Đề khảo sát chất lượng cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản sau:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

  Ghi vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi( từ câu 1 đến câu 8)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện đồng thoại                   B. Hồi kí                 

C. Truyện cổ tích                           D. Du ký

Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi kể  nào?

      A.Ngôi thứ nhất                                          B. Ngôi thứ hai                     

       C. Ngôi thứ ba                                          D. Không xác định được ngôi kể

docx 6 trang vyoanh03 28/07/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_canh.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) (BỘ SÁCH CÁNH DIỀU) A. MỤC TIÊU Qua bài kiểm tra, học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất: 1. Năng lực: - Năng lực đọc hiểu văn bản tự sự (truyện đồng thoại). - Năng lực tự học, nắm vững kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn, nhận biết tốt các hiện tượng tiếng Việt . - Có kĩ năng làm dạng bài trắc nghiệm và tự luận, kĩ năng viết văn kể chuyện. 2. Phẩm chất: - Trung thực, tự giác khi làm bài. - Có trách nhiệm với chính bản thân, biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống B. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA DÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Tổng Nội Mức độ nhận thức % Kĩ dung/đơn điểm TT năng vị kiến Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Truyện Đọc 1 đồng 3 1 5 0 0 2 0 60 hiểu thoại Kể lại một trải 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 nghiệm đáng nhớ Tổng 0,75 2,0 1,25 1.0 0 4,0 0 10 100
  2. Tỉ lệ % 25 35% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thôn Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận g hiểu dụng thức biết dụng cao Nhận biết: 3 TN 5TN 2TL Nhận biết được thể loại truyện đồng thoại 1TL - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận biết được phương thức biểu đạt chính của văn bản. Kể tên được tác phẩm có cùng phương thức biểu đạt với ngữ liệu đã cho. - Nhận ra từ phức (từ ghép và Truyện từ láy 1 Đọc hiểu đồng thoại Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của văn bản - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc chọn ngôi kể thứ nhất - Xác định chủ ngữ được mở rộng chủ ngữ, cụm danh từ; tác dụng của biện pháp tu từ: Nhân hoá, ẩn dụ được sử dụng trong văn bản. Vận dụng:
  3. - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Viết Kể lại một *Nhận biết: Xác định đúng trải nghiệm kiểu bài tự sự, đối tượng, đáng nhớ ngôi kể thứ nhất, bố cục 3 của em. phần, xác định được yêu cầu của thể loại văn tự sự, *Thông hiểu: Xác định được cốt truyện, biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí. *Vận dụng: Sử dụng các 1TL* yếu tố của văn tự sự khi trình bày nội dung văn bản và kĩ năng viết về trải nghiệm. *Vận dụng cao: Sáng tạo, hấp dẫn, hoàn chỉnh, thuyết phục. - Viết được một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân; - Dùng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN, 5TN 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6
  4. (Thời gian làm bài :90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ. (Theo Ghi vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi( từ câu 1 đến câu 8) Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện đồng thoại B. Hồi kí C. Truyện cổ tích D. Du ký Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không xác định được ngôi kể Câu 3. Trong các câu sau, câu nào được mở rộng chủ ngữ A. Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao . B. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. C. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi. D. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ. Câu 4: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép A. nung đốt B. lăn lộn C. đằng đẵng D. sông suối Câu 5. Theo em , “mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn” là hình ảnh tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống của con người? A. Những điều xấu, không tốt trong cuộc sống. B. Những hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. C. Những điều tốt đẹp trong cuộc sống. D. Những khó khăn, thử thách, những trải nghiệm trong cuộc sống của con người. Câu 6: Quá trình từ “một tảng đá khổng lồ trên núi cao” trở thành “ một hòn sỏi láng mịn” trái nghĩa với câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây? A. Có công mài sắt, có ngày lên kim B. Có chí thì lên. C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Đẽo cày giữa đường. Câu 7: Dòng nào dưới đây nói không đúng về tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong văn bản trên? A. Giúp cho người đọc hiểu rõ về nhân vật “ tôi” hơn. B. Giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật “ tôi”. C. Giúp câu chuyện trở lên chân thực, gần gũi hơn D. Giúp cho nhân vật “ tôi” bộc lộ tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn. Câu 8: Chủ đề của văn bản trên là gì?
  5. A. Sự dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn thử thách trong cuộc sống. B. Tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. C. Vai trò của ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm vượt khó để đi đến thành công. D. Ca ngợi đức tính chăm chỉ, cần cù trong cuộc sống Từ câu 9 đến 11, em hãy viết câu trả lời vào tờ giấy kiểm tra Câu 9 :Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Kể tên một văn bản em đã học có phương thức biểu đạt giống với văn bản trên? Câu 10 :Từ một “tảng đá khổng lồ” ban đầu đến “hòn sỏi láng mịn” phản ánh điều gì? Câu 11: Bài học em rút ra khi học văn bản trên là gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. Hết IV. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 C 0,25 5 D 0,25 6 D 0,25 7 B 0,25 8 C 0,25 9 - HS xác định được phương thức biếu đạt chính và kể tên được một 1,0 trong các tác phẩm đã học có PTBĐ tương tự: + Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. + Văn bản đã học có PTBĐ tương tự: Bài học đường đời đầu tiên, Cô bé bán diêm, Ông lão đánh cá và con cá vàng, - Lưu ý: HS chỉ cần kể được tên một văn bản chính xác là cho điểm tối đa (0.5đ). 10 Hs có nhiều cách diễn đạt khác nhau, chỉ cần hs diễn đạt đúng và 2,0 trả lời từ 3 ý trở lên gv cho điểm tối đa, một ý cho 0,5 điểm, có một vài gợi ý sau -Từ một “tảng đá khổng lồ” ban đầu đến “hòn sỏi láng mịn” phản ánh: + Sự rèn giũa bản thân + Quá trình hoàn thiện của con người
  6. + Quá trình rèn luyện, trưởng thành của bản thân + Càng trong khó khăn thử thách con người càng trở nên mạnh mẽ và sẽ thay đổi một cách tích cực hơn 11 Hs có nhiều cách diễn đạt khác nhau, chỉ cần hs diễn đạt đúng và 1,0 trả lời từ 2 ý trở lên gv cho điểm tối đa, một ý cho 0,5 điểm, có một vài gợi ý sau : -Con người để trưởng thành cần trải qua quá trình tôi luyện lâu dài, trải qua những khó khăn,thử thách. -Những khó khăn thử thách chính là quá trình giúp con người hoàn thiện, trưởng thành. - Trong cuộc đời không tránh khỏi những khó khăn, thử thách, cần luôn giữ vững sự tự tin, tinh thần lạc quan II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em: Sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa về một chuyến đi chơi với thầy cô, bạn bè hay gia đình c. Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em 0,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan. - Kể lại các sự việc trong câu chuyện: Bắt đâu – Diễn biến – Kết thúc c. Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25