Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022
1. Hệ thống kiến thức
Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
- Tình huống nguy hiểm từ con người là tình huống gây ra những hành vi của con người như trộm
cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,… làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh
thần của cá nhân và xã hội.
- Hậu quả: Tình huống nguy hiểm của con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại
đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân, hủy hoại tài sản của con người và xã hội.
⇒ Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người:
- Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:
+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?
+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?
- Tìm hiểu phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:
+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.
+ Đánh lạc hướng đối phương.
+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111; 112; 113; 114; 115;..)
- Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lý
phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.
Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các
hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.
- Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên
nhiên.
Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình,
thời tiết thay đổi,…)
Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạnh lên trên hết.
Tìm kiếm sự trợ giúp.
Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
- Tình huống nguy hiểm từ con người là tình huống gây ra những hành vi của con người như trộm
cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,… làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh
thần của cá nhân và xã hội.
- Hậu quả: Tình huống nguy hiểm của con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại
đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân, hủy hoại tài sản của con người và xã hội.
⇒ Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người:
- Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:
+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?
+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?
- Tìm hiểu phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:
+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.
+ Đánh lạc hướng đối phương.
+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111; 112; 113; 114; 115;..)
- Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lý
phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.
Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các
hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.
- Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên
nhiên.
Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình,
thời tiết thay đổi,…)
Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạnh lên trên hết.
Tìm kiếm sự trợ giúp.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_ca.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD 6 CÁNH DIỀU NĂM 2021-2022 1. Hệ thống kiến thức Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người - Tình huống nguy hiểm từ con người là tình huống gây ra những hành vi của con người như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác, làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. - Hậu quả: Tình huống nguy hiểm của con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân, hủy hoại tài sản của con người và xã hội. ⇒ Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người: - Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm: + Nguy hiểm đến từ đối tượng nào? + Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì? + Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm? - Tìm hiểu phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: + Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn. + Đánh lạc hướng đối phương. + Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111; 112; 113; 114; 115; ) - Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lý phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội. - Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi, ) Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra. Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạnh lên trên hết. Tìm kiếm sự trợ giúp. Tiết kiệm - Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả của cải, thời gian sức lực của mình và của người khác. Trang | 1
- - Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. - Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con. Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con. Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không có quốc tịch, những có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai. Trẻ sơ sinh, bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền trẻ em - Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. - Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây: Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng; được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh. Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ. Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em. 2. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? Trang | 2
- A. Tình huống nguy hiểm. B. Ô nhiễm môi trường. C. Nguy hiểm tự nhiên. D. Bất lợi của thiên nhiên. Câu 2: Những hành độngtừ con người có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ con người là A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người. B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản. D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho A. con người và xã hội. B. môi trường tự nhiên. C. kinh tế và xã hội. D. kinh tế thế giới. Câu 5: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện. B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. Câu 6: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ: A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là A. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản. Trang | 3
- B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản. C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người. D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người Câu 8: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần: A. không tìm hiểu các tình huống nguy hiểm. B. học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm. C. lo lắng, sợ hãi khi gặp tình huống nguy hiểm. D. Chọn nơi vắng người để trốn tránh. Câu 9: Những thay đổi của thời tiết, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là A. ô nhiễm môi trường. B. tình huống nguy hiểm. C. tai nạn bất ngờ. D. biến đổi khí hậu. Câu 10: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những mối nguy hiểm bất ngờ gây nên tổn thất cho A. con người và xã hội. B. môi trường tự nhiên. C. kinh tế và xã hội. D. kinh tế quốc dân. Câu 11: Sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là gì? A. keo kiệt. B. hà tiện. C. tiết kiệm. D. bủn xỉn. Câu 12: Tiết kiệm là : A. biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. B. sử dụng thoải mái thời gian, sức lực, của cải vật chất và sức lực của mình và của người khác. C. sử dụng của cải vật chất, thời gian của mình và người khác một cách hoang phí. D. sử dụng của cải vật chất, thời gian của mình và người khác một cách xa xỉ. Câu 13: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta A. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. B. sống có ích. C. yêu đời hơn. Trang | 4
- D. tự tin trong công việc. Câu 14: Ý nghĩa nào sau đây không phải sống tiết kiệm? A. biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác. B. đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc. C. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. D. tằn tiện trong chi tiêu giúp làm giàu cho gia đình và xã hội. Câu 15: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh. B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần. C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác. D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa. Câu 16: Công dân là gì? A. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định. C. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. D. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định. Câu 17: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam. B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào. C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. Câu 18: Ý nào sau đây không phải Công dân mang quốc tịch Việt Nam? A. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. B. trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai. C. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. D. Ly có bố người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam nhưng bố Ly làm giấy khai sinh quốc tích Hàn Quốc. Câu 19: Quốc tịch là A. căn cứ xác định công dân của nhiều nước. B. căn cứ xác định công dân của một nước. C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài. D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế. Câu 20: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa A. Nhà nước và công dân nước đó. Trang | 5
- B. công dân và công dân nước đó. C. tập thể và công dân nước đó. D. công dân với cộng đồng nước đó. Câu 21: Quyền công dân không tách rời A. nghĩa vụ với cộng đồng. B. trách nhiệm với cộng đồng. C. nghĩa vụ của công dân D. quyền của cộng đồng. Câu 22: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch A. nhiều nước. B. nước ngoài. C. quốc tế. D. Việt Nam. Câu 23: Quyền và nghĩa vụ công dân quy định: A. mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân B. quyền công dân của nhiều nước. C. nghĩa vụ công dân của nước ngoài. D. trách nhiệm công dân đóng thuế. Câu 24: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu A. công dân với cộng đồng nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp B. công dân và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp C. gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp D. tập thể và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp Câu 25: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo A. tập tục qui định. B. pháp luật qui định. C. chuẩn mực của đạo đức. D. phong tục tập quán. Câu 26: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền A. phát triển của trẻ em. B. bảo vệ của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. tham gia của trẻ em. Trang | 6
- Câu 27: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản? A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản. C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản. Câu 28: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền A. bảo vệ của trẻ em. B. phát triển của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. tham gia của trẻ em. Câu 29: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em? A. Quyền học tập. B. Quyền vui chơi, giải trí. C. Quyền phát triển năng khiếu. D. Quyền đóng thuế thu nhập Câu 30: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình. B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình. C. Quyền được được kết giao bạn bè. D. Quyền tự do kinh doanh. Trang | 7