Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1. Nội dung ôn tập 
1.1. Phần Lịch sử 
1.1.1. Lịch sử là gì? 
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử 
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 
- Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử. 
- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, tư liệu 
truyền miệng, hiện vật, chữ viết,...). 
1.1.2. Thời gian trong lịch sử 
- Biết được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: Thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công 
nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch. 
1.1.3. Nguồn gốc loài người 
- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất. 
- Xác định được những dấu tích của Người tố cổ ở Đông Nam Á. 
- Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam. 
1.1.4. Xã hội nguyên thủy 
- Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thủy. 
- Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người nguyên thủy. 
- Nhận biết được vai trò của người lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như 
của con người và xã hội loài người. 
- Nêu được một số nét về đời sống của con người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. 
1.1.5. Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy 
- Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của nó đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên 
thủy sang xã hội có giai cấp. 
- Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã 
- Mô tả được sự thành lập xã hội có giai cấp. 
- Mô tả và giải thích được sự phân hóa không triệt để cảu xã hội nguyên thủy ở phương Đông. 
- Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng 
Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mưa).
pdf 8 trang Bảo Hà 06/04/2023 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_ca.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CÁNH DIỀU NĂM 2022-2023 1. Nội dung ôn tập 1.1. Phần Lịch sử 1.1.1. Lịch sử là gì? - Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử - Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử. - Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, tư liệu truyền miệng, hiện vật, chữ viết, ). 1.1.2. Thời gian trong lịch sử - Biết được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: Thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch. 1.1.3. Nguồn gốc loài người - Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất. - Xác định được những dấu tích của Người tố cổ ở Đông Nam Á. - Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam. 1.1.4. Xã hội nguyên thủy - Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thủy. - Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người nguyên thủy. - Nhận biết được vai trò của người lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như của con người và xã hội loài người. - Nêu được một số nét về đời sống của con người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. 1.1.5. Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy - Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của nó đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. - Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã - Mô tả được sự thành lập xã hội có giai cấp. - Mô tả và giải thích được sự phân hóa không triệt để cảu xã hội nguyên thủy ở phương Đông. - Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mưa). 1.1.6. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (sông ngòi, đất đai) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. - Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. - Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa ở Ai Cập, Lưỡng Hà. 1.1.7. Ấn Độ cổ đại Trang | 1
  2. - Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hồng. - Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ thời cổ đại. - Nhận biết được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại. 1.1.8. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại. - Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng. - Xây dựng được đường thời gian từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy. - Nêu được những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc. 1.1.9. Hy Lạp và La Mã cổ đại - Giới thiệu và nhận xét được tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã. - Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã. - Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã. 1.2. Phần Địa lí 1.2.1. Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ - Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: Kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu, ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ. 1.2.2. Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới. - Biết được các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. - Biết xác định phương hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. 1.2.3. Lược đồ trí nhớ Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân em. 1.2.4. Trái Đất trong hệ mặt trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất - Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Mô tả được hình dạng và kích thước của Trái Đất. 1.2.5. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Địa lí - Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của các vật thể theo chiều kinh tuyến. - Nhận biết được giờ địa phương/ giờ khu vực, so sánh được giờ cảu hai địa điểm trên thế giới. 1.2.6. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí - Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. 1.2.7. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất - Trình bày được cấu tọa của Trái Đất gồm 3 lớp. Trang | 2
  3. - Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp cảu hai mảng xô vào nhau. - Trình bày được hiện tượng núi lửa, động daats và nêu được nguyên nhân của các hiện tượng này. - Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hỏa thiên nhiên do núi lửa và động đất gây ra. 1.2.8. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh. - Dùng hình vẽ trình bày được hiện tượng tạo núi là kết quả của quá trình nội sinh và ngoại sinh. - Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hỏa thiên nhiên do núi lửa và động đất gây ra. 1.2.9. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Phân biệt được một số dạng địa hình chính trên Trái Đất. - Kể được tên một số loại khoáng sản. 2. Câu hỏi ôn tập 2.1. Phần Lịch sử Câu 1. Địa danh nào là một trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ I – thế kỷ VII? A. Thị cảng Óc-Eo (Phù Nam) B. Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a) C. Đại Chiêm (Chăm-pa) D. Ta-cô-la (Đốn Tốn) Câu 2. Vương quốc cổ Pê-gu và Tha Tơn thuộc lãnh thổ quốc gia nào hiện nay? A. Mianma B. In đô nê xi a B. Việt Nam D. Thái Lan Câu 3. Quốc gia không thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa là A. Ta-ru-ma B. Chăm-pa B. Tha -Tơn D. Chân Lạp Câu 4. Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm bao nhiêu quốc gia? A. 11 B. 10 C. 9 D. 12 Câu 5. Trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên, vương quốc phát triển rực rỡ nhất là A. Phù Nam B. Chân Lạp Trang | 3
  4. C. Tha-Tơn D. Đốn Tốn Câu 6. Thương cảng Óc-Eo ngày nay thuộc địa phận tỉnh nào của Việt Nam? A. An Giang B. Kiên Giang C. Hậu Giang D. Tiền Giang Câu 7. Các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á ra đời và phát triển dựa trên cơ sở nào? A. Nông nghiệp trồng lúa và các hoạt động giao thương với bên ngoài. B. Hoạt động giao thương với bên ngoài. C. Nghề nông trồng lúa nước kết hợp với thủ công nghiệp. D. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa kết hợp các loại cây ăn quả. Câu 8. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á? A. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái từ phía Bắc xuống. B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn nhỏ hẹp. C. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. D. Hình thành tương đối sớm trong những thế kỉ trước và sau Công nguyên. Câu 9. Quá trình ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X gắn với sự phát triển của nền kinh tế nào? A. Nông nghiệp (cung cấp lương thực, thực phẩm). B. Thủ công nghiệp và đánh bắt cá. C. Thương mại đường biển. D. Lâm nghiệp và khai thác hương liệu. Câu 10. Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng? A. Là cầu nối giữa các khu vực, các biển. B. Tiếp giáp với Ấn Độ. C. Tiếp giáp khu vực châu Á gió mùa. D. Tiếp giáp với Trung Quốc. Câu 11. Quê hương của cây lúa nước ở A. Đông Nam Á. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Việt Nam. Câu 12. Những quốc gia cổ nào ở Việt Nam lịch sử phát triển gắn liền với dòng sông Mê Công? A. Chăm-pa và Phù Nam. B. Chăm pa và Văn Lang - Âu Lạc. C. Phù Nam và Văn Lang - Âu Lạc. Trang | 4
  5. D. Văn Lang - Âu Lạc; Chăm-pa và Phù Nam. Câu 13: Nêu điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà Gợi ý: - Ai Cập: thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. - Lưỡng Hà: nằm giữa hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba-Tư.Lưỡng Hà là bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hàng năm khi nước lũ lên. - Sông Nin ở Ai Cập, sông Ti-grơ và Ơ-phrát ở Lưỡng Hà cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây. Câu 14: Trình bày những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà Gợi ý: - Cư dân Ai Cập: + Biết làm ra lịch, làm đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời. + Sáng tạo ra âm lịch + Kĩ thuật ướp xác chết thuần thục. + Biết viết chữ trên giấy + Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn + Xây dựng công trình kim tự tháp và tượng Nhân sư - Cư dân Lưỡng Hà: + Biết viết chữ trên đất sét + Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở. + Xây dựng thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon. Câu 15: Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam Gợi ý: - Việc sử dụng kim loại đã giúp con cho người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú. Một số đã rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các đồng bằng ven sông. Họ đã biết dùng cày hỗ có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa dùng lưỡi hái để gặt. - Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa trong đời sống xã hội. Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định. Họ định cư lâu dài ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai, Ở đây đã hình thành những khu vực dân cư đông đúc, chuẩn bị cho sự xuất hiện của các quốc gia đầu tiên trên đất nước Việt Nam. - Tại Việt Nam. Những dấu tích của Người tối cổ có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước. + Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 - 300 000 năm trước). + Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước) + Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước) + Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 - 30 000 năm trước). 2.2. Phần Địa lí Câu 1: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời?Hệ quả? Gợi ý: Trang | 5
  6. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn - Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc và hướng nghiêng không đổi là 66o33 trên mặt phẳng quỹ đạo. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. Hệ quả: Hiện tượng các mùa trong năm: Hạ Chí (22/6), Đông Chí (22/12), Xuân phân (21/3), Thu phân (23/9). Các mùa trái ngược nhau ở hai bán cầu. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa: Ở xích đạo: Ngày và đêm dài bằng nhau. Ở các vĩ tuyến 23023’B và N: Có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Ở vòng cực 66033’B và N có ngày hoặc đêm dài dao động từ 1 đến 6 tháng. Ở hai cực có ngày hoặc đêm kéo dài suốt 6 tháng. Câu 2: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu? Gợi ý: - Vì Trong khi chuyển động quay quanh Mặt Trời trục Trái Đất lúc nào cũng nghiêng theo một hướng không đổi nên có lúc nửa cầu Bắc ngả gần về phía Mặt Trời, có lúc nằm chếch xa về phía Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng các mùa. Câu 3: Bằng sự hiểu biết kiến thức địa lý của mình, Em hãy giải thích ý nghĩa ngắn gọn và khoa học câu tục ngữ sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối" Gợi ý: Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. - Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm. - Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm. - Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau. Câu 4: Dựa vào hình 9.4 và bảng 9.1 em hãy cho biết Trái Đất gồm có những lớp nào? Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất Gợi ý: Trái Đất gồm có 3 lớp (3 lớp đồng tâm): Lớp vỏ ngoài cùng, lớp manti (lớp trung gian) và lớp lõi (nhân) Câu 5: Trình bày khái niệm động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân hình thành động đất và núi lửa? Tác hại của chúng? Biện pháp hạn chế tác hại? Gợi ý: 1. Động đất: là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất. + Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất + Tác hại: Đổ đạc, nhà cửa, các công trình xây dựng bị phá hủy, hư hỏng Trang | 6
  7. + Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển. 2. Núi lửa: Là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên trên bề mặt đất + Nguyên nhân sinh ra núi lửa: là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bể mặt các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun. + Tác hại núi lửa gây ra: ảnh hưởng đến tính mạng con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người. Biện pháp: - Xây nhà chịu chấn động lớn.(vật liệu nhẹ, bền dẻo ) - Lập các trạm nghiên cứu để kịp thời dự báo sơ tán dân. - Trồng cây ven biển - Dựa vào một số dấu hiệu của thiên nhiên để phòng tránh: sự sủi bọt nước biển, sự bỏ chạy, la hét của một động vật, côn trùng Câu 6: Quá trình nội sinh khác với ngoại sinh như thế nào? Hãy cho ví dụ về một số dạng địa hình chịu tác động mạnh của nội sinh và ngoại sinh. Gợi ý: Quá trình nội sinh Quá trình ngoại sinh Do các tác nhân từ bên ngoài vỏ Trái Đất Do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái (các hiện tượng mưa, nắng, nhiệt độ, Nguyên nhân Đất. Do các chuyển động kiến tạo, hoạt dòng chảy, làm phá hủy đá gốc thành động núi lửa và động đất. các vật liệu bở rời). Làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt Phá hủy, san bằng các chỗ gồ ghề. Hệ quả đất. VD: VD: Câu 7: Hãy trình bày những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên Gợi ý: a. Giống nhau: Đều là những khu vực có diện tích rộng lớn, bề mặt tương đối bằng phằng hoặc hơi gợn sóng. b. Khác nhau: Khác nhau Bình nguyên( đồng bằng) Cao nguyên - Độ cao tuyệt đối thường trên 500m - Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m Độ cao - Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành - Không có sườn như cao nguyên vách so với vùng đất xung quanh Câu 8: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa núi và đồi: Gợi ý: a. Giống nhau: - Núi và đồi đều là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất - Núi và đồi đều có 3 bộ phận: Đỉnh, sườn và chân b. Khác nhau: Núi Đồi Trang | 7
  8. - Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có - Đồi là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất, có đỉnh đỉnh nhọn sườn dốc tròn, sườn thoải - Độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m - Độ cao tương đối của đồi không quá 200m Câu 9: Em hãy tìm một số thông tin về động đất và núi lửa xảy ra trong thời gian gần đây nhất trên thế giới mà em biết. (Trình bày ngắn gọn không quá 10 dòng) Gợi ý: Tên núi lửa (động đất) xảy ra ở đâu? Xảy ra ở thời gian nào? Nguyên nhân xảy ra? Tác hại của nó ? Em có suy nghĩ gì khi đọc thông tin đó ? Câu 10: Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Vì sao? Gợi ý: Xem lại kiến thức bài 9 trang 140-141-142 Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài Trái Đất tạo thành các miệng núi lửa. Trang | 8