Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

1. Lý thuyết 
1.1. Chủ đề 8: Đa dạng của thế giới sống 
- Thực vật  
- Động vật 
- Nấm 
- Nguyên sinh vật 
- Virus 
1.2. Chủ đề 9: Lực 
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc 
+ Nêu định nghĩa 
+ Cho ví dụ được cho từng loại lực 
+ Giải thích được loại lực nào nào xuất hiện trong các hành động thực tiễn 
- Biến dạng của lò xo. Phép đo lực 
+ Nêu được các dạng biến dạng của lò xo, Cho ví dụ từng dạng 
+ Vận đụng để thực hiện giải một số bài toán 
- Lực ma sát 
+ Nêu được khái niệm  
+ Cách nhận biết các dạng ma sát 
+ Giải thích các trường ma sát có ích và có hại trong thực tế 
- Lực và biểu diễn lực, tác dụng của lực 
- Lực hấp dẫn và trọng lượng 
1.3. Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống 
- Nêu được khái niệm năng lượng
pdf 13 trang Bảo Hà 07/04/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ch.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: KHTN 6 - CTST 1. Lý thuyết 1.1. Chủ đề 8: Đa dạng của thế giới sống - Thực vật - Động vật - Nấm - Nguyên sinh vật - Virus 1.2. Chủ đề 9: Lực - Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc + Nêu định nghĩa + Cho ví dụ được cho từng loại lực + Giải thích được loại lực nào nào xuất hiện trong các hành động thực tiễn - Biến dạng của lò xo. Phép đo lực + Nêu được các dạng biến dạng của lò xo, Cho ví dụ từng dạng + Vận đụng để thực hiện giải một số bài toán - Lực ma sát + Nêu được khái niệm + Cách nhận biết các dạng ma sát + Giải thích các trường ma sát có ích và có hại trong thực tế - Lực và biểu diễn lực, tác dụng của lực - Lực hấp dẫn và trọng lượng 1.3. Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Nêu được khái niệm năng lượng Trang | 1
  2. - Phân biệt các dạng năng lượng - Cho ví dụ về các dạng năng lượng - Định luật bảo toàn năng lượng - Các biện pháp tiết kiệm năng lượng 1.4. Chủ đề 11: Trái đất và bầu trời - Các dạng chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng - Hệ Mặt Trời và Ngân Hà 2. Luyện tập 2.1. Bài tập minh họa Câu 1. Trong hệ Mặt Trời bao gồm: A. Mặt Trời B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng C. các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch D. Cả 3 phương án trên Hướng dẫn giải Trong hệ Mặt Trời bao gồm: - Mặt Trời - 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng - các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch Chọn đáp án D Câu 2. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh. C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh. D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh. Trang | 2
  3. Hướng dẫn giải Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh. Chọn đáp án D Câu 3. Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì? A. Hệ Mặt Trời B. Thiên Hà C. Ngân Hà D. Thái Dương hệ Hướng dẫn giải - Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là Thiên Hà. - Ngân Hà là Thiên hà của chúng ta có tên là Thiên Hà Milky Way. - Hệ Mặt Trời còn được gọi là Thái Dương hệ. Chọn đáp án B Câu 4. Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì: A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời Hướng dẫn giải Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời nên phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng. Chọn đáp án D Câu 5. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng? A. Vì Mặt Trăng hình vuông Trang | 3
  4. B. Vì Mặt Trăng hình tròn C. Vì Mặt Trăng hình khối cầu D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó Hướng dẫn giải Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng vì Mặt Trăng hình khối cầu. Chọn đáp án C Câu 6. Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất? A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó. C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời. D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Hướng dẫn giải Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa nên nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, nửa còn lại không được Mặt Trời chiếu sáng là ban đêm. B – giải thích hiện tượng luân phiên ngày và đêm. C – giải thích hiện tượng có ánh sáng chiếu xuống Trái Đất. D – giải thích hiện tượng hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi khi nhìn từ Trái Đất. Chọn đáp án A Câu 7. Trái Đất có những chuyển động nào? A. Tự quay quanh trục từ tây sang đông B. Quay quanh Mặt Trời C. Quay quanh Mặt Trăng D. Cả A và B Hướng dẫn giải Trang | 4
  5. Trái Đất có những chuyển động: + Tự quay quanh trục từ tây sang đông + Quay quanh Mặt Trời Chọn đáp án D Câu 8. Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng? A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt B. Để điều hòa ở mức 260C C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình. Hướng dẫn giải - Biện pháp tiết kiệm năng lượng là + Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt + Để điều hòa ở mức 260C + Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng - Biện pháp không tiết kiệm năng lượng là sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình vì bóng đèn dây tóc tiêu thụ nhiều điện năng để sáng => cần sử dụng các loại bóng compact hoặc LED hoặc bóng có nhãn tiết kiệm năng lượng. Chọn đáp án D Câu 9. Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng? A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh B. Để điều hòa ở mức dưới 200C C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh Hướng dẫn giải - Biện pháp tiết kiệm năng lượng là tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Trang | 5
  6. A – tủ lạnh cần năng lượng nhiều hơn để làm mát thực phẩm => không tiết kiệm năng lượng => cần để các thực phẩm nguội bớt rồi mới để vào tủ lạnh. B – Điều hòa phải hoạt động nhiều hơn để tạo ra khí lạnh dưới 200C => không tiết kiệm năng lượng => cần để nhiệt độ ở mức 260C – 270C. D – Lò vi sóng khi hoạt động sẽ tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh làm môi trường đó nóng hơn nên khi dùng ở trong phòng có máy lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ của phòng và máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn để tạo ra khí lạnh làm mát phòng lại => không tiết kiệm năng lượng => cần để ra nơi khác. Chọn đáp án C Câu 10. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng: A. Nồi cơm điện B. Bàn là điện. C. Tivi. D. Máy bơm nước. Hướng dẫn giải A – điện năng biến đổi thành nhiệt năng B – điện năng biến đổi thành nhiệt năng C - điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm thanh, D - điện năng biến đổi thành cơ năng Chọn đáp án D Câu 11. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng nước. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng Mặt Trời. D. Năng lượng từ than đá. Hướng dẫn giải Trang | 6
  7. A – năng lượng tái tạo B – năng lượng tái tạo C - năng lượng tái tạo D - năng lượng không tái tạo Chọn đáp án D Câu 12. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt. B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất. C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn. D. Lực làm cho lốp xe bị mòn. Hướng dẫn giải A – lực ma sát trượt B – lực hấp dẫn C – lực ma sát lăn D – lực ma sát Chọn đáp án B Câu 13. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ? A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay Hướng dẫn giải A – lực ma sát trượt B – lực cản của nước Trang | 7
  8. C – lực ma sát nghỉ D – lực ma sát lăn Chọn đáp án C Câu 14: Cho các vai trò sau: (1) Cung cấp thực phẩm (2) Hỗ trợ con người trong lao động (3) Là thức ăn cho các động vật khác (4) Gây hại cho cây trồng (5) Bảo vệ an ninh (6) Là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh Đâu là vai trò của động vật trong đời sống con người? A. (1), (3), (5) C. (1), (2), (5) B. (2), (4), (6) D. (3), (4), (6) Hướng dẫn giải Chọn đáp án: C (3) là vai trò của động vật trong tự nhiên (4) và (6) là tác hại của động vật Câu 15: Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình? A. Mối B. Rận C. Ốc sên D. Bọ chét Hướng dẫn giải Chọn đáp án: A Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose) nên sẽ đục ruỗng các sản phẩm có cấu tạo từ gỗ trong gia đình. Câu 16: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học? Trang | 8
  9. A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người. Hướng dẫn giải Chọn đáp án: D Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn. Câu 17: Cho các vai trò sau: (1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người (2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận (3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người (4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu (5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người? A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (5) C. (1), (3), (4) D. (2), (4), (5) Hướng dẫn giải Chọn đáp án: C (2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài vô cùng vô tận (5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới. Câu 18: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng? A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên Trang | 9
  10. B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng C. Một người thợ đẩy thùng hàng D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt Hướng dẫn giải A – vật bị thay đổi tốc độ B - vật bị thay đổi tốc độ C - vật bị thay đổi tốc độ D – vật bị biến dạng và bị thay đổi tốc độ Chọn đáp án D Câu 19: Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật: A. có thể thay đổi tốc độ B. có thể bị biến dạng C. có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng D. cả ba tác dụng trên Hướng dẫn giải Lực tác dụng vào vật có thể làm: - vật thay đổi tốc độ - vật bị biến dạng - vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng Chọn đáp án D Câu 20: Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ như thế nào? A. Quả bóng bị méo B. Quả bóng bị bay ngược trở lại C. Quả bóng vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại Trang | 10
  11. D. Không xảy ra vấn đề gì Hướng dẫn giải Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại Chọn đáp án C 2.2. Bài tập tự luyện Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm? A. Nấm là sinh vật nhân thực. B. Tế bào nấm có chứa lục lạp. C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin. D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ. Câu 2: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng A. Hình túi B. Hình tai mèo C. Sợi nấm phân nhánh D. Hình mũ Câu 3: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước? A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh. B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. C.Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm. D.Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. Câu 4: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa? A. Cây dương xỉ B. Cây chuối C. Cây ngô D. Cây lúa Trang | 11
  12. Câu 5: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu? A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Nắng nhiều và gay gắt hơn C. Độ ẩm thấp hơn D. Nhiệt độ thấp hơn. Câu 6: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo. Câu 7: Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: “ Tác dụng hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.” A. nén B. đẩy C. ép D. ấn Câu 8: Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực? A. kilôgam (kg) B. mét (m) C. mét khối (m3) D. niuton (N) Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng với đặc điểm của lực tác dụng vào vật theo hình biểu diễn? A. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N Trang | 12
  13. B. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N C. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 15N D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 15N Câu 10. Điền vào chỗ trống “ ” sau đây để được câu hoàn chỉnh: Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng A. âm B. hao phí C. cơ năng D. ánh sáng ĐÁP ÁN 1B 2D 3C 4A 5D 6C 7B 8D 9B 10B Trang | 13