Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1. Nội dung ôn tập 
1.1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ 
- Nêu khái niệm và biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ 
- Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. 
1.2. Yêu thương con người 
- Nêu khái niệm và biểu hiện của tự hào của yêu thương con người 
- Ý nghĩa của yêu thương con người 
1.3. Siêng năng, kiên trì 
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 
- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học, tập lao động. 
- Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì, góp ý cho những bãn có biểu hiện lười biếng hay 
nản lòng để khắc phục hạn chế này. 
- Thực hiện được những việc là thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống 
hằng ngày 
1.4. Tôn trọng sự thật 
- Nêu được khái niệm: Tôn trọng sự thật là gì? 
- Biểu hiện tôn trọng sự thật 
- Tại sao cần phải tôn trọng sự thật? 
1. 5. Tự lập 
- Nêu được khái niệm tự lập 
- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập. 
- Hiểu được vì sao phải tự lập 
1.6. Tự nhận thức bản thân 
- Trình bày khái niệm và ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. 
- Nêu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân 
- Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh 
- Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân
pdf 28 trang Bảo Hà 04/04/2023 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_ch.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN GDCD 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2022-2023 1. Nội dung ôn tập 1.1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Nêu khái niệm và biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. 1.2. Yêu thương con người - Nêu khái niệm và biểu hiện của tự hào của yêu thương con người - Ý nghĩa của yêu thương con người 1.3. Siêng năng, kiên trì - Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học, tập lao động. - Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì, góp ý cho những bãn có biểu hiện lười biếng hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. - Thực hiện được những việc là thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày 1.4. Tôn trọng sự thật - Nêu được khái niệm: Tôn trọng sự thật là gì? - Biểu hiện tôn trọng sự thật - Tại sao cần phải tôn trọng sự thật? 1. 5. Tự lập - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập. - Hiểu được vì sao phải tự lập 1.6. Tự nhận thức bản thân - Trình bày khái niệm và ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. - Nêu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân - Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh - Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân 2. Câu hỏi ôn tập BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ NHẬN BIẾT: Số câu: 15 Câu 1: Biểu hiện nào không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là? A. Lấy vợ, lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống yêu nước. Trang | 1
  2. D. Truyền thống nhân nghĩa Câu 2: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là? A. Lưu giữ nghề làm gốm. B. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống. C. Không truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu. D. Lãng quyên nghề của cha ông Câu 3: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là? A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu. B. Truyền dạy cho con cháu nghề làm chiếu. C. Con cháu luôn phát huy truyền thống của ông, bà. D. Truyền lại bí quyết làm bánh cuốn cho con cháu. Câu 4: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào? A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống yêu nước. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Câu 5: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là? A. Những giá trị tốt đẹp. B. Những phong tục lạc hậu. C. Những hũ tục cần bãi bỏ. D. Những quan niệm sống. Câu 6: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Yêu thương con cháu. C. Giúp đỡ con cháu. D. Quan tâm con cháu. Câu 7: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là? A. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Gia đình hạnh phúc. C. Gia đình đoàn kết. D. Gia đình văn hóa. Câu 8: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt. B. Phô trương cho mọi người biết. C. Thông báo cho mọi người Trang | 2
  3. D. Nhằm tặng quà cho con cháu. Câu 9: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì? A. Sống trong sạch, lương thiện. B. Đua đòi, ăn chơi lêu lỏng. C. Chê bai các truyền thống của ân tộc. D. Sống xa hoa lãng phí. Câu 10. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Nói và làm những việc theo ý thích của mình, không quan tâm đến danh dự của gia đình, dòng họ. B. Xoá bỏ các thói quen xấu của gia đình, dòng họ. C. Coi trọng và giữ gìn thanh danh của gia đình, dòng họ. D. Tự hào về những truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ Câu 11: Tư tưởng nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của gia đinh, dòng họ? A. Trọng nam khinh nữ. B. Kính già, yêu trẻ. C. Lá lành đùm lá rách. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 12: Hành vi nào sau đây vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ? A. Con cái đánh chửi cha mẹ. B. Con cháu kính trọng ông bà. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau. D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Câu 13. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào? A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh. B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán. C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan. Câu 14. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được A. truyền từ đời này sang đời khác. B. mua bán, trao đổi trên thị trường. C. nhà nước ban hành và thực hiện. D. đời sau bảo vệ nguyên trạng. Câu 15: Biểu hiện nào không phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? A. Ăn chơi là cà không chịu học hành. B. Trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống Trang | 3
  4. A. Không. Vì đó là suy nghĩ và hành vi lừa dối khách hàng, rất đáng bị phê phán. B. Đồng tình. Vì như vậy sẽ có lợi cho cả bà Tân và khách hàng. C. Đồng tình. Vì như vậy mới có kịp đủ bánh để bán cho khách lại có thêm thu nhập. D. Không. Vì đó là suy nghĩ và hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của bà Tân. Câu 4: Em và Minh cùng đi bọc. Trên đường đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường. Trong trường hợp này em sẽ làm gì? A. Khuyên Minh nên nói thật và xin lỗi cô giáo. B. Mặc kệ Minh vì không liên quan đến mình. C. Đứng ra làm chứng cho lời nói của Minh. D. Nói thẳng với cô giáo là Minh nói dối. Câu 5: Giờ ra chơi, em thấy Nam ném đá làm vỡ kính lớp học. Nhưng khi thầy giáo hỏi ai làm vỡ kinh, Nam vội trả lời: “Thưa thầy, em thấy có một bạn ném đá vào cửa kính lớp học rồi chạy đi ạ!”. Trong tình huống này em sẽ xử lí thế nào? A. Khuyên bạn nhận lỗi và phản ánh sự thật với thầy giáo. B. Xác nhận câu trả lời của Nam để bạn khỏi bị phạt. C. Nói thẳng trước lớp là Nam làm vỡ kính. D. Im lặng coi như không biết. Câu 6: Hà tâm sự với Hùng về những mâu thuẫn, khó khăn trong gia đình và muốn Hùng không nói với ai. Gần đây, Hà học hành sa sút, bị cô giáo nhắc nhở. Hùng rất muốn nói về sự thật hoàn cảnh của Hà cho cô giáo biết để thông cảm và giúp đỡ. Nhưng Hùng đang băn khoăn không biết có nên nói không. Nếu là Hùng thì em sẽ làm gì? A. Em sẽ nói với cô về hoàn cảnh của Hà, và sẽ cùng cô kêu gọi các bạn trong lớp giúp bạn. B. Em sẽ nói với cô về hoàn cảnh của Hà. C. Em sẽ không nói với cô về hoàn cảnh của Hà. D. Em sẽ không nói với cô nhưng sẽ kêu gọi các bạn trong lớp giúp bạn. BÀI 5: TỰ LẬP NHẬN BIẾT: 15 câu Câu 1: Tự lập là gì? A. Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình. B. Tự lập là làm các công việc của mình khi được người khác nhắc nhở. C. Tự lập là tự làm bài tập của mình D. Đáp án khác Câu 2: Biểu hiện của tự lập là: A. Tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. B Tự suy nghĩ, tự ý làm những gì mình thích. C. Tự suy nghĩ, tự hành động không cần người khác góp ý. D. Luôn tự cho là mình giỏi nên không bao giờ nghe người khác góp ý. Câu 3: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện trái với biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể? Trang | 19
  5. A. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh. B. Súc miệng nước muối mỗi sáng. C. Luyện tập thể dục hằng ngày. D. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ. Câu 4: Tự lập sẽ giúp chúng ta: A. Tự tin, có bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống. B. Tự tin, khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời. C. Tự tin, khỏe mạnh, giàu có. D. Tự tin, giàu có. Câu 5: Biết sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý là biểu hiện của người có tính? A. Tự lập B. Tiết kiệm. C. Trung thực. D. Chăm chỉ Câu 6: Trong các biểu hiện dưới đây đâu là biểu hiện của tính tự lập? A. Tự suy nghĩ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. B. Ỷ lại vào người khác, lười nhác, không nỗ lực, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm C. Cả A và B đúng. D. Cả A và B sai. Câu 7: Đối lập với tự lập là: A. Ỷ lại. B. Tự tin. C. Ích kỉ. D. Tự chủ. Câu 8: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là? A. Tự lập. B. Trung thành. C. Trung thực. D. Tiết kiệm. Câu 9: Hoa đã học lớp 6 nhưng sáng nào đi học mẹ cũng phải chải tóc cho. Việc làm của Hoa là: A. Chưa có tính tự lập. B. Chưa tiết kiệm. C. Chưa trung thực. D. Chưa lễ độ. Câu 10: Nói về tính tự lập, em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Tự lập sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Trang | 20
  6. B. Tự lập sẽ khiến ta mệt mỏi. C. Tự lập làm cho ta bị gò bó. D. Tự lập làm cho ta thấy khó chịu. Câu 11: Nói về tự lập, em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Tự lập là đức tính cần có và cần thiết ở mỗi người. B. Tự lập làm cho chúng ta thấy khó chịu. C. Tự lập không mang lại điều gì tốt đẹp cho cuộc sống cả. D. Tự lập làm cho con người trở nên ích kỉ. Câu 12: Biểu hiện nào sau đây mang tính tự lập? A. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn. B. Nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thì không cần phải tự lập. C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. D. Tự lập trong cuộc sống là vô cùng khó khăn nên học sinh không thể tự lập. Câu 13: Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người: A. Không tự lập. B. Biết dựa vào người khác. C. Lười lao động. D. Lợi dụng người khác. Câu 14: Trường hợp nào sau đây thể hiện đức tính tự lập? A. Chỉ nhờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh khi thật sự cần thiết. B. Trong giờ kiểm tra đã chép bài của bạn. C. Không tiếp xúc, giao tiếp với những người xung quanh. D. Không tự tin giải quyết công việc nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Câu 15: Trường hợp nào sau đây không thể hiện đức tính tự lập? A. Chỉ nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh thì mới hoàn thành được công việc. B. Tự tin giải quyết công việc khi không có sự giúp đỡ của người khác. C. Mạnh dạn tiếp xúc, giao tiếp với những người xung quanh. D. Trong giờ kiểm tra tự cố gắng làm bài chứ không chép bài của bạn. THÔNG HIỂU: 9 câu Câu 1: Trong các bạn sau đây bạn nào có tính tự lập? A. Nhà Nam gần trường mẫu giáo, nên Nam nhận nhiệm vụ đưa đón em đến trường giúp bố mẹ. B. Khi làm bài tập An chỉ làm những bài dễ, bài khó bạn không làm mà chờ lên lớp hỏi chép bài của các bạn. C. Gần nhà Lan có một hiệu văn phòng phẩm, nhưng Lan thường nhờ mẹ mua bút thước khi cần thiết. D. Sáng nào Hoa cũng chờ mẹ gọi thức dậy đi học. Câu 2: Các em cần làm gì để rèn luyện tính tự lập trong học tập và cuộc sống hằng ngày? Trang | 21
  7. A. Cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động. B. Chỉ làm khi cảm thấy việc đó là có lợi cho bản thân. C. Chúng ta còn nhỏ chỉ cần nhờ bố mẹ giúp là được. D. Công việc làm được bao nhiêu thì làm, không xong mai làm tiếp. Câu 3: Vì sao các bạn học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ? A. Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác tôn trọng. B. Tự lập giúp chúng ta trở nên xuất xắc trong cái nhìn của bố mẹ. C. Giúp chúng ta nổi tiếng. D. Được người khác iu quý và ngưỡng mộ. Câu 4: Hoạt động nào sau đây thể hiện tính tự lập? A. Tự giác trong học tập, không để người khác nhắc nhở. B. Thường xuyên đi học muộn, soạn bài qua loa. C. Học bài cũ mà không cần chuẩn bị bài mới. D. Để học tập tốt, chỉ cần đến lớp nghe thầy cô giảng, không cần ghi bài. Câu 5 : Hoạt động thể hiện không có tính tự lập là? A. Nói dối bố mẹ là bị đau bụng để ở nhà chơi mà không phải đi học. B. Bị bệnh không thể đi học được nên nhờ bạn chép bài hộ. C. Quần áo của mình luôn giặt sạch sẽ chứ không để mẹ giặt. D. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Câu 6: Việc làm của bạn nào sau đây là biểu hiện của tính tự lập? A. Khoa sau khi đi đá bóng về luôn tự giặt sạch quần áo và giày đá bóng của mình không để mẹ phải giặt. B. Nam thường mang bài tập đến lớp mượn của các bạn cùng lớp chép cho nhanh. C. Nga đi học về thường vứt cặp sách lung tung sau đó mẹ phải đi dọn D. Cả 3 bạn trên đều là người có tính tự lập Câu 7: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì? A. Thành công trong cuộc sống, được mọi người tôn trọng. B. Sự khó khăn, vất vả, mệt mỏi. C. Sự vất vả, thiệt thòi cho bản thân. D. Sự mệt mỏi, chán ngán, khó chịu. Câu 8: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì? A. Làm những việc vừa sức với mình, chủ động học hỏi những điều không biết. B. Làm những điều mình thích. C. Chỉ cần tích cực học tập, ngoài ra không cần làm gì. D. Trong giờ học chỉ cần chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài là đủ, không cần học ở nhà. Trang | 22
  8. Câu 9: Anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay nhưng anh vẫn tự dùng chân của mình để viết và làm những công việc trong khả năng của mình. Câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Ký nói lên đức tính gì? A. Tự lập. B. Tự chủ. C. Tự tin. D. Dũng cảm. VẬN DỤNG: 5 câu Câu 1: Cô giáo giao bài tập Toán cho Hưng về nhà làm nhưng do nhà Hưng có đám cưới nên Hưng nhờ Nam làm hộ và hứa sẽ trả công cho Nam. Nhận xét về việc làm của Hưng? A. Hưng làm như thế là thiếu tính tự lập. B. Hưng làm như thế là lừa dối bạn. C. Hưng làm như thế là đang lợi dụng lòng tốt của bạn. D. Hưng làm như thế là đúng, vì có lí do chính đáng. Câu 2: Nhà Hà chỉ cách trường 50 mét nhưng Hà thường xuyên đi học muộn. Khi cô giáo hỏi lí do thì Hà trả lời là do cha mẹ không gọi thức dậy nên Hà ngủ quên. Nhận xét về bạn Hà? A. Hà là người không có tính tự lập. B. Hà là người không lễ phép. C. Hà là người không trung thực. D. Hà là người thiếu tự tin. Câu 3: Bạn Q học lớp 6, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Bạn Q là người ỷ lại. B. Bạn Q là người ích kỷ. C. Bạn Q là người tự lập. D. Bạn Q là người vô ý thức. Câu 4: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn E giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. E là người tự lập. B. E là người ỷ lại. C. E là người tự tin. D. E là người tự ti. Câu 5: Trong các trường hợp sau, ai không thể hiện tính tự lập? A. Tối nào Hà cũng thức xem ti vi đến khuya, đợi mẹ nhắc mới chịu đi ngủ. B. Mai nói với mẹ muốn nhận nhiệm vụ dọn rửa sau bữa ăn hàng ngày và bạn đã thực hiện rất tốt. C. Sau giờ học ở trường, Lan về nhà ăn cơm trưa xong là vào phòng đóng cửa chơi game. D. Trước khi đi học Nam không tự chuẩn bị quần áo và tập sách đầy đủ mà đợi mẹ nhắc nhở mới làm. BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN NHẬN BIẾT : 14 câu Trang | 23
  9. Câu 1: Tự nhận thức bản thân là gì? A. Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. B. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình. C. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân. D. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình Câu 2: Người tự tin thì sẽ có biểu hiện: A. Hành động một cách chắc chắn, không hoang mang. B. Luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân. C. Luôn chịu ảnh hưởng bởi lời nói của người khác. D. Không dám nói chuyện trước chỗ đông người. Câu 3: Người tự nhận thức bản thân sẽ không có biểu hiện? A. Luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân. B. Luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân. C. Chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định. C. Hành động chắc chắn, không hoang mang, dao động. Câu 4: Khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình là: A. Tự nhận thức bản thân. B. Phê bình và tự phê bình. C. Đức tính kiên trì. D. Đức tính khiêm tốn. Câu 5: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự nhận thức bản thân? A. Khắc phục khuyết điểm. B. Luôn đề cao bản thân. C. Tự quyết định mọi việc làm. D. Luôn làm theo ý người khác. Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Tự nhận thức để hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người. B. Tự nhận thức bản thân là việc làm không cần thiết. C. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự nhận thức để hoàn thiện bản thân. D. Trẻ em không cần phải tự nhận thức bản thân. Câu 7: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để A. Tự hoàn thiện bản thân. B. Sống có đạo đức. C. Sống hòa nhập. Trang | 24
  10. D. Tự nhận thức đúng về mình. Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tự nhận thức bản thân? B. Có chí thì nên. B. Học một hiểu mười. C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ D. Năng nhặt chặt bị. Câu 9: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua: A. Rèn luyện. B. Học tập. C. Thực hành. D. Lao động. Câu 10: Điểm quan trọng nhất để tự nhận thức để hoàn thiện bản thân là cần xác định được A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. B. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân. C. Khả năng của bản thân. D. Sức mạnh của bản thân. Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tự nhận thức bản thân? A. Tự cao, tự đại. B. Tự tin vào bản thân. C. Rèn luyện sức khỏe. D. Ham hỏi hỏi. Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của việc tự nhận thức bản thân? A. Hiểu rõ bản thân. B. Biết mọi điều. C. Tiến tới thành công. D. Tự tin hơn. Câu 13: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện? A. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo. B. Tức nước vỡ bờ. C. Ăn cây táo, rào cây sung. D. Nhìn mặt bắt hình dong. Câu 14: Trong những việc làm sau, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân? A. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân. B. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa. C. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình. D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu. Trang | 25
  11. THÔNG HIỂU: 9 câu Câu 1: Phương án nào sau đây không là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân? A. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội. B. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác. C. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân. D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân. Câu 2: Người tự có nhận thức bản thân sẽ có cách cư xử như thế nào? A. Sẽ luôn biết giúp đỡ người khác. B. Luôn đề cao giá trị của bản thân. C. Luôn làm thay người khác. D. Làm người khác bị nhỏ bé. Câu 3: Để rèn luyện tinh thần tự nhận thức bản thân trong học tập chúng ta cần? A. Có kế hoạch học tập và rèn luyện hợp lý. B. Tự học. C. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn, đội. D. Siêng năng. Câu 4: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự nhận thức bản thân? A. Biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu. B. Có người giúp đỡ thường xuyên. C. Có điều kiện về kinh tế gia đình. D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định. Câu 5: Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải A. Tự nhận thức và hoàn thiện bản thân. B. Tự học tập, lao động. C. Rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội. D. Rèn luyện thể chất để học tập và lao động. Câu 6: Để tự nhận thức bản thân, mỗi người cần phải A. Có hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân. B. Tích cực lao động hằng ngày để có cuộc sống tốt hơn. C. Có nhiệt huyết với công việc. D. Có tinh thần trách nhiệm. Câu 7: Người không biết tự nhận thức bản thân sẽ A. Trở nên lạc hậu. B. Không hoàn thành nhiệm vụ. C. Làm việc kém hiệu quả. D. Bị mọi người xa lánh. Trang | 26
  12. Câu 8: Để tự nhận thức bản thân, chúng ta cần hiểu rõ A. chính xác bản thân. B. quy tắc thực hiện. C. quy trình thực hiện. D. cách thức thực hiện. Câu 9: Người tự nhận thức bản thân thường sống, làm việc có kế hoạch sẽ mang lại kết quả công việc như thế nào? A. Không mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta B. Kéo dài thời gian làm việc, chất lượng công việc kém. C. Luôn được mọi người yêu qúy, kính trọng và tôn sùng D. Công việc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, chất lượng. VẬN DỤNG: 6 câu Câu 1: Bị bạn bè rủ rê, M thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, M đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của M là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh? A. Tự nhận thức và hoàn thiện bản thân. B. Tự nguyện, tự giác. C. Tự phê bình và phê bình. D. Tự thay đổi tính cách. Câu 2: M rất thần tượng ca sĩ nổi tiếng và tìm mọi cách để thay đổi bản thân cho giống với ca sĩ đó từ sở thích, tính cách, trang phục, đầu tóc đến cử chỉ, điệu bộ. Thậm chí, M còn ghét cả nhữnng người mà ca sĩ đó ghét dù M chưa một lần gặp họ. Em thấy thái độ, hành vi của M như thế nào? A. M là người không biết tự nhận thức bản thân. B. M là người đua đòi quá đáng. C. M là người muốn tự thay đổi bản thân. D. M là người có lối sống không chuẩn mực. Câu 3: Đ rất được muốn hát trước lớp nhưng lại sợ các bạn chê là hát không hay nên Đ chưa dám thực hiện mong muốn của mình. Theo em Đ là người có biết cách nhận thức bản thân chưa? A. Chưa biết cách tự nhận thức bản thân. B. Nhận thức được bản thân. C. Vừa nhận thức, vừa chưa nhận thức. D. Chưa nhận thức. Câu 4: Trong giờ sinh hoạt, Ng thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều cô giáo và các bạn góp ý. Nếu em là bạn thân của Ng em sẽ khuyên Ng như thế nào? A. Nên biết tự nhận thức bản thân để khắc phục hạn chế của mình. B. Đừng quan tâm đến ý kiến người khác. C. Bản thân tự quyết không nên nghe ai. D. Tự nhận thức không thích sự góp ý. Trang | 27
  13. Câu 5: Q hay dễ nổi giận nếu ý kiến của Q không được các bạn khác đồng tình. Điều này khiến các bạn khác e ngại khi thảo luận nhóm với Q. Theo em Q phải làm gì để khắc phục hạn chế đó? A. Q phải nhận thức bản thân mình để thay đổi và bình tĩnh hơn. B. Q không cần làm gì. C. Q báo với thầy giáo vì bạn không thảo luận cùng. D. Q tự làm bài bài một mình. Câu 6: T là một trong những học sinh giỏi lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, T lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, T dễ nói lắp bắp, tay chân run rẩy dù chuẩn bị bài cẩn thận. Nếu là T, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách nào? A. Mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham gia hoạt động của trường, lớp. B. Thường xuyên tham gia các hoạt động của lớp C. Thường xuyên tham gia các hoạt động của trường D. Tiếp xúc với đám đông nhiều hơn. Trang | 28