Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
- Giới thiệu về khoa học tự nhiên 
+ Các lĩnh vực của khoa học tự nhiên 
+ Vai trò của khoa học tự nhiên 
- Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành 
+ Cách sử dụng kính lúp cầm tay 
+ Cách xử lí khi bị hóa chất dính vào người 
+ Đặc điểm của từng loại kính, lựa chọn loại kính phù hợp để quan sát tế bào 
+ Các nguyên tắc cần thực hiện để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành 
1.2. CÁC PHÉP ĐO 
- Đo chiều dài, khối lượng và thời gian 
+ Cách chọn dụng cụ để đo khối lượng 
+ Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất 
+ Cách ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp. 
+ Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là giây. 
- Đo nhiệt độ 
+ Nhiệt độ sôi của nước ở một nhiệt độ xác định 
+ Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thường dung 
1.3. TẾ BÀO 
- Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống 
các thành phần cấu tạo của tế bào 
sự khác nhau của tế bào thực vật và động vật 
- Từ tế bào đến cơ thể 
1.4. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG 
- Phân loại thế giới sống 
- Những điểm giống và khác nhau của các sinh vật về môi trường sống, khả năng di chuyển, số 
chân...
pdf 6 trang Bảo Hà 05/04/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sa.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 KNTT NĂM HỌC 2022-2023 1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Giới thiệu về khoa học tự nhiên + Các lĩnh vực của khoa học tự nhiên + Vai trò của khoa học tự nhiên - Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành + Cách sử dụng kính lúp cầm tay + Cách xử lí khi bị hóa chất dính vào người + Đặc điểm của từng loại kính, lựa chọn loại kính phù hợp để quan sát tế bào + Các nguyên tắc cần thực hiện để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành 1.2. CÁC PHÉP ĐO - Đo chiều dài, khối lượng và thời gian + Cách chọn dụng cụ để đo khối lượng + Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất + Cách ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp. + Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là giây. - Đo nhiệt độ + Nhiệt độ sôi của nước ở một nhiệt độ xác định + Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thường dung 1.3. TẾ BÀO - Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống các thành phần cấu tạo của tế bào sự khác nhau của tế bào thực vật và động vật - Từ tế bào đến cơ thể 1.4. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG - Phân loại thế giới sống - Những điểm giống và khác nhau của các sinh vật về môi trường sống, khả năng di chuyển, số chân
  2. - Những điểm giống và khác tìm được ở trên xây dựng được khóa lưỡng phân để phân chia được các sinh vật thành từng nhóm. 2. BÀI TẬP 2.1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên A. Sinh Hóa C. Lịch sử B. Thiên văn D. Địa chất Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi: A. Tế bào biểu bì vảy hành C. Con ong B. Con kiến D. Tép bưởi Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm: A. Thị kính, vật kính B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh) D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn. Câu 4. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là: A. Tế bào thần kinh C. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào lông hút (rễ) D. Tế bào lá cây Câu 5. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào: A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng. Câu 6. Cây lớn lên nhờ: A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
  3. C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu Câu 7. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào? A. Cảm ứng và vận động C. Hô hấp B. Sinh trưởng và vận động D. Cả A,B,C đúng Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống: A. Con gà, con chó, cây nhãn C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 9. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống: A. Con gà, con chó, cây nhãn C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 10. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A. 32 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 11: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 12: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước C. Tuyết tan B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm để lâu bị mốc
  4. Câu 13: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây C. Mưa rơi B. Gió thổi D. Lốc xoáy Câu 14: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện: A. Chất dễ nén được C. Chất dễ hóa hơi B. Chất dễ nóng chảy D. Chất không chảy được Câu 15: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen A. Hô hấp C. Hòa tan B. Quang hợp D. Nóng chảy Câu 16: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai? A. Lau chùi bằng khăn mềm. C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng B. Cất kính vào hộp kín. D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch. Câu 17: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ : A. Nhìn vật xa hơn C. Phóng to ảnh của một vật B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn D. Không thay đổi kích thước của ảnh Câu 18: Tấm kính dùng làm kính lúp có: A. Phần rìa dày hơn phần giữa C. Có hai mặt phẳng B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa D. Có phần giữa bị lõm.
  5. Câu 19: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là: A. mm C. km B. cm D. m Câu 20: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ? A. Khối lượng của cả hộp sữa C. Khối lượng của sữa trong hộp B. Khối lượng của vỏ hộp sữa D. Khối lượng hộp sữa là 900g 2.2. TỰ LUẬN Câu 1. a) Cho hai dụng cụ đo: Thước có giới hạn đo 30cm, độ chia nhỏ nhất 1mm và thước có giới hạn đo 100cm, độ chia nhỏ nhất 1mm. Em hãy chọn một thước đo thích hợp để đo chiều rộng bàn học của em và giải thích vì sao chọn thước đó. b) Để thực hiện đo thừi gian đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em. Câu 2. Trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí? Câu 3. Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, cháy mạnh thì ta nên làm thế nào? d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì?
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN Trắc nghiệm 1.C 2.A 3.A 4.A 5.C 6.A 7.D 8.A 9.C 10.A 11.B 12.D 13.C 14.C 15.B 16.C 17.C 18.B 19.D 20.C Tự luận Câu 1 . a) Trước khi đo em ước lượng bàn học của em dài khoảng 50cm nên em chọn thước đo có giới hạn đo 100cm, độ chia nhỏ nhất 1mm. Vì chọn thước đo này chỉ cần đo một lần là được kết quả, tránh đo nhiều lần mất thời gian và có thể dẫn đến sai số trong phép cộng các kết quả . b) Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, nên để đo chính xác thời gian đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ bấm giây . Câu 2 . Biện pháp bảo vệ không khí : - Quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, vứt rác đúng nơi quy định . - Tuyên truyền nâng cao ý thức con người . - Tiết kiệm điện và năng lượng, tắt điện khi không sử dụng . - Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trồng nhiều cây xanh . Câu 3 . a) Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khóa van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ . b) Để bình gas nơi thoáng khí để khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ . c) Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa van an toàn bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khóa van an toàn bình gas . d) Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau : - Mở hết cửa để khí gas bay ra ngoài . - Khóa van an toàn ở bình gas . - Tuyệt đối không bật công tắc điện, không đánh lửa . - Báo cho người lớn để kiểm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại . Trang | 6