiết kiệm - Tiết kiệm tiền: chi tiêu hợp lý - Tiết kiệm thời gian: sắp xếp thời gian phù hợp - Tiết kiệm nước: khóa vòi nước - Tiết kiệm điện: tắt các thiết bị điện khi không cần thiết. 1.3. Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.3.1. Khái niệm công dân - Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. 1.3.2. Căn cứ xác định công dân nước CHXHCN Việt Nam - Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch. - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai.
  3. - Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. - Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con. - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam - Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam - Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Bài tập Câu 1: Thế nào là tiết kiệm? Nêu biểu hiện của tiết kiệm. Cho ví dụ? Câu 2: Bố mẹ M là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? Câu 3: Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi gần đó thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền. a. Theo em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N? b. Nếu em là N, trong tình huống trên em sẽ làm như thế nào? ĐÁP ÁN Câu 1: - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác - Biểu hiện: bảo quản đồ, chi tiêu hợp lí, không xa hoa lãng phí, biết tự sắp xếp thời gian phù hợp - Học sinh lấy đúng ví dụ về thực hành tiết kiệm. Vd: Tiết kiệm tiền ăn sáng để mua bút. Câu 2: - M không phải là công dân Việt Nam.
  4. - Vì M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ M là người mang quốc tịch Anh chỉ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ) Câu 3: a. Nhận xét: N chưa ứng phó đúng khi bị cuốn vào dòng nước xoáy. Vì, nếu N làm như thế rất nguy hiểm đến tính mạng. b. Nếu là N em sẽ: Bình tĩnh, thả lỏng người theo dòng nước chảy, khi hết dòng ngược nước, em sẽ bơi song song vào bờ và ra hiệu cho lực