Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:
A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách
C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
A. không hiệu chỉnh đồng hồ B. đặt mắt nhìn lệch
C. đọc kết quả chậm D. cả ba nguyên nhân trên
Câu 3: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 4: Dãy chất nào chỉ bao gồm chất lỏng:
A. cồn, nước, dầu ăn, xăng B. nước muối, muối ăn, hơi nước
C. dầu ăn, nước, sắt, thủy tinh D. nhôm, đồng, hơi nước, cồn.
A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách
C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
A. không hiệu chỉnh đồng hồ B. đặt mắt nhìn lệch
C. đọc kết quả chậm D. cả ba nguyên nhân trên
Câu 3: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 4: Dãy chất nào chỉ bao gồm chất lỏng:
A. cồn, nước, dầu ăn, xăng B. nước muối, muối ăn, hơi nước
C. dầu ăn, nước, sắt, thủy tinh D. nhôm, đồng, hơi nước, cồn.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ke.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ I – ĐỀ SỐ 2 MÔN: KHTN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết học kì I của chương trình sách giáo khoa KHTN 6. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận KHTN 6. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì I – chương trình KHTN 6. Câu 1: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để: A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động? A. không hiệu chỉnh đồng hồ B. đặt mắt nhìn lệch C. đọc kết quả chậm D. cả ba nguyên nhân trên Câu 3: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 4: Dãy chất nào chỉ bao gồm chất lỏng: A. cồn, nước, dầu ăn, xăng B. nước muối, muối ăn, hơi nước C. dầu ăn, nước, sắt, thủy tinh D. nhôm, đồng, hơi nước, cồn. Câu 5: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất? A. Than đá B. Dầu mỏ C. Gió D. Khí đốt Câu 6: Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất? A. Rán trứng B. Nướng bột làm bánh mì C. Làm nước đá D. Đốt que diêm Câu 7: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? A. 24 kg B. 20 kg 10 lạng C. 22 kg D. 20 kg 20 lạng Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy? A. Mỡ lợn tan ra khi đun nóng. B. Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào
- C. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần. D. Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián. Câu 9: An nói rằng “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi mới dùng”. Nói như thế có đúng không? A. Đúng B. Sai C. Còn tùy vào đối tượng cần đo D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận Câu 10: Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội. A. 79 ml B. 21 ml C. 50 ml D. 75 ml Hết
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. A 2. D 3. B 4. A 5. C 6. C 7. A 8. C 9. B 10. C Câu 1: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để: A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách Lời giải chi tiết: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp với vật cần đo. Đáp án A. Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động? A. không hiệu chỉnh đồng hồ B. đặt mắt nhìn lệch C. đọc kết quả chậm D. cả ba nguyên nhân trên Lời giải chi tiết: Không hiệu chỉnh đồng hồ sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai. Đặt mắt nhìn lệch sẽ dẫn đến đọc lệch kết quả đo. Đọc kết quả chậm sẽ dẫn đến bị sai kết quả. Đáp án D. Câu 3: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Lời giải chi tiết: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: Vật thể nhân tạo do con người tạo ra. Đáp án B. Câu 4: Dãy chất nào chỉ bao gồm chất lỏng: A. cồn, nước, dầu ăn, xăng B. nước muối, muối ăn, hơi nước C. dầu ăn, nước, sắt, thủy tinh D. nhôm, đồng, hơi nước, cồn. Lời giải chi tiết: Dãy chất chỉ bao gồm thể lỏng là: cồn, nước, dầu ăn, xăng. Đáp án B sai ở muối ăn, hơi nước. Đáp án C sai ở sắt, thủy tinh.
- Đáp án D sai ở nhôm, đồng, hơi nước. Đáp án A. Câu 5: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất? A. Than đá B. Dầu mỏ C. Gió D. Khí đốt Lời giải chi tiết: Năng lượng gió nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất. Đáp án C. Câu 6: Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất? A. Rán trứng B. Nướng bột làm bánh mì C. Làm nước đá D. Đốt que diêm Lời giải chi tiết: Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đáp án C. Câu 7: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? A. 24 kg B. 20 kg 10 lạng C. 22 kg D. 20 kg 20 lạng Phương pháp giải: 1 lạng = 0,1 kg. Lời giải chi tiết: Ban đầu mỗi túi có 1 kg đường => 20 túi có 20 kg đường. Cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa => Tổng khối lượng đường cho thêm là: 40 lạng = 4 kg. Vậy khối lượng của 20 túi đường sau khi cho thêm là: 20 + 4 = 24 (kg). Đáp án A. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy? A. Mỡ lợn tan ra khi đun nóng. B. Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào C. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần. D. Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián. Lời giải chi tiết: Đá vôi tan ra do tác dụng với hydrochloric acid chứ không phải do nung nóng. Đáp án C. Câu 9: An nói rằng “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi mới dùng”. Nói như thế có đúng không? A. Đúng B. Sai C. Còn tùy vào đối tượng cần đo D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận Phương pháp giải:
- Xác định giới hạn đo của nhiệt kế y tế. Lời giải chi tiết: An nói như vậy là sai vì nhiệt kế y tế thường chỉ đo nhiệt độ tối đa 42oC, nếu nhúng vào nước sôi 100oC nhiệt kế sẽ bị hư. Đáp án B. Câu 10: Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội. A. 79 ml B. 21 ml C. 50 ml D. 75 ml Phương pháp giải: Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100ml ban đầ có trong 2 xi-lanh có khoảng 21ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tích của khí còn lại. Lời giải chi tiết: Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100ml ban đầu trong 2 xxi-lanh có khoảng 21ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79ml. Đáp án A.