Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

Phần I: Văn bản

*Truyện truyền thuyết:  Thánh Gióng:

 a) Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.

-Người anh hùng làng Phù Đổng – Thánh Gióng là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng danh lợi.

-Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu , hi sinh...Dựng nước và giữ nước. Đó là 2 nhiệm vụ thường trực.

b) Nghệ thuật
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố
c) Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
hoang đường).

*Truyện cổ tích:

1. Thạch Sanh:

a) Giá trị nội dung:

-Truyện ca ngợi những chiến công rực rỡ và những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng.

-Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, về chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh.

-Đồng thời thông qua tác phẩm hiểu được lí tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của nhân dân ta.

doc 5 trang Bảo Hà 20/03/2023 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIƯÃ HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 6 Phần I: Văn bản Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của: *Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng *Truyện cổ tích: 1. Thạch Sanh 2. Cây khế Phần II: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành: 1. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, so sánh 2. Từ ghép và từ láy Phần 3: Viết 1. Viết đoạn văn 5-7 câu có sử dụng điệp ngữ 2. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 3. Viết bài văn thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) mà em trực tiếp tham gia hoặc tìm hiểu. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần I: Văn bản *Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng: a) Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta. -Người anh hùng làng Phù Đổng – Thánh Gióng là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng danh lợi. -Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu , hi sinh Dựng nước và giữ nước. Đó là 2 nhiệm vụ thường trực. b) Nghệ thuật - Chi tiết tưởng tượng kì ảo - Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố c) Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của
  2. truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta. hoang đường). *Truyện cổ tích: 1. Thạch Sanh: a) Giá trị nội dung: -Truyện ca ngợi những chiến công rực rỡ và những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng. -Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, về chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh. -Đồng thời thông qua tác phẩm hiểu được lí tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của nhân dân ta. b) Giá trị nghệ thuật: -Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết khéo léo, hoàn chỉnh -Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt (Thạch Sanh-Lý Thông) tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung -Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ. c) Ý nghĩa: -Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng-dũng sĩ dân gian -Thể hiện ước mơ về sự đổi đời -Ước mơ đạo lí của nhân dân: Thiện thắng ác Chính nghĩa thắng gian tà Hòa bình thắng chiến tranh 3.Cây khế
  3. a) Giá trị nội dung: Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. b) Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo. c) Ý nghĩa của truyện: - Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ. - Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu. - Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc. II. Phần tiếng Việt 1. Biện pháp tu từ: (1)Điệp ngữ: Điệp ngữ là lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Vd: “ Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa ” Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ. (2)So sánh: a) Thế nào là so sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b) Các kiểu so sánh: Có hai kiểu so sánh là: -So sánh ngang bằng. -So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là Vd1: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  4. Vd2: Dượng Hương Thư khi chèo thuyền vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. 2. Từ ghép và từ láy: (1)Từ ghép: Là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành Vd: hoa + lá= hoa lá học + hành= học hành (2)Từ láy: Là kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn trong tiếng Việt, từ láy được tạo thành bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa. Vd: Khéo léo, xinh xắn III. Phần 3: Viết 1. Viết đoạn văn 5-7 câu có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ *Về hình thức, kĩ năng : - Đúng hình thức đoạn văn - Đủ số lượng câu * Yêu cầu về nội dung: Viết hoàn chỉnh đoạn văn đủ số câu quy định, có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. 2. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích (1) Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. (2) Thân bài: Kể lại diễn biến chi tiết của chuyện. -Xuất thân của nhân vật -Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
  5. -Diễn biến chính: Kể lần lượt các sự việc theo trình tự. (3) Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học rút ra từ câu chuyện. 3.Viết bài văn thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) mà em trực tiếp tham gia hoặc tìm hiểu. (1) Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện) (2) Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian -Những nhân vật tham gia sự kiện -Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động -Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất (3) Kêt bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.