Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
1. Hệ thống kiến thức
Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức
khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành
vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
Ý nghĩa: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp
chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.
Tiết kiệm
- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và
của người khác.
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và
công dân nước đó.
- Căn cứ xác định công dân nước CHXHCN VN
Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công
dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là
công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân
Việt Nam còn cha không rõ là ai.
Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài,
nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được
việc lựa chọn quốc tịch cho con.
Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch
nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam
Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức
khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành
vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
Ý nghĩa: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp
chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.
Tiết kiệm
- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và
của người khác.
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và
công dân nước đó.
- Căn cứ xác định công dân nước CHXHCN VN
Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công
dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là
công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân
Việt Nam còn cha không rõ là ai.
Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài,
nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được
việc lựa chọn quốc tịch cho con.
Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch
nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_ke.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD 6 KNTT NĂM 2021-2022 1. Hệ thống kiến thức Ứng phó với tình huống nguy hiểm - Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. - Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. - Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội. Ý nghĩa: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. Tiết kiệm - Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. - Căn cứ xác định công dân nước CHXHCN VN Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai. Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ cơ bản cua công dân Trang | 1
- - Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật. - Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến Pháp và pháp luật. Quyền cơ bản của trẻ em - Quyền cơ bản của trẻ em là những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ. - Công ước của LHQ về quyền trẻ em năm 1989 và Luật trẻ em năm 2016 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia thành bốn nhóm: + Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, + Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. + Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, + Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Thực hiện quyền trẻ em Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. 2. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Tình huống nguy hiểm là gì? A. Tình huống nguy hiểm là những tình huống dễ gặp trong cuộc sống. B. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội. C. Tình huống nguy hiểm là những tình huống xảy ra theo chuẩn mực xã hội. D. Tình huống nguy hiểm là những tình huống không gây hậu quả lớn cho con người và xã hội. Trả lời: Đáp án B Giải thích: Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội. Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Câu 2: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần làm gì? A. Dám đương đầu với những khó khăn, tình huống nguy hiểm. B. Cần phải thật bình tĩnh suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất. C. Trông chờ, chờ đợi sự trợ giúp của người khác. D. Kêu gào, la hét để tìm kiếm sự hỗ trợ. Trang | 2
- Trả lời: Đáp án B Giải thích: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. Câu 3: Danh ngôn nào nói về sự cần thiết ứng phó với tình huống nguy hiểm? A. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút. B. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm. D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Không vì lý do gì mà đi nhanh, làm nhanh rồi gây ra những tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người. Dù có thế nào cũng phải cố gắng sống sót trong hoàn cảnh nguy hiểm, phải tự cứu lấy mạng sống của mình. Cần luôn cẩn thận và đảm bảo an toàn. Câu 4: Để gọi cứu thương, nên ấn số nào? A. 111. B. 112. C. 114. D. 115. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Cứu thương: 115. Câu 5: Tình huống nào là tình huống nguy hiểm? A. Khi đang chơi trước cửa nhà, Linh thấy một người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen, muốn gặp mẹ Linh để gửi đồ và trao đổi công việc. Linh mở cửa và lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Linh cảm thấy buồn ngủ và ngủ thiếp đi. B. Trời đang nắng to bỗng những đám mây đen che khuất mặt trời. Chỉ mấy phút sau mưa rơi ướt mặt sân nhưng không có sấm chớp. C. Đang ngồi học bài, Long nghe tiếng còi xe cứu hoả rú vang cả khu phố. Long hé cửa sổ nhìn ra đường thì chiếc xe cứu hỏa đã đi qua phố rồi. D. Chiều nay, Lợi đi học về muộn hơn mọi ngày. Lợi đang đi trên vỉa hè thì có một chiếc xe máy ghé sát và gọi tên Lợi. Lợi ngoảnh ra nhìn thì đó là bố đến đón Lợi. Trả lời: Đáp án A Trang | 3
- Giải thích: Tình huống nguy hiểm là Linh bị ừa đảo, trộm cắp tài sản. Linh đã bị người phụ nữ lạ mặt đó đánh thuốc mê và lấy trộm đồ nhà Linh. Câu 6: Tiết kiệm là gì? A. Tiết kiệm là biết sử dụng hết mức của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác. B. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của người khác còn của mình thì tùy ý sử dụng. C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác. D. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí mọi thứ của mình. Trả lời: Đáp án C Giải thích: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác. Câu 7: Thành ngữ nào nói về tiết kiệm? A. Năng nhặt chặt bị. B. Cơm thừa gạo thiếu. C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. D. Vung tay quá trán. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Năng nhặt có nghĩa là siêng năng tích góp, nhặt những thứ nhỏ bé; chặt bị có nghĩa là chiếc túi đừng thứ "nhỏ" đó sẽ đầy bị và chặt nếu bạn để nhiều thứ "nhỏ" đó vào. Ý nghĩa câu tục ngữ năng nhặt chặt bị có nghĩa là tích tiểu thành đại, tích góp những thứ nhỏ bé để tạo thành một thứ gì đó to lớn hơn. Đó là tiết kiệm. Câu 8: Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần: A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết. B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt. C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí. D. Cả ba ý trên đều đúng. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Cách tiết kiệm là tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, bảo quản dụng cụ học tập tốt, không dùng viết vẽ bậy, thu gom giấy vụn gây quỹ cho lớp, sử dụng những tờ giấy trắng còn lại trong các vở ghi để làm nháp, sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí Câu 9: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm? A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn. B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết. Trang | 4
- C. Bản thân có nhiều tiền. D. Ý A và B đều đúng. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, chúng ta sẽ có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu 10: Chúng ta cần tiết kiệm những gì? A. Thời gian B. Tiền bạc C. Điện, nước, thức ăn D. Cả ba ý trên đều đúng. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Chúng ta cần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, điện, nước, thức ăn Câu 11: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là? A. Là người có dòng máu Việt Nam. B. Là người có quốc tịch Việt Nam. C. Là người có mong muốn sống ở Việt Nam. D. Là người có quê hương ở Việt Nam. Trả lời: Đáp án B Giải thích: Căn cứ để xác định một người là công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Câu 12: Công dân là gì? A. Công dân là người dân của nhiều nước. B. Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. C. Công dân là người đang sinh sống trong đất nước. D. Công dân là người có địa vị cao trong một quốc gia. Trả lời: Đáp án B Giải thích: Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 13: Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam? A. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài. Trang | 5
- B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch. C. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch. D. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài thì không phải người có quốc tịch Việt Nam. Câu 14: Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở giấy tờ nào? A. Hộ chiếu. B. Giấy khai sinh. C. Căn cước công dân. D. Bằng đại học. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Quốc tịch của một người được ghi nhận ở giấy tờ: Căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh. Câu 15: Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân một nước là A. Quốc tịch. B. Ngoại hình. C. Tiếng mẹ đẻ. D. Nơi sinh ra. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Câu 16: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. C. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân. D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Trả lời: Đáp án C Trang | 6
- Giải thích: Ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Câu 17: Công dân bình đẳng trước pháp luật là? A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống. C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Câu 18: Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt? A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại. B. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân. C. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường. D. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Là học sinh, để trở thành một công dân tốt em cần trau dồi, phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Câu 19: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào? A. Đều có quyền như nhau B. Đều có nghĩa vụ như nhau C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Câu 20: Quyền cơ bản của công dân là A. Những lợi ích cơ bản mà người Công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ. B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người. C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng. D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới. Trang | 7
- Trả lời: Đáp án A Giải thích: Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ. Câu 21: Quyền trẻ em là gì? A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ. B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái. C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản. D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ. Câu 22: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em? A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch. B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập. D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Nhóm quyền bảo vệ là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Quyền được khai sinh và có quốc tịch thuộc nhóm quyền được sống còn. Câu 23: Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Học tập là quyển của trẻ em, không phải là nghĩa vụ của trẻ em vì không ai bắt buộc phải đi học. B. Học tập là nghĩa vụ của trẻ em bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập. C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ trẻ em. Trẻ em được hưởng quyển học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước. D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của trẻ em vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc. Trả lời: Đáp án C Trang | 8
- Giải thích: Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập. Bổn phận của trẻ em là chăm chỉ học tập. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyển học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước. Câu 24: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em? A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển. B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. C. Quyền được sống chung với cha mẹ. D. Quyền được vui chơi, giải trí. Trả lời: Đáp án B Giải thích: Tiêm chủng miễn phí là việc giúp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ en nằm trong nhóm quyền sống còn là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, Câu 25: Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được vui chơi, giải trí. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, Câu 26: Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới A. 16 tuổi. B. 17 tuổi. C. 18 tuổi. D. 19 tuổi. Trả lời: Đáp án A Giải thích: Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Câu 27: Việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em chưa được thực hiện và tôn trọng? A. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em. B. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân. C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em. Trang | 9
- D. Tổ chức cho các em đi tham quan. Trả lời: Đáp án C Giải thích: Không lắng nghe ý kiến của trẻ em thể hiện không thực hiện nhóm quyền được tham gia của trẻ em. Câu 28: Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em? A. UNICEF. B. UNESCO. C. WTO. D. WHO. Trả lời: Đáp án A Giải thích: UNICEF là viết tắt của United Nations Children's Fund, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946. Được định hướng bởi Công ước của LHQ về Quyền trẻ em, UNICEF có một sứ mệnh phổ quát là thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi - đặc biệt là những em khó tiếp cận và có nhiều nguy cơ nhất. Câu 29: Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em? A. Không cho các em được học tập. B. Không cho các em ăn uống đầy đủ. C. Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái. D. Không cho các em được bày tỏ ý kiến. Trả lời: Đáp án B Giải thích: Không cho các em ăn uống đầy đủ đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em. Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ Câu 30: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em? A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. B. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy. C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. D. Tổ chức trại hè cho trẻ em. Trả lời: Đáp án D Giải thích: Tổ chức trại hè cho trẻ em thực hiện quyền phát triển của trẻ em, đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Trang | 10