Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
1. Hệ thống kiến thức
- Phần Lịch sử
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong công cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân ta trước thế kỉ X
+ Cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc
thuộc.
+ Nét chính trận Bạch Đằng năm 938.
- Phần Địa lí
+ Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
+ Nêu được ví dụ vể sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương.
+ Yêu thiên nhiên, có ý thúc bảo vệ sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời
bắc thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Đáp án: A.
Những câu thơ trên được trích từ sách Thiên nam ngữ lục, phản ánh về cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng
Câu 2. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu
khom lưng làm tì thiếp cho người”?
A. Triệu Thị Trinh.
B. Bùi Thị Xuân.
C. Nguyễn Thị Bình.
D. Lê Chân.
- Phần Lịch sử
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong công cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân ta trước thế kỉ X
+ Cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc
thuộc.
+ Nét chính trận Bạch Đằng năm 938.
- Phần Địa lí
+ Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
+ Nêu được ví dụ vể sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương.
+ Yêu thiên nhiên, có ý thúc bảo vệ sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời
bắc thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Đáp án: A.
Những câu thơ trên được trích từ sách Thiên nam ngữ lục, phản ánh về cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng
Câu 2. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu
khom lưng làm tì thiếp cho người”?
A. Triệu Thị Trinh.
B. Bùi Thị Xuân.
C. Nguyễn Thị Bình.
D. Lê Chân.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sa.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 KNTT NĂM 2021-2022 1. Hệ thống kiến thức - Phần Lịch sử + Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trước thế kỉ X + Cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. + Nét chính trận Bạch Đằng năm 938. - Phần Địa lí + Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất. + Nêu được ví dụ vể sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương. + Yêu thiên nhiên, có ý thúc bảo vệ sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất 2. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời bắc thuộc? “Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này” A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa Lý Bí. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Đáp án: A. Những câu thơ trên được trích từ sách Thiên nam ngữ lục, phản ánh về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Câu 2. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”? A. Triệu Thị Trinh. B. Bùi Thị Xuân. C. Nguyễn Thị Bình. D. Lê Chân. Đáp án: A. Trang | 1
- Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Câu 3. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở A. vùng cửa sông Bạch Đằng. B. Phong Châu. C. vùng cửa sông Tô Lịch. D. Phong Khê. Đáp án: C. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (SGK Lịch Sử 8/ trang 78). Câu 4. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay). Đáp án: A. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội) – SGK Lịch Sử 6/ trang 75. Câu 5. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay). Đáp án: C. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa) – SGK Lịch Sử 6/ trang 77. Câu 6. Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay). Đáp án: D. Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay) – SGK Lịch Sử 6/ trang 77. Câu hỏi thông hiểu Trang | 2
- Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây: “Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên Nhiều năm kham khổ liên miên Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau? A. Mai Thúc Loan. B. Lý Bí. C. Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng. Đáp án: C. Câu đố trên có chứa những dữ liệu phản ánh về Triệu Quang Phục (năm 545, quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lí Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) .). Câu 8. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau: “Vua nào xưng “đế” đầu tiên Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?” A. Mai Thúc Loan. B. Lý Nam Đế. C. Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng. Đáp án: B. Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa. Sau khi thắng lợi, ông tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch Câu 9. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau: “Người Hà Tĩnh, mặt đen như mực, Từng chiêu binh ra sức chống Tàu Nghệ An chiếm được buổi đầu Tấm gương tung dũng đời sau còn truyền” A. Mai Thúc Loan. B. Lý Nam Đế. C. Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng. Đáp án: A. Câu đố trên có chứa những dữ liệu phản ánh về Mai Thúc Loan: Trang | 3
- + Mai Thúc Loan sinh ra và lớn lên ở làng Ngọc Trừng – một làng quê ở phía Tây huyện Sa Nam thuộc Châu Hoan, nay là làng Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. + Bất bình trước ách cai trị của nhà Đường, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa và nhanh chóng chiếm được thành Hoan Châu (Nghệ An). Câu 10. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau: “Vua nào quét sạch quân Đường, Nổi danh Bố Cái Đại vương thủa nào Tiếc thay mệnh bạc tài cao, Gianh sơn lại phải rơi vào lầm than” A. Mai Thúc Loan. B. Lý Nam Đế. C. Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng. Đáp án: D. Câu đố trên có chứa những dữ liệu phản ánh về Phùng Hưng: + Phùng Hưng huy động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách cai trị của nhà Đường. + Sau khi Phùng Hưng qua đời, ông được nhân dân truy tôn là: Bố Cái Đại vương. Câu 11. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng A. tiếng Hán. B. tiếng Việt. C. tiếng Anh. D. tiếng Thái. Đáp án: B. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng Việt Câu 12. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần tài. C. Thờ Đức Phật. D. Thờ thánh A-la. Đáp án: A. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn duy trì các tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên Câu 13. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Chế tạo đồ thủy tinh. B. Làm đồ gốm. Trang | 4
- C. Đúc trống đồng. D. Sản xuất muối. Đáp án: A. Kĩ thuật chế tạo đồ thủy tinh được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc Câu 14. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Lễ Giáng sinh. B. Tết Hàn thực. C. Lễ phục sinh. D. Tết dương lịch. Đáp án: B. Tết Hàn thực của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc Câu 15. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Tết Đoan Ngọ. B. Lễ Giáng sinh. C. Lễ Phật đản. D. Tết dương lịch. Đáp án: A. Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc Câu hỏi thông hiểu Câu 16. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là A. tết diệt sâu bọ. B. tết đoàn viên. C. tết báo hiếu. D. tết thiếu nhi. Đáp án: D. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là tết thiếu nhi. Câu 17. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là A. tết diệt sâu bọ. B. tết đoàn viên. C. tết báo hiếu. D. tết thiếu nhi. Đáp án: A. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là tết diệt sâu bọ. Trang | 5
- Câu hỏi vận dụng Câu 18. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì. B. Phong tục ăn trầu được truyền từ đời này sang đời khác. C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ. D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt. Đáp án: C. Trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình, điều này được thể hiện ở việc: + Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe và nói bằng tiếng Việt. + Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên. + Những phong tục tập quán như: búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời bắc thuộc? A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh. B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp. C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ. D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ. Đáp án: D. - Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có cọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc: + Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh, + Tiếp thu một số lễ tết của Trung Quốc nhưng có sự vận dụng cho phù hợp. + Đạo giáo, Phật giáo được du nhập và hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. + Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa của người Trung Quốc, nhưng vẫn duy trì truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ. - Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: người Việt tuy chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt). Câu 20. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì. C. Tục nhuộm răng đen được truyền từ đời này sang đời khác. Trang | 6
- D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo. Đáp án: D. - Trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình, điều này được thể hiện ở việc: + Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe và nói bằng tiếng Việt. + Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên. + Những phong tục tập quán như: búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. - Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: người Việt tuy tiếp thu tư tưởng gia trưởng, phụ quyền của Trung Quốc nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng phụ nữ. Câu 21. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. khí hậu. B. địa hình. C. đá mẹ. D. sinh vật. Đáp án C. Câu 22. Các thành phần chính của lớp đất là A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ. B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn. C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. Đáp án A. Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất? A. Thành phần quan trọng nhất của đất. B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất. C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ. D. Thường ở tầng trên cùng của đất. Đáp án C. Câu 24. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là A. sinh vật. B. đá mẹ. C. địa hình. D. khí hậu. Đáp án A. Trang | 7
- Câu 25. Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất? A. Tích tụ. B. Thảm mùn. C. Đá mẹ. D. Hữu cơ. Đáp án C. Câu 26. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây? A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên. B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen. C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan. D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới. Đáp án D. Câu 27. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất. B. Thành phần quan trọng nhất của đất. C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất. D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất. Đáp án B. Câu 28. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về A. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày. B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày. C. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày. D. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì. Đáp án B. Câu 29. Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là A. bức xạ và lượng mưa. B. độ ẩm và lượng mưa. C. nhiệt độ và lượng mưa. D. nhiệt độ và ánh sáng. Đáp án C. Câu 30. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây? A. Đất phù sa ngọt. B. Đất feralit đồi núi. C. Đất chua phèn. Trang | 8
- D. Đất ngập mặn. Đáp án D. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Câu 31. Cảnh quan ở đới ôn hòa thay đổi theo A. vĩ độ. B. kinh độ. C. độ cao. D. hướng núi. Đáp án A. Câu 32. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh? A. Gió Tín phong. B. Gió Đông cực. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió mùa. Đáp án B. Câu 33. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Đáp án C. Câu 34. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng? A. Gió Tây ôn đới. B. Gió mùa. C. Gió Tín phong. D. Gió Đông cực. Đáp án C. Câu 35. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa? A. Gió Tín phong. B. Gió Đông cực. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió Tây Nam. Đáp án C. Trang | 9
- Câu 36. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây? A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh. B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh. C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. Đáp án A. Câu 37. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây? A. Đới lạnh (hàn đới). B. Đới cận nhiệt. C. Đới nóng (nhiệt đới). D. Đới ôn hòa (ôn đới). Đáp án C. Câu 38. Đới khí hậu nào trên Trái Đất được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất? A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu ôn đới. C. Đới khí hậu nhiệt đới. D. Đới khí hậu Xích đạo. Đáp án A. Câu 39. Đới nóng có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm diện tích nhỏ, lượng mưa thấp. B. Nền nhiệt cao, động thực vật đa dạng. C. Nền nhiệt, ẩm cao, động vật nghèo nàn. D. Lượng mưa lớn, có bốn mùa rất rõ nét. Đáp án B. Đới nóng trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất, có nhiệt độ cao. Đới nóng chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất. Giới động, thực vật ở đây hết sức phong phú và đa dạng. Câu 40. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đới lạnh? A. Khí hậu khắc nghiệt. B. Động vật khá đa dạng. C. Nhiệt độ thấp, ít mưa. D. Thực vật kém phát triển. Đáp án B. Trang | 10
- Đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt. Đới lạnh là xứ sở băng tuyết, nhiệt độ thấp và lượng mưa rất ít. Thực vật kém phát triển, chủ yếu các cây thấp lùn xen với rêu, địa y. Động vật là các loài thú có lông và mỡ dày như gấu trắng, hải cẩu, cá voi, Trang | 11