Đề cương ôn tập thi giữa học kì II môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
A. Lý Thuyết
I. An toàn thông tin trên internet
1 Tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet
Internet có thể là một công cụ tuyệt vời và hữu ích khi chúng ta biết cách sử dụng và khai thác nhưng
cũng có thể có một Số tác hại và nguy cơ như sau:
- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp:
Khi sử dụng Internet, nếu không biết cách bảo mật thì thông tin cá nhân có thể bị lộ hoặc bị kẻ xấu đánh
cắp và lợi dụng. Kẻ xấu có thể dùng những thông tin đó để bôi nhọ danh dự, để dụ dỗ, lừa đảo, tống tiền,
khống chế chính bản thân người sử dụng.
- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc: Dữ liệu trên máy tính bị mất hoặc bị sai lệch.
Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng: Kẻ xấu lừa đảo, dụ dỗ trên mạng với nhiều mục đích khác
nhau. Chẳng. hạn, có những kẻ dụ dỗ tiếp xúc với các nội dung khiêu dâm; kẻ muốn lôi kéo người khác
vào con đường phạm tội thì cho xem nội dung bạo lực, ma tuý,... Có những trường hợp kẻ xấu dụ dỗ rồi
đe doạ, bắt nạt nạn nhân khiến họ cảm thấy xấu hổ hoặc sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lí.
- Thông tin không chính xác: Thông tin trên mạng đến từ nhiều nguồn khác nhau, CÓ nhiều thông tin
không được kiểm duyệt nên không chính xác. Có những kẻ lợi dụng mạng để đưa các tài liệu mang tính
bạo lực, khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp,... nhằm phục vụ cho lợi ích của chúng. Vì vậy chúng
ta phải luôn cảnh giác và sáng suốt trong việc lựa chọn thông tin trên mạng.
- Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng: Nhiều bạn trẻ bỏ rất nhiều thời gian vào mạng xã hội và
chơi trò chơi trên mạng làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí, sức khoẻ và hành vi dẫn đến bị căng thẳng, lo
lắng, trầm cảm, bỏ bê việc học tập,...
I. An toàn thông tin trên internet
1 Tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet
Internet có thể là một công cụ tuyệt vời và hữu ích khi chúng ta biết cách sử dụng và khai thác nhưng
cũng có thể có một Số tác hại và nguy cơ như sau:
- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp:
Khi sử dụng Internet, nếu không biết cách bảo mật thì thông tin cá nhân có thể bị lộ hoặc bị kẻ xấu đánh
cắp và lợi dụng. Kẻ xấu có thể dùng những thông tin đó để bôi nhọ danh dự, để dụ dỗ, lừa đảo, tống tiền,
khống chế chính bản thân người sử dụng.
- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc: Dữ liệu trên máy tính bị mất hoặc bị sai lệch.
Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng: Kẻ xấu lừa đảo, dụ dỗ trên mạng với nhiều mục đích khác
nhau. Chẳng. hạn, có những kẻ dụ dỗ tiếp xúc với các nội dung khiêu dâm; kẻ muốn lôi kéo người khác
vào con đường phạm tội thì cho xem nội dung bạo lực, ma tuý,... Có những trường hợp kẻ xấu dụ dỗ rồi
đe doạ, bắt nạt nạn nhân khiến họ cảm thấy xấu hổ hoặc sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lí.
- Thông tin không chính xác: Thông tin trên mạng đến từ nhiều nguồn khác nhau, CÓ nhiều thông tin
không được kiểm duyệt nên không chính xác. Có những kẻ lợi dụng mạng để đưa các tài liệu mang tính
bạo lực, khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp,... nhằm phục vụ cho lợi ích của chúng. Vì vậy chúng
ta phải luôn cảnh giác và sáng suốt trong việc lựa chọn thông tin trên mạng.
- Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng: Nhiều bạn trẻ bỏ rất nhiều thời gian vào mạng xã hội và
chơi trò chơi trên mạng làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí, sức khoẻ và hành vi dẫn đến bị căng thẳng, lo
lắng, trầm cảm, bỏ bê việc học tập,...
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi giữa học kì II môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_tin_hoc_lop_6_sach_ke.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập thi giữa học kì II môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIN HỌC 6 KNTT NĂM 2021 – 2022 A. Lý Thuyết I. An toàn thông tin trên internet 1 Tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet Internet có thể là một công cụ tuyệt vời và hữu ích khi chúng ta biết cách sử dụng và khai thác nhưng cũng có thể có một Số tác hại và nguy cơ như sau: - Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp: Khi sử dụng Internet, nếu không biết cách bảo mật thì thông tin cá nhân có thể bị lộ hoặc bị kẻ xấu đánh cắp và lợi dụng. Kẻ xấu có thể dùng những thông tin đó để bôi nhọ danh dự, để dụ dỗ, lừa đảo, tống tiền, khống chế chính bản thân người sử dụng. - Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc: Dữ liệu trên máy tính bị mất hoặc bị sai lệch. Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng: Kẻ xấu lừa đảo, dụ dỗ trên mạng với nhiều mục đích khác nhau. Chẳng. hạn, có những kẻ dụ dỗ tiếp xúc với các nội dung khiêu dâm; kẻ muốn lôi kéo người khác vào con đường phạm tội thì cho xem nội dung bạo lực, ma tuý, Có những trường hợp kẻ xấu dụ dỗ rồi đe doạ, bắt nạt nạn nhân khiến họ cảm thấy xấu hổ hoặc sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lí. - Thông tin không chính xác: Thông tin trên mạng đến từ nhiều nguồn khác nhau, CÓ nhiều thông tin không được kiểm duyệt nên không chính xác. Có những kẻ lợi dụng mạng để đưa các tài liệu mang tính bạo lực, khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp, nhằm phục vụ cho lợi ích của chúng. Vì vậy chúng ta phải luôn cảnh giác và sáng suốt trong việc lựa chọn thông tin trên mạng. - Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng: Nhiều bạn trẻ bỏ rất nhiều thời gian vào mạng xã hội và chơi trò chơi trên mạng làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí, sức khoẻ và hành vi dẫn đến bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, bỏ bê việc học tập, TÁC HẠI, NGUY CƠ KHI DÙNG INTERNET - Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp. - Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc. - Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng. - Tiếp nhận thông tin không chính xác. - Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng. Trang | 1
- 2. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet - Thông tin phải giữ an toàn - Không gặp gỡ - Chỉ mở thư điện tử và tin nhắn từ người mà bạn biết - Kiểm tra độ tin cậy - Khi gặp phải tình huống bị bắt nạt hãy nói ra. 3. An toàn thông tin Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn - Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus. - Đặt mật khẩu mạnh. Bảo vệ mật khẩu. - Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong. - Tránh dùng mạng công cộng. - Không truy cập vào các liên kết lạ, không mở thư điện tử và tệp đính kèm gửi từ những người không quen không kết bạn và nhắn tin cho người lạ. - Không chia sẻ thông tin cá nhân và những thông tin chưa được kiểm chứng trên Internet; không lan truyền tin giả làm tổn thương người khác. II. Sơ đồ tư duy 1. Sơ đồ tư duy - Để ghi lại thông tin về một chủ đề nào đó, chúng ta có rất nhiều cách, ví dụ như: liệt kê bằng văn bản, dùng bảng biểu, dùng sơ đồ, Một trong các cách đó là dùng sơ đồ tư duy. - Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối. - Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề. 2. Cách tạo sơ đồ tư duy Để tạo sơ đồ tư duy, em có thể vẽ thủ công hoặc sử dụng phần mềm trên máy tính. Dù thực hiện theo cách nào thì việc tạo Sơ đồ tư duy cũng thực hiện theo các bước sau đây: - Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính. Trang | 2
- - Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh. - Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh. - Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía. III. Định dạng văn bản 1. Phần mềm soạn thảo văn bản - Phần mềm soạn thảo văn bản có thể được cài đặt trên máy tính hoặc chạy trực tuyên trên Internet, Có nhiều loại phân mềm soạn thảo văn bản khác nhau, chúng đều có các chức năng cơ bản sau đây: + Tạo và định dạng văn bản. + Biên tập, chỉnh sửa nội dung. + Lưu trữ văn bản. + In văn bản. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, phần mềm Soạn thảo còn có một số chức năng nâng cao khác: + Xem lại và theo dõi sự thay đổi của tài liệu. + Lưu trữ tài liệu trên đám mây để có thể đồng bộ và lấy tài liệu từ máy tính, điện thoại di động hay máy tính bảng. + Làm việc cộng tác với người khác trên cùng một tài liệu mọi lúc mọi nơi. Với những chức năng này, chúng ta có thể sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo ra các tài liệu khác nhau như cuốn sách, bài viết, báo cáo, bản tin, tờ rơi, 2. Định dạng văn bản và in Ở cấp Tiểu học, chúng ta đã học cách tạo văn bản chứa chữ và định dạng kí tự. Để văn bản được trình bày đẹp, dễ đọc, dễ nhớ thì ngoài việc định dạng kí tự, chúng ta cần định dạng đoạn và định dạng trong văn bản. a) Định dạng đoạn văn bản Trong phần mềm soạn thảo văn bản, đoạn là phần văn bản thường được phân cách bởi dấu ngắt đoạn. Dấu ngắt đoạn xuất hiện khi chúng ta nhấn phím Enter. Việc định dạng giúp chúng ta thay đổi cách trình bày của đoạn trong văn bản. Ví dụ: tăng, giảm lề của đoạn, căn chỉnh lề, đặt khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, Các lệnh định dạng đoạn nằm trong thẻ Home, ở nhóm lệnh Paragraph. Trang | 3
- Hình 5.4. Các lệnh định dạng đoạn văn bản Hình 5.5. Đoạn văn bản sau khi được định dạng b) Định dạng trong văn bản Mỗi cuốn sách có hình dạng và kích thước khác nhau phụ thuộc vào việc định dạng trang | văn bản. Để văn bản đẹp và có bố cục hài hoà, em cần định dạng trong văn bản. Các lệnh định dạng trong văn bản nằm trong thẻ Page Layout, ở nhóm lệnh Page Setup. Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm: - Chọn hướng trang (Orientation): trang đứng (Portrait) hay trang ngang (Landscape). - Đặt lề trang (Margins): lề trái (Left), lề phải (Right), lề trên (Top) và lề dưới (Bottom). - Lựa chọn khổ giấy (Size): khổ giấy phổ biến là khổ A4. Trang | 4
- Hình 5.6. Trình bày trang văn bản c) In văn bản Sau khi hoàn thành việc tạo văn bản, em có thể in văn bản ra giấy. Để thực hiện công việc này, trong thẻ File, em chọn lệnh Print. Hình 5.7. Các lệnh để in văn bản IV. Trình bày thông tin dạng bảng Trang | 5
- 1. Trình bày thông tin dạng bảng Một phiếu khảo sát về sở thích đối với các trò chơi tập thể đã được phát cho học sinh trong lớp. Kết quả trả lời của các phiếu khảo sát được thống kê trong bảng sau: Chúng ta có thể sử dụng bảng để trình bày thông tin một cách cô đọng. Bảng cũng thường được sử dụng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát, Từ bảng dữ liệu, em có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh, tổng hợp được thông tin. 2. Tạo bảng - Trong phần mềm soạn thảo văn bản, các lệnh tạo bảng nằm trong thẻ Insert ở nhóm lệnh Table. Cách mở cửa sổ Insert Table được thực hiện như Hình 5.12: Hình 5.12. Tạo bảng + Di chuyển chuột bắt đầu từ góc trên, bên trái của cửa sổ Insert Table vừa mở ra để chọn số cột, số hàng cho bảng. Hình 5.13. Chọn số cột, hàng của bảng + Sau khi nháy chuột, bảng sẽ được chèn vào vị trí của con trỏ soạn thảo. Trang | 6
- + Để đưa dữ liệu vào bảng, em đặt con trỏ soạn thảo vào ô và nhập dữ liệu. Ô của bảng có thể chứa tất cả các loại dữ liệu như: văn bản, hình ảnh, + Để di chuyển con trỏ soạn thảo, em sử | dụng các phím mũi tên 1, ,2, trên bàn. phím hoặc sử dụng chuột. + Căn chỉnh lề cho dữ liệu trong ô cũng tương tự như căn lề cho văn bản. Lưu ý: Cách tạo bảng như trên chỉ tạo được bảng có tối đa 10 cột, 8 hàng. Nếu muốn tạo bảng có nhiều hàng, cột hơn, em thực hiện như sau: - Chọn Insert/Table/Insert Table. - Nhập số cột, số hàng của bảng. Ví dụ, bảng có 4 cột, 10 hàng. Hình 5.14. Nhập số cột, hàng 3. Chỉnh sửa bảng - Khi em đặt con trỏ soạn thảo trong bảng, nhóm thẻ Table Tools sẽ xuất hiện giúp em định dạng bảng. Để chỉnh sửa bảng, em chọn thẻ Layout. Các nhóm lệnh để chỉnh sửa bảng được chú thích trong Hình 5.16. Hình 5.16. Chỉnh sửa bảng B. Bài Tập Câu 1. Em nên sử dụng Webcam khi nào? TL: Webcam là một thiết bị hiện đại giúp người sử dụng có thể nhìn thấy người mình đang nói chuyện qua mạng. Trang | 7
- Em chỉ nên dùng khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực, không nên dùng khi nói chuyện với người lạ vì họ có thể nhìn thấy mặt em, nhìn thấy nơi em đang ngồi sử dụng mạng Những hình ảnh đó có thể bị họ dùng cho các mục đích xấu. Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô thích hợp của bảng sau: Tình huống Đúng (Đ)/ Sai (S) a) Em đọc được một số thông tin giật gân trong một trang web, em đăng lại thông tin đó trên trang Facebook cá nhân của mình để tất cả mọi người cùng xem. b) Em được bạn gửi cho một số bức ảnh có nội dung bạo lực. Em đã gửi cho các bạn khác để cùng nhau xem. TL: Tình huống Đúng (Đ)/ Sai (S) a) Em đọc được một số thông tin giật gân trong một trang web, em đăng Đ lại thông tin đó trên trang Facebook cá nhân của mình để tất cả mọi người cùng xem. b) Em được bạn gửi cho một số bức ảnh có nội dung bạo lực. Em đã gửi S cho các bạn khác để cùng nhau xem. Câu 3: Theo em thế nào là nghiện chơi game trên mạng? Nghiện chơi game sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với học sinh? Em hãy quan sát các bạn trong lớp, trong trường và tìm thêm thông tin trên Intemet, trên báo, trên ti vi để biết thêm về tình trạng nghiện game trên mạng. TL: - Nghiện game là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. - Một số tác hại của nghiện chơi game đối với học sinh: + Rối loạn giấc ngủ, đau đầu; + Luôn cảm thấy mệt mỏi do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; Trang | 8
- + Buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; + Mất hứng thú với các thủ vui, sở thích cũ, mọi thứ chi dồn vào game, học hành chểnh mảng; + Dễ cảm thấy bực dọc, cáu gắt, dễ gây gổ dù chỉ là những chuyện rất nhỏ; + Có xu hướng chống đối với bạn bè, người thân; + Cảm giác vô dụng, người thừa hoặc là người có lỗi; + Xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát, chán ăn, ăn ít. - Hiện nay, số lượng học sinh nghiện game ngày càng gia tăng và đang là một vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều hậu quả đau lòng xảy ra cũng chỉ vì nghiện game. Câu 4: Sơ đồ tư duy là gì? TL: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng. Câu 5: Những nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công là gì? TL: - Khi tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy, không dễ dàng thay đổi, thêm bớt nội dung như khi tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm trên máy tính. - Sản phẩm tạo ra là một bản sơ đồ tư duy trên giấy nên rất khó để sử dụng chúng cho các mục đích khác, ví dụ cho bài trình bày tạo bằng phần mềm PowerPoint, gửi cho người khác xem qua thư điện tử, - Nếu không có máy quét, máy photocopy, máy ảnh hay điện thoại thông minh thì rất khó để chia sẻ một sơ đồ tư duy vẽ tay cho mọi người ở các địa điểm khác nhau. - Chỉ cần giấy và bút là những vật dụng rất phổ biến, chúng ta có thể tạo sơ đồ tư duy ở bất cứ đâu. Câu 6: Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh: A. Orientation. B. Size. c. Margins. Trang | 9
- D. Columns. TL: Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh Orientation. Chọn A. Câu 7: Điền từ hoặc cụm từ sau vào chỗ chấm thích hợp để được câu đúng: tất cả; bốn; ngang; lề dưới; lề trang. a) Ta có thể chọn hướng trang đứng hoặc hướng trang cho một trang văn bản. b) Một trang văn bản gồm có: lề trên lề trái, lề phải. c) Lề của đoạn văn bản được tính từ đến mép (trái hoặc phải) của đoạn văn bản. d) Việc thiết đặt lề cho một trang văn bản sẽ tác động đến các trang còn lại của văn bản đó. TL: a) Ta có thể chọn hướng trang đứng hoặc hướng trang ngang cho một trang văn bản. b) Một trang văn bản gồm có: lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải. c) Lề của đoạn văn bản được tính từ lề trang đến mép (trái hoặc phải) của đoạn văn bản. d) Việc thiết đặt lề cho một trang văn bản sẽ tác động đến tất cả các trang còn lại của văn bản đó. Câu 8: Bảng sau đây cho biết lượng Calo mà con người tiêu thụ trong mỗi giờ hoạt động. Hoạt động Lượng Calo tiêu thụ mỗi giờ (Calo) Leo cầu thang 400 Đạp xe 400 Bơi 500 Khiêu vũ thể thao 400 a) Em hãy tạo và nhập dữ liệu như bảng trên trong phần mềm soạn thảo. Trang | 10
- b) Bạn A bị thừa cân. Để cải thiện sức khoẻ, bạn cần tập luyện để tiêu thụ khoảng 2 000 calo mỗi tuần và mỗi ngày tập không quá 1 giờ. Em hãy soạn thảo kế hoạch tập luyện hàng tuần cho bạn A dưới dạng bảng để trả lời các câu hỏi sau: - Mỗi ngày trong tuần, bạn A thực hiện hoạt động gì, trong thời gian bao lâu và tiêu thụ bao nhiêu calo? - Tổng thời gian bạn A luyện tập và tổng calo tiêu thụ mỗi tuần là bao nhiêu? c) Bạn B có sức khoẻ tốt và thể hình đẹp. Tuy nhiên, bạn cũng cần tập luyện để cơ thể được phát triển khoẻ mạnh. Bạn cần tiêu thụ khoảng 1 000 calo mỗi tuần và mỗi ngày tập không quá 1 giờ. Em hãy soạn thảo kế hoạch tập luyện hàng tuần cho bạn B dưới dạng bảng. Lưu tệp vào thư mục quy định. TL: a) Tạo một bảng gồm 5 hàng, 2 cột, nhập dữ liệu như đề bài. b) Bảng kế hoạch tập luyện hàng tuần của bạn A có thể trình bày như sau: Họ và tên: Nguyễn Văn A KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN HÀNG TUẦN Thứ Hoạt động Thời gian Lượng Calo tiêu thụ 2 Leo cầu thang 30 phút 200 3 Đạp xe 30 phút 200 4 Bơi 1 giờ 500 5 Leo cầu thang 30 phút 200 6 Đạp xe 30 phút 200 7 Bơi 1 giờ 500 CN Khiêu vũ thể thao 30 phút 200 Tổng 4 giờ 30 phút 2000 c) Họ và tên: Nguyễn Văn A KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN HÀNG TUẦN Trang | 11
- Thứ Hoạt động Thời gian Lượng Calo tiêu thụ 2 Leo cầu thang 15 phút 100 3 Đạp xe 15phút 100 4 Bơi 0.5 giờ 250 5 Leo cầu thang 15phút 100 6 Đạp xe 15phút 100 7 Bơi 0.5 giờ 250 CN Khiêu vũ thể thao 15phút 100 Tổng 2 giờ 15 phút 1 000 Trang | 12