Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1. Lý thuyết 
1.1. Thể loại 
1.1.1. Truyện và truyện đồng thoại 
- Khái niệm: 
+ Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn 
cảnh diễn ra các sự kiện. 
+ Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách 
hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của 
con người. 
- Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất 
định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. 
- Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện 
thường gặp: 
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. 
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có 
khả năng biết hết mọi chuyện. 
- Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của 
nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy. 
- Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc 
xen lẫn với lời người kể chuyện. 
* Miêu tả nhân vật trong truyện kể 
- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang 
phục… 
- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh 
- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại 
- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật
pdf 5 trang Bảo Hà 05/04/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_na.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU NĂM 2022-2023 1. Lý thuyết 1.1. Thể loại 1.1.1. Truyện và truyện đồng thoại - Khái niệm: + Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện. + Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người. - Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. - Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp: + Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. + Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện. - Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy. - Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện. * Miêu tả nhân vật trong truyện kể - Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục - Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh - Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại - Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật 1.1.2. Thơ Một số đặc điểm của thơ: - Được sáng tác theo thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ: + Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng).
  2. + Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng. + Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng. + Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng. - Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ ) - Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống - Các yếu tố trong thơ: + Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện). + Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng). → Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 1.2. Văn bản - Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học. - Các văn bản đã học: + Bài học đường đời đầu tiên + Nếu cậu muốn có một người bạn + Chuyện cổ tích về loài người + Mây và sóng + Bức tranh của em gái tôi + Cô bé bán diêm + Gió lạnh đầu mùa. 1.3. Thực hành Tiếng Việt 1.3.1. Từ đơn và từ phức - Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng - Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại: + Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần). 1.3.2. Ẩn dụ
  3. - Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 1.3.3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ - Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. - Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ: + Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1 số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho danh từ. + Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1 số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho động từ. + Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1 số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho tính từ. 2. Đề thi minh họa I. Phần 1: Đọc – hiểu văn bản Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Mấy hôm sau, về tới quê nhà. Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười. Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm. Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng: - Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa. Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn. Tôi ở lại với mẹ: - Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41) Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ vào yếu tố nào để xác định ngôi kể? Câu 2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó?
  4. Câu 3. Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua? Câu 4. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa? Câu 5. Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên. Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì. Phần II: Viết (3 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em. ĐÁP ÁN Phần I: ĐỌC HIỂU (4 điểm) Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện xưng "tôi" và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Câu 2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên. Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó là: - Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà. - Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn. - Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm. Câu 3. Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách; Câu 4. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa chính là Dế Mèn đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Câu 5. Cảm nhận về Dế Mèn qua hai đoạn trích: - Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề, - Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: "rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai". Phần II: VIẾT (3 điểm) - Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, than bài, kết bài. - Em có thể viết bài văn theo các ý: + Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện: buổi sáng sớm đầu mùa hạ, trong bếp.
  5. + Các nhân vật trong câu chuyện: nhân vật "tôi" - người kể chuyện, Miu Xám, chim chào mào má đỏ. + Hệ thống sự việc trong câu chuyện: Sự việc 1: Nhân vật "tôi" bị đánh thức bởi tiếng "Meo! Meo!" của Miu Xám và vội chạy xuống bếp thì thấy Miu Xám tha về một chú chim. Sự việc 2: "Tôi" giải cứu cho chú chim. Chú chim nằm lả ra, không cựa quậy khiến "tôi" rất buồn và nghĩ là chú chim đã chết. Sự việc 3: Chú chim chào mào giả chết bay vút qua ô cửa sổ. Cảm xúc của "tôi" khi sự việc xảy ra: thương chú chim khi tưởng chú đã chết; kinh ngạc, sung sướng khi chú chim bay vút qua ô cửa thoát thân. + Kết thúc câu chuyện: Mỗi khi nghe tiếng chim, nhân vật "tôi" lại mong được gặp lại chú chim chào mào má đỏ thông minh, can đảm. "Tôi" cũng đeo vào cổ Miu Xám một cái vòng có gắn ba quả chuông nhỏ xíu để không chú chim nào bị trở thành con mồi của nó nữa. + Cảm xúc của "tôi" khi kể lại câu chuyện: vui sướng, chờ mong.