Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023
Câu 1: Em làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình.
A: Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu còn hỏi bạn
B: Sử dụng cùng mật khẩu cho mọi thứ
C: Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
D: Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quyên
Câu 2: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A: Cho mượn ngay không cần điều kiện gì
B: Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
C: Cho mượn 1 ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
D: Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Câu 3: Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A: Đóng video và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì
B: Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn
C: Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
D: Mở video đó và xem
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_tin_hoc_lop_6_sach_ket_no.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II PHÒNG GD&ĐT QUẬN MÔN: Tin học 6 TRƯỜNG THCS Năm học 2022 - 2023 I. Nội dung 1. Học sinh ôn tập kiến thức các bài: 9; 10; 11; 12. 2. Nội dung chính: * Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số. • Bài 9: An toàn thông tin trên Internet * Chủ đề 5: Ứng dụng tin học • Bài 10: Sơ đồ tư duy • Bài 11: Định dạng văn bản • Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng. II. Câu hỏi tự luận Câu 1: Nêu tác hại và nguy cơ khi dùng Internet? Câu 2: Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy? Câu 3: Nêu các lệnh định dạng đoạn văn bản? Câu 4: Nêu các bước tạo bảng? Câu 5: Nêu các bước in văn bản? Câu 6: Làm thế nào để sử dụng mạng xã hội và chia sẻ thông tin trên Internet có hiệu quả? III. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Em làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình.
- A: Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu còn hỏi bạn B: Sử dụng cùng mật khẩu cho mọi thứ C: Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết D: Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quyên Câu 2: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì? A: Cho mượn ngay không cần điều kiện gì B: Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng. C: Cho mượn 1 ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì. D: Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn. Câu 3: Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì? A: Đóng video và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì B: Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn C: Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó. D: Mở video đó và xem Câu 4: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì? A. cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus B. tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính C. cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội D. truy cập vào các liên kết lạ Câu 5: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là: A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm B. Các từ khóa liên quan đến trang web
- C. Địa chỉ của trang web D. Bản quyền Câu 6: Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet. A. Mở thư điện tử do người lạ gửi B. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập những tin tức Hot D. Vào trang web để tìm tài liệu học tập Câu 7: Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn là: A. giữ an toàn B. gặp gỡ thường xuyên C. kiểm tra độ tin cậy D. đừng chấp nhận Câu 8: Hành động nào sau đây là đúng? A. luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ B. nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng C. chia sẻ cho các bạn những video bạo lực D. đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội Câu 9: Em nên sử dụng webcam khi nào? A. Không bao giờ sử dụng webcam B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng D. Khi nói chuyện với bất kì ai Câu 10: Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?
- A. Nguyen_Van_An_2020 B. Nguyenvanan1234@ C. 12345678 D. Nguyen_Van_An Câu 11: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành: A. tiêu đề, đoạn văn. B. chủ đề chính, chủ đề nhánh. C. mở bài, thân bài, kết luận. D. chương, bài, mục. Câu 12: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần: A. Bút, giấy, mực. B. Phần mềm máy tính. C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc, D. Con người, đồ vật, khung cảnh, Câu 13: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì? A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung. B. Hạn chế khả năng sáng tạo. C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm. D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người. Câu 14: Sơ đồ tư duy là gì? A. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng
- C. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi Câu15: Để tạo sơ đồ tư duy em cần phải: A. vẽ chủ đề chính ở bên phải tờ giấy để tiện kết nối chủ đề chính với các chủ đề phụ B. tạo nhánh từ các chủ đề phụ C. thêm từ khóa, tạo các nhánh và chọn màu khác nhau D. xác định chủ đề chính, tạo nhanh, thêm từ khóa và chọn màu khác nhau cho nhánh. Câu 16: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính? A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian rộng mở, dễ sửa chữa, thêm bớt nội dung B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác Câu 17: Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để: A. học các kiến thức mới B. không cần phải suy nghĩ gì thêm khi học tập C. ghi nhớ tốt hơn D. bảo vệ thông tin cá nhân Câu 18: Sơ đồ tư duy không hỗ trợ được em điều gì trong học tập? A. hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức B. sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong học tập C. ghi nhớ nhanh các kiến thức đã học D. ghi nhớ lời giảng của thầy cô Câu 19: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
- 1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính. 2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh. 3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh. 4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía. A. 1 - 2 - 3 – 4 B. 1 - 3 - 2 – 4 C. 4 - 3 - 1 – 2 D. 4 - 1 - 2 – 3 Câu 20: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì? A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung B. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau C. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau D. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo Câu 21: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là: A. Dòng. B. Trang. C. Đoạn. D. Câu. Câu 22: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản? A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng. B. Chọn chữ màu xanh.
- C. Căn giữa đoạn văn bản. D. Thêm hình ảnh vào văn bản. Câu 23: Một văn bản gồm có bao nhiêu lề? A. 3 lề B. 4 lề C. 5 lề D. 2 lề Câu 24: Khổ giấy phổ biến được sử dụng trong word là: A. A1 B. A2 C. A3 D. A4 Câu 25: Phần mềm soạn thảo văn bản không có chức năng nào sau đây? A. Nhập văn bản B. Sửa đổi, chỉnh sửa văn bản C. Lưu trữ và in văn bản D. Chỉnh sửa hình ảnh và âm thanh Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Phần mềm soạn thảo văn bản chỉ có thể cài đặt được trên máy tính. B. Em không thể làm việc cộng tác với người khác trên cùng một văn bản ở bất cứ đâu. C. Có nhiều loại phần mềm soạn thảo văn bản khác nhau. D. Em không thể chỉnh sửa lại văn bản sau khi đã lưu. Câu 27: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
- A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản D. Nhấn phím Enter Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng: A. khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em luôn phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung B. khi gõ nội dung, khi hết dòng máy tính không tự động xuống dòng C. khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em có thể sửa lỗi trong văn bản sau khi gõ xong nội dung hoặc bất cứ lúc nào em cảm thấy cần thiết. D. em chỉ có thể trình bày nội dung văn bản bằng một vài phông chữ nhất định. Câu 29: Thao tác nào sau đây không thực hiện được sau khi dùng lệnh File/Print để in văn bản? A. Nhập số trang cần in B. Chọn khổ giấy in C. Thay đổi lề của đoạn văn bản D. Chọn máy in để in nếu máy tính được cài đặt nhiều máy in Câu 30: Bạn An đang định in trang văn bản, theo em khi đang ở chế độ in, An có thể làm gì? A. Xem tất cả các trang văn bản B. Chỉ có thể thấy trang văn bản mà An đang làm việc C. Chỉ có thể thấy các trang không chứa hình ảnh D. Chỉ có thể thấy trang đầu tiên của văn bản Câu 31: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
- A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph. B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản. C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản. D. Nhấn phím Enter. Câu 32: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để A. Chọn hướng trang đứng. B. Chọn hướng trang ngang. C. Chọn lề trang. D.Chọn lề đoạn văn bản. Câu 33: Nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng là: A. Dễ so sánh B. Dễ in ra giấy C. Dễ học hỏi D. Dễ di chuyển Câu 34: Trình bày thông tin ở dạng bảng giúp em A. biết được nguồn gốc thông tin để có thể dễ dàng tìm kiếm và tổng hợp thông tin B. tạo và định dạng văn bản C. có thể tìm kiếm và sao chép mọi thông tin D. trình bày thông tin một cách cô đọng, có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh, tổng hợp được thông tin. Câu 35: Cho các bước tạo bảng: a. Chọn nút tam giác nhỏ bên dưới Table b. Di chuyển chuột từ góc trên, bên trái cửa sổ Insert Table để chọn số cột, số hàng. c. Chọn Insert
- Trật tự sắp xếp các bước đúng: A. a – b – c B. b – c – a C. a – c – b D. c – a – b Câu 36: Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là: A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím. B. Chỉ sử dụng chuột. C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc. D. Có thể sử dụng chuột, phím Tab hoặc các phím mũi tên trên bàn phím. Câu 37: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai? A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát, Câu 38: Muốn xóa bảng, sau khi chọn cả bảng, em nháy chuột phải vào ô bất kì trong bảng rồi chọn lệnh: A. Delete Rows B. Delete Table C. Delete Columns D. Delete Cells Câu 39: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?
- A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột. B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột. C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột. D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột. Câu 40: Để chuẩn bị lên kế hoạch cho buổi dã ngoại của lớp, cô giáo giao cho hai bạn Minh và An thu thập thông tin cho buổi dã ngoại. Theo em, những thông tin nào không nên trình bày dưới dạng bảng? A. Một đoạn văn mô tả ngắn gọn về địa điểm dã ngoại. B. Chương trình hoạt động. C. Các đồ dùng cần mang theo. D. Phân công chuẩn bị.