Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Bài 1:    Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

   “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

      Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

 - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

 - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

      Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

 - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

 - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

     Nhím ra dáng nghĩ:

 - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

     Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]    

                  (“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Xác định CN -VN trong câu sau: Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.  Chủ ngữ có phải là cụm danh từ không? Nếu có, hãy xác định danh từ trung tâmcác thành tố phụ của cụm danh từ đó.

doc 7 trang Bảo Hà 20/03/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_sa.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 6 A. LÍ THUYẾT 1.Văn bản (các bài thuôc chủ đề 6,7,8 thuộc chương trình sgk Ngữ văn 6, tập 2, Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Ôn tập các kiến thức về văn bản: + Gió lạnh đầu mùa + Tuổi thơ tôi + Những cánh buồm + Mây và Sóng + Chị sẽ gọi em bằng tên + Các văn bản thơ, văn xuôi ngoài chương trình (xuất xứ, thể loại, ngôi kể, sự việc, nhân vật ; phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm) - Khái quát được đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản hay đoạn trích thuộc văn bản. - Bài học, thông điệp 2. Tiếng Việt - Ôn tập: Dấu ngoặc kép, Từ đa nghĩa, từ đồng âm 3. Tập làm văn - Ôn tập văn miêu tả, tự sự và cảm thụ thơ: + Miêu tả cảnh sinh hoạt em có dịp tham gia hoặc chứng kiến + Kể về một chuyến tham quan thú vị + Đoạn văn cảm thụ. B. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: tự luận, thời gian 90 phút 1. Đọc hiểu (ngoài chương trình) (3 điểm) 2. Làm văn - Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ (2 điểm) - Viết bài tập làm văn miêu tả hoặc tự sự (5 điểm) C. LUYỆN TẬP Bài 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm
  2. một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được. Nhím nhặt chiếc que khều Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [ ] (“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của Nhím nói lên điều gì? Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 4: Xác định CN -VN trong câu sau: Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Chủ ngữ có phải là cụm danh từ không? Nếu có, hãy xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ của cụm danh từ đó. Câu 5. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào? Câu 6. Viết đoạn văn (12 đến 15 dòng) nêu vai trò của tình bạn trong cuộc sống. Bài 2: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo u mày may cho?
  3. Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui” (Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? Câu 2: Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật? Câu 3: Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp, vui Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 5: Từ đoạn trích trên em rút ra cho mình những bài học cuộc sống nào? Bài 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô Từ đầu nguồn cơn mưa Từ bãi sông cát vắng (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên?
  4. Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 5: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này sẽ thay thế cho lời ru của mẹ. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? Câu 6: Trình bày những bài học cuộc sống rút ra từ đoạn thơ trên? Câu 7: Viết đoạn văn từ 12 đến 15 dòng ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên? Bài 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Vui sao một sáng tháng năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ Con bồ câu trắng ngây thơ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn Lát rồi, chim nhé, chim ăn Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà. Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non . Bác Hồ cha của chúng con Hồn của muôn hồn Cho con được ôm hôn má Bác Cho con hôn mái đầu tóc bạc Hôn chòm râu mát rượi hòa bình! (“ Sáng tháng năm” Tố Hữu) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng Câu 4: Từ đoạn thơ trên em rút ra cho mình những bài học cuộc sống gì? Câu 5: Viết đoạn văn từ 12 đến 15 dòng ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trên?
  5. Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì ” (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri) Câu 1: Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nghĩa của từ “đơn điệu” được dùng trong đoạn văn trên là gì? Câu 3: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”. Câu 4: Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Bài 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệnh Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. (Trích bài thơ Lượm - Tố Hữu) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Cho biết cách ngắt nhịp trong khổ thơ thứ nhất. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 3: a. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ 2. b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ cuối đoạn trích.
  6. Câu 4: Em hãy kể tên những tấm gương thiếu niên anh dũng của Việt Nam mà em biết. Theo em, điểm chung giữa những thiếu niên anh dũng đó là gì? Câu 5: Hình ảnh chú bé Lượm để lại trong em những bài học cuộc sống nào? Câu 6. Viết đoạn văn từ 12 đến 15 dòng ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trên? Bài 7: I. Phần đọc hiểu Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi” (Trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích đã miêu tả những sự vật nào? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ. Câu 5. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được gợi ra qua đoạn thơ trên.
  7. Bài 8: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Con yêu mẹ - Con yêu mẹ bằng ông trời - Con yêu mẹ bằng trường học Rộng lắm không bao giờ hết Suốt ngày con ở đấy thôi - Thế thì làm sao con biết Lúc con học, lúc con chơi Là trời ở những đâu đâu Là con cũng đều có mẹ Trời rất rộng lại rất cao - Nhưng tối con về nhà ngủ Mẹ mong, bao giờ con tới! Thế là con lại xa trường - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Còn mẹ ở lại một mình Để nhớ mẹ con tìm đi Thì mẹ nhớ con lắm đấy Từ phố này đến phố kia Tính mẹ cứ là hay nhớ Con sẽ gặp ngay được mẹ Lúc nào cũng muốn bên con - Hà Nội còn là rộng quá Nếu có cái gì gần hơn Các đường như nhện giăng tơ Con yêu mẹ bằng cái đó Nào những phố này phố kia - À mẹ ơi có con dế Gặp mẹ làm sao gặp hết! Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dế (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất) Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng? Câu 3. Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó? Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.