Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm? 
A. Nấm là sinh vật nhân thực. 
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp. 
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin. 
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ. 
Câu 2: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng 
A. Hình túi  
B. Hình tai mèo  
C. Sợi nấm phân nhánh 
D. Hình mũ 
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn? 
A. Một số đại diện có cơ thể đa bào. 
B. Cơ thể có cấu tạo từ các tế bào nhân thực. 
C. Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh. 
D. Thành tế bào có cấu tạo bằng chất kitin. 
Câu 4: Cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm bộ phận nào dưới đây? 
A. Hạt  
B. Hoa  
C. Quả  
D. Rễ 
Câu 5: Rêu thường sống ở môi trường nào? 
A. Môi trường nước  
B. Môi trường khô hạn 
C. Môi trường ẩm ướt 
D. Môi trường không khí.
pdf 4 trang Bảo Hà 06/04/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_s.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: KHTN 6 – CD 1. Kiến thức cần nhớ 1.1. Phân loại thế giới sống - Nêu được sự cần thiết của sự phân loại thế giới sống. - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống, lấy được ví dụ cho mỗi giới. - Dựa vào sơ đồ phân biệt được các nhóm theo trật tự loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. - Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật. - Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật. 1.2. Khoá lƣỡng phân - Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân trong phân loại một số nhóm sinh vật. - Thực hành xây dựng được kháo lưỡng phân với đối tượng sinh vật. 1.3. Virus và vi khuẩn - Mô tả được hình dạng, cáu tạo đơn giản của virut, vi khuẩn, phân biệt được virut và vi khuẩn. - Nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn. - Nêu được một số bệnh do virut, bệnh do vi khuẩn gây nên và cách phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn. - Vận dụng được hiểu biết về virut và vi khuẩn để giải thích cho một số hiện tượng trong thực tiễn. 1.4. Đa dạng nguyên sinh vật - Nhận biết được một số nguyên sinh vật như tảo lục đơn bào, tảo silic, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật. - Nêu được sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. - Nêu được một số bệnh, cách phòng và chống do nguyên sinh vật gây nên. - Quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dứoi kính lúp và kính hiển vi.
  2. 1.5. Đa dạng nấm - Nhận biết được một số đại diện nấm. - Trình bày được sự đa dạng nấm và vai trò của nấm. - Nêu được một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng chống bệnh. - Vận dụng được hiểu biết về nấm để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống. - Quann sát và vẽ được hình một số loại nấm. 1.6. Đa dạng thực vật - Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch dẫn( rêu), thực vật có mạch dẫn, không có hạt ( dương xỉ), thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa ( hạt trần), thực vật có mạch dẫn, có hạt, có hoa ( hạt kín). 1.7. Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên 1.8. Đa dạng động vật không xƣơng sống - Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống, gọi được tên một số động vật không xương sống điển hình. - Nêu được một số ích lợi và tác hại của động vật không xương sống trong đời sống. - Quan sát ( hoặc chụp ảnh) được một số động vật không xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình. 1.9. Đa dạng động vật có xƣơng sống - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống. Gọi được tên một số động vật có xương sống điển hình. - Phân biệt được 2 nhóm động vật không xương sống và có xương sống. - Nêu được một số ích lợi và tác hại của động vật có xương sống trong đời sống. - Quan sát ( hoặc chụp ảnh) được một số động vật có xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình. 1.10. Đa dạng sinh học - Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn. - Giải thích được vì sao cần bảo về đa dạng sinh học. 2. Luyện tập
  3. Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm? A. Nấm là sinh vật nhân thực. B. Tế bào nấm có chứa lục lạp. C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin. D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ. Câu 2: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng A. Hình túi B. Hình tai mèo C. Sợi nấm phân nhánh D. Hình mũ Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn? A. Một số đại diện có cơ thể đa bào. B. Cơ thể có cấu tạo từ các tế bào nhân thực. C. Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh. D. Thành tế bào có cấu tạo bằng chất kitin. Câu 4: Cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm bộ phận nào dưới đây? A. Hạt B. Hoa C. Quả D. Rễ Câu 5: Rêu thường sống ở môi trường nào? A. Môi trường nước B. Môi trường khô hạn C. Môi trường ẩm ướt D. Môi trường không khí. Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây là của ngành ruột khoang? A. Đối xứng hai bên B. Đối xứng tỏa tròn C. đối xứng lưng – bụng D. đối xứng trước – sau. Câu 7: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo. Câu 8: Loài chim nào dưới đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội?
  4. A. Chim bồ câu B. Chim cánh cụt C. Gà D. Vịt Câu 9: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo Câu 10: Chi trước biến đổi thành cánh da là đặc điểm của loài nào dưới đây? A. Chim bồ câu B. Dơi C. Thú mỏ vịt D. Đà điểu ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D C D C B C B D B Trang | 4