Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. Văn bản 
Nội dung chính của các văn bản 
- Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người 
thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy 
nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập 
chứ không nên hòa tan. 
- Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ 
thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa. 
- Bài tập làm văn: Tác phẩm là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn 
kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận 
ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được. 
- Trái Đất - cái nôi của sự sống: Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của 
muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là 
nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người. 
- Các loài chung sống với nhau như thế nào: Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách 
các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên. 
- Trái Đất: Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái Đất đồng thời thương xót, vỗ về 
những đau đớn của Trái Đất.
pdf 6 trang Bảo Hà 06/04/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức năm học 2021-2022 A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Văn bản Nội dung chính của các văn bản - Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi, như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan. - Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa. - Bài tập làm văn: Tác phẩm là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được. - Trái Đất - cái nôi của sự sống: Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người. - Các loài chung sống với nhau như thế nào: Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên. - Trái Đất: Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái Đất đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái Đất. II. Tiếng Việt - Củng cố kiến thức về trạng ngữ. - Nhận diện và hiểu nghĩa của thành ngữ. – Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. - Đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.
  2. – Hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và sử dụng từ mượn trong nói và viết. III. Viết, nói và nghe 1. Ôn lại kiến thức viết: - Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm: Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. - Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận: Đúng với thể thức của một biên bản thông thường. 2. Ôn lại kiến thức nói và nghe: - Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống. - Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường. B. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập: (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế? (2) Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học; Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1000 lần, thậm chí gấp 10000 lần so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ; (3) Trái Đất là “mẹ” của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi,
  3. loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình? (Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 10/2020) Bài tập 1. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1. Vấn đề chính của đoạn (1) đã được tác giả nêu lên theo cách nào? A. Nêu bằng cách dẫn một ý kiến, nhận định tiêu biểu B. Nêu bằng cách đặt câu hỏi gợi mở C. Nêu bằng cách đưa ra những thông tin cụ thể về ngày tháng D. Nêu trực tiếp trong câu đầu tiên, có dẫn tên một tổ chức quốc tế lớn 2. Các số liệu được nêu trong đoạn (2) của văn bản cho biết điều gì? A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất D. Tốc độ biến mất ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã 3. Câu “Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng.” được dùng để: A. Nêu bằng chứng về sự tổn thương của Trái Đất B. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luận C. Nêu lí do cần có Ngày Trái Đất D. Nêu ý kiến về vấn đề cần bàn luận trong đoạn văn 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đổng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong.”? A. Ẩn dụ B. Điệp ngữ C. Hoán dụ
  4. D. So sánh Bài tập 2. Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Tìm trong văn bản: a. Một câu nêu thông tin cụ thể b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề 2. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên đây. 3. Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doạ huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người.” và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định các từ Hán Việt trong câu trên. b. Giải thích nghĩa của yếu tố huỷ trong từ huỷ diệt. c. Tìm ba từ có yếu tố huỷ với nghĩa được giải thích ở câu b. II. VIẾT Bài tập 1 Cuối văn bản đọc, người viết đã nêu câu hỏi: “Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?”. Viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) để trình bày ý kiến của em về vấn đề này. Bài tập 2 Không ai trong chúng ta là kẻ vô can, là người ngoài cuộc khi hành tinh xanh bị tàn phá. Viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề này. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Bài tập 1 1. Đáp án C. 2. Đáp án A.
  5. 3. Đáp án A. 4. Đáp án A. Bài tập 2 1. a. Thông tin cụ thể trong văn bản có thể là thời điểm chính xác (2009) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc chọn ngày 22/4 hằng năm làm Ngày Trái Đất; có thể là số liệu về sự suy giảm đa dạng sinh học (theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới, từ năm 1500, đã có 953 loài động thực vật biến mất trên Trái Đất). Em dựa vào các nội dung trên để chọn câu đúng với yêu cầu của bài tập. b. Để chọn đúng câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề, em có thể tìm trong đoạn (3) của văn bản. 2. Về khoa học, không ai có thể biết sẽ có bao nhiêu loài sinh vật bị tuyệt chủng, và khi đó, con người còn bao nhiêu cơ hội sống sót. Nhưng về ý nghĩa biểu cảm, câu này khiến người ta nghĩ đến nguy cơ: một khi các sinh vật không còn, thì con người cũng không thể tồn tại. 3. Câu này thuộc phần tiếng Việt, cụ thể ở đây là từ Hán Việt. a. Ở câu được nêu trong bài tập, các từ thảm hoạ, môi trường, huỷ diệt, động vật, thực vật, ảnh hưởng, nghiêm trọng là những từ Hán Việt. b. Huỷ trong từ huỷ diệt có nghĩa là làm cho không tồn tại nữa. c. Ba từ có yếu tố huỷ với nghĩa như ở yêu cầu b, chẳng hạn: huỷ hoại, phá huỷ, phân huỷ. II. VIẾT Cả hai bài tập 1 và 2 ở phần Viết đều có chung đặc điểm và yêu cầu: - Vấn đề được nêu liên quan đến nội dung văn bản đọc. - Cần phải vận dụng kĩ năng viết văn nghị luận (đã học ở bài 8. Khác biệt và gần gũi) để viết đoạn văn. - Các bước cần thực hiện: + Xác định rõ yêu cầu của từng bài tập + Chú ý về độ dài đoạn văn theo yêu cầu (khoảng 10-12 câu). + Tìm ý cho đoạn văn. Có thể nêu một số câu hỏi phù hợp với từng đề bài để xây dựng nội dung (trên cơ sở trả lời những câu hỏi ấy). Sau đây là một số gợi ý: • Bài tập 1: Tại sao cần bảo vệ môi trường sống của muôn loài và của chính mình? Việc này có khó không? Đó là việc của cá nhân hay của mọi người? Bản thân em có thể làm được gì để góp phần thiết thực vào công việc lớn lao ấy?
  6. • Bài tập 2: Hành tinh xanh đang bị tàn phá như thế nào? Thế nào là vô can, là ngoài cuộc? Tại sao nói: không một ai trong chúng ta vô can trước tình trạng Trái Đất đang bị tàn phá? Nhận thức được điều đó, mỗi người cần phải làm gì? - Viết đoạn văn trong thời gian quy định. - Tự soát lại đoạn văn để chỉnh sửa. Chú ý những yêu cầu sau: + Đoạn văn có đúng kiểu văn bản nghị luận mà đề bài yêu cầu không? + Nội dung đoạn văn có đúng trọng tâm không? + Đoạn văn có bao nhiêu câu? Các câu trong đoạn có liên kết với nhau, hướng vào một chủ đề không? + Có lỗi nào về chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu, tổ chức đoạn văn) hay không?