Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO
Bài 1:
Đọc đoạn văn:
“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.
( Trích ngữ văn 6 – Tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, thuộc thể loại truyện gì của văn học dân gian ?
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 3. Câu “Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua”có bao nhiêu từ đơn,bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy?
Câu 4. Nhữngcâu nói của chú bé trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?
Bài 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều
(Trích Dịu và nhẹ - Nguyễn Duy, Về, NXB Hội nhà văn, 1994 |
Câu 1. Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 2. Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ nào?
Câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong đoạn thơ.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_di.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
- UBND QUẬN TRƯỜNG THCS TRỌNG TÂM ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I - KHỐI 6 MÔN NGỮ VĂN I. PHẦN VĂN BẢN: 1.Văn bản truyện: Thánh Gióng; Thạch Sanh. * Yêu cầu: - Nắm được khái niệm truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. - Tóm tắt truyện. - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo, ), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể ) - Cảm nhận: chi tiết đặc sắc; nhân vật trong truyện. 2. Văn bản thơ: À ơi tay mẹ; Về thăm mẹ; Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. * Yêu cầu: - Nắm được đặc điểm thể thơ lục bát. - Nắm được khái niệm ca dao. - Tác giả. - Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ, ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, ) của bài thơ lục bát. - Thuộc lòng thơ. - Nội dung, nghệ thuật chính của văn bản. - Cảm nhận, phân tích được những câu thơ, đoạn thơ hay; chi tiết đặc sắc. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: - Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy); Biện pháp tu từ; Biện pháp tu từ ẩn dụ. * Yêu cầu chung: - Nắm chắc khái niệm, phân loại, tác dụng - Xem lại các bài tập trong SGK. - Vận dụng kiến thức vào việc đặt câu, viết đoạn, bài Tập làm văn. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn tự sự. * Yêu cầu chung: - Nắm được phương pháp làm bài. - Kể lại được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thuéc nói và viết. - Biết kể về một trải nghiệm đáng nhớ. Nhóm trưởng Tổ trưởng Phạm Thị Thu Hà Phạm Thị Hồng Vân
- UBND QUẬN . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS Môn: Ngữ văn lớp 6 Năm học: 2022 – 2023 A. LÍ THUYẾT I. PHẦN VĂN BẢN 1.Văn bản truyện: Thánh Gióng; Thạch Sanh. *Khái niệm truyện truyền thuyết và cổ tích: Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông phương theo quan niệm của nhân dân. minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật, nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu a. Thánh Gióng: * Thể loại: Truyện truyền thuyết. * Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. * Ngôi kể: ngôi thứ ba. * Nhân vật: Cậu bé Gióng (nhân vật chính), mẹ, sứ giả, giặc Ân, nhà vua, dân làng * Những sự việc chính: - Sự ra đời của Thánh Gióng. - Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. - Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. - Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc. - Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. * Nghệ thuật, nội dung: - Nghệ thuật: + Xây dựng hình ảnh người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì, nhiều chi tiết tưởng tượng, giàu ý nghĩa. + Truyện gắn với phong tục, địa danh, những chi tiết kì lạ, khác thường. - Nội dung: + Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. + Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. + Truyện phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta thời xa xưa: thời đại Hùng Vương. + Hiện còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng. - Cảm nhận chi tiết: Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc Ý nghĩa: + Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Gióng. Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên đối với người anh hùng.
- + Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì. b. Thạch Sanh: *Thể loại: Truyện cổ tích * Phương thức biểu đạt chính: Tự sự * Ngôi kể: ngôi thứ ba * Nhân vật: Thạch Sanh - Kiểu nhân vật dũng sĩ (mồ côi, có tài năng kì lạ), Lí Thông, Mẹ Lí Thông, Công Chúa, Thái tử con vua Thủy tề, Chằn Tinh, Đại Bàng, quân 11 nước chư hầu. * Những sự việc chính: - Thạch Sanh ra đời - Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông. - Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. - Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. - Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công. - Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công. - Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù. - Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa. - Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu và lên ngôi vua. * Nội dung, nghệ thuật: - Nghệ thuật: + Sử dụng các chi tiết thần kì. + Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, hợp lí. - Nội dung: Kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. - Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. * Cảm nhận chi tiết: - Tiếng đàn thần kì: + Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho TS, Lí Thông bị vạch mặt. Đó là tiếng đàn của công lí -> Thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của nhân dân. + Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. - Niêu cơm thần kì: + Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục
- + Niêu cơm với lời thách đố của TS và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu => tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh. + Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân. 2. Văn bản thơ: À ơi tay mẹ; Về thăm mẹ; Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. * Đặc điểm thể thơ lục bát: - Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ. - Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát; tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo - Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 a. À ơi tay mẹ *Tác giả: Bình Nguyên. *Thể loại: thể thơ lục bát. *Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật: - Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. - Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh đến quên mình. - Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con. + Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc. * Cảm nhận câu thơ Đôi bàn tay trước giông tố cuộc đời: Bàn tay mẹ: chắn mưa sa, chắn bão qua mùa màng Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước mọi gian nan, khó khăn để bảo vệ cho con b. Về thăm mẹ: *Tác giả: Đinh Nam Khương *Thể loại: thể thơ lục bát. *Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật: - Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát ; + Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa; + Từ láy đặc sắc. - Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ. - Ý nghĩa: - Tình yêu thương bao la của cha mẹ dành cho ta thể hiện từ những điều bình dị, giản đơn nhất ; - Mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình. * Cảm nhận dòng thơ “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn ” Dấu ba chấm cuối dòng thơ: + Ý muốn chỉ còn có rất nhiều nghẹn ngào con chẳng nói thành lời, chất chứa trong lòng chẳng thể nói ra. + Câu thơ như kéo dài những niềm thương nỗi nhớ của người con dành cho mẹ. + Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả.
- ->Thể hiện sự xúc động nghẹn ngào, tình yêu thương, biết ơn dành cho mẹ của tác giả. c. Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. * Khái niệm ca dao: - Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. - Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng. - Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình. *Nội dung, nghệ thuật: - Nghệ thuật + Thể thơ lục bát + Âm điệu tha thiết + Phép so sánh, đối xứng. - Nội dung Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy): - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng, - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng. Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh, + Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành. Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn, ; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan, + Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. 2. Biện pháp tu từ: Là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc. 3. Biện pháp tu từ ẩn dụ: Ẩn dụ là biện pháp tu từ, sự vât, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: 1. Kể lại được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết * Các bước: B1. Chuẩn bị B2. Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý: Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: + Nội dung truyện. + Các sự kiện và nhân vật chính của truyện. + Diễn biến của truyện: mở đầu - phát triển - Kết thúc. + Các chi tiết, hình ảnh, yếu tố biểu cảm, miêu tả có thể bổ sung. + Thay đổi kết thúc truyện. + Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi đọc xong truyện.
- - Lập dàn ý + Mở bài: Giới thiệu truyện. + Thân bài: Kể bằng lời văn của mình theo các sự việc. + Kết bài: Nêu cảm ghĩ của em về truyện, về nhân vật chính. B3. Viết bài - Kể theo dàn ý - Kể bằng lời văn của bản thân mình. B4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết Đọc và sửa lại bài viết. 2. Kể về một trải nghiệm đáng nhớ. * Định hướng: - Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, ) là kể về một sự việc, một hành động, của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. - Người kể sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” B1. Chuẩn bị B2. Tìm ý và lập dàn ý Lập dàn ý: - Mở đầu: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống mà người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em câu chuyện. - Nội dung chính: Lựa chọn, sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí, kể diễn biến câu chuyện: + Thời gian, không gian; + Ngoại hình, tâm trạng; + Hành động, cử chỉ; + Lời nói, thái độ; + Tình cảm, cảm xúc của em trước hành động, sự việc đó. - Kết thúc: + Phát biểu suy nghĩ của em về tấm long của người thân đối với mình; + Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm. B3. Viết bài - Kể theo dàn ý - Kể bằng lời văn của bản thân mình. B4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết Đọc và sửa lại bài viết. B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO Bài 1: Đọc đoạn văn: “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”. ( Trích ngữ văn 6 – Tập 1)
- Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, thuộc thể loại truyện gì của văn học dân gian ? Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 3. Câu “Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua”có bao nhiêu từ đơn,bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy? Câu 4. Những câu nói của chú bé trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mùa xuân trở dạ dịu dàng hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều (Trích Dịu và nhẹ - Nguyễn Duy, Về, NXB Hội nhà văn, 1994 Câu 1. Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ. Câu 2. Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ nào? Câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong đoạn thơ. Bài 3: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ em vừa tìm được. Câu 2. Ghi lại các 4 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3. Hai câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4. Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? Bài 4: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
- Câu 2. Em hãy ghi lại các hai từ đơn, hai từ ghép có trong đoạn thơ trên. Câu 3. Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó? Câu 4. Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? Câu 5. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người?