Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản sau: 
MUỐI TO, MUỐI BÉ
   Hạt muối Bé nói với hạt muối To:
- Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.   
 Muối To trố mắt:
- Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!
Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…     
Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa 
máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí  hửng kể:  
- Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…    
Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…             
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Nghĩa của từ hí hửng trong câu“Muối Bé hí hửng kể.” là kể chuyện với tâm trạng và giọng điệu vui vẻ, háo hức, thích thú… Theo em, người ta đã dùng cách nào trong những cách sau:
   A. Tra từ điển                    B. Dựa vào những từ xung quanh
C.Đoán nghĩa của từ.          D.Dùng từ trái nghĩa với nó.
Câu 2.Câu văn“ Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” có sử dụng phép điệp ngữ :
   A. Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy
   B. bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé.
   C. …xa dần, xa dần…muốn hòa tan, hòa tan…
   D. hòa mình với dòng chảy.
docx 6 trang vyoanh03 28/07/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II LỚP 6 MÔN: NGỮ VĂN - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Đơn vị kiến Thông Vận % điểm TT Nhận biết Vận dụng năng thức/kĩ năng hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện 5 0 3 0 0 2 0 60 hiểu 2 Viết Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn 0 1 0 1 0 1 0 1 40 của em. Tổng 12,5 10 7,5 10 0 50 0 10 Tỉ lệ % 22,5% 17,5% 50% 10% 100 Tỉ lệ chung 40% 60% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Đơn vị thức Kĩ kiến TT Mức độ đánh giá Thông Vận năng thức/kĩ Nhận Vận hiểu dụng năng biết dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết 5 TN 3TN 2TL hiểu - Nhận biết được PTBĐ của văn bản, nghĩa của từ, phép điệp ngữ - Nhận ra từ láy; cụm động từ,; công dụng của trạng ngữ, dấu phẩy trong câu. Thông hiểu: - Nhận xét, lí giải được ý nghĩa một số chi tiết trong truyện.
  2. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 2 Viết Kể lại Nhận biết: một Kiểu bài kể chuyện truyền thuyết truyền Thông hiểu: 1 1 1 1TL thuyết Kĩ năng viết bài kể chuyện đảm bằng bảo các yếu tố cơ bản: ngôi kể, lời lời văn kể, trình tự sắp xếp các sự việc của Vận dụng: em. Viết được bài văn:Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt. Tổng 5 TN 3TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 22,5 17,5 50 10 Tỉ lệ chung 40 60 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Phần I. Đọc- hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau: MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To: - Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: - Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa
  3. máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể: - Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi . Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan (Nguồn Internet ) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Nghĩa của từ hí hửng trong câu“Muối Bé hí hửng kể.” là kể chuyện với tâm trạng và giọng điệu vui vẻ, háo hức, thích thú Theo em, người ta đã dùng cách nào trong những cách sau: A. Tra từ điển B. Dựa vào những từ xung quanh C.Đoán nghĩa của từ. D.Dùng từ trái nghĩa với nó. Câu 2.Câu văn“ Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan ” có sử dụng phép điệp ngữ : A. Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy B. bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé. C. xa dần, xa dần muốn hòa tan, hòa tan D. hòa mình với dòng chảy. Câu 3.Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn trên là gì ? A. Diễn tả sự trôi đi ngày một xa dần của muối Bé theo dòng nước mưa. B. Diễn tả mong muốn được tan chảy vào dòng nước của muối To . C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và niềm khát khao của muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống. D. Thể hiện sự chán chường, thất vọng của muối To. Câu 4. Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm.”Dấu phẩy có tác dụng gì ? A. Ngăn cách giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp. B. Ngăn cách giữa các vế của một phép liệt kê phức tạp. C. Làm cho câu văn dài trở nên rõ ràng hơn. D. Ngăn cách giữa trạng ngữ với nòng cốt câu, giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. Câu 5.Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm ” . Thành phần trạng ngữ có chức năng gì ? A. Xác định địa điểm của sự việc diễn ra trong câu. B. Xác định cách thức thực hiện hành động trong câu. C. Xác định phương tiện thực hiện hành động trong câu.
  4. D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu. Câu 6.Có mấy cụm động từ trong câu văn sau “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh.” A. Một cụm động từ. B. Hai cụm động từ C. Ba cụm động từ D.Bốn cụm động từ. Câu 7.Nhóm từ nào không chứa toàn từ láy? A. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, hí hửng . B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát , hí hửng. C. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng . D. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng, chu du. Câu 8. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? A.Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả. Thực hiện các yêu cầu Câu 9. Cuộc đời của muối To và muối Bé như thế nào trước sự lựa chọn của mình ? Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên ? Phần II. Viết (4 điểm) Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 C 0,25 3 C 0,25 4 D 0,25 5 D 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 C 0,25 9 * Học sinh trả lời được các ý sau. - Muối To : 1,0 + Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm. 0,25 + Lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. 0,25 + Bị ném ra đường, người qua đường đạp lên nó. 0,5 - Muối Bé: 1,0 + Được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm 0,5 + Được bay lên trời và chu du khắp muôn nơi và trở thành
  5. mưa, tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi 0,5 Hướng dẫn chấm -Trả lời đầy đủ các ý trên được 2 điểm. - Thiếu ý nào sẽ không có điểm ý đó. 10 Những bài học mà HS có thể rút ra : 2,0 - Phải hiểu rõ về giá trị của bản thân mình để từ đó có lối sống tích cực, hòa nhập, cống hiến cái riêng của mình cho cái chung của cộng đồng, xã hội. - Không nên sống ích kỉ, cố giữ cho riêng của mình. - Cho đi là chúng ta đã nhận lại - Nên lắng nghe ý kiến tích cực để hoàn thiện mình. * Lưu ý : Đây là câu hỏi mởHS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nếu thấy hợp lí vẫn cho điểm. Hướng dẫn chấm - Học sinh chỉ ra 3 bài học trở lên khuyến khích 2 điểm. - Học sinh chỉ được dưới 3 bài học thì mỗi bài học được 0,5 điểm. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,25 Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. + Đảm bảo bố cục 3 phần. + Kể lại một truyện truyền thuyết. + Lựa chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ 3 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại câu chuyện truyền 0,25 thuyết em yêu thích bằng lời văn của em.
  6. c. Đảm bảo các nội dung: 2,5 Kể lại diễn biến câu chuyện. - Sự việc mở đầu. - Sự việc diễn biến. - Sự việc cao trào. - Sự việc kết thúc Hướng dẫn chấm + Mức từ 2- 2,5 điểm: Lựa chọn được câu chuyện có nội dung sâu sắc, hấp dẫn, kể chuyện theo ngôi thứ 3, các sự việc chi tiết, rõ ràng, được sắp xếp theo trình tự hợp lí, hấp dẫn + Mức từ 1-1,75 điểm: Lựa chọn được câu chuyện có ý nghĩa, kể chuyện theo ngôi thứ 3, các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí + Mức từ 0,25-0,75 điểm: Lựa chọn được câu chuyện để kể nhưng chưa rõ ràng, nội dung sơ sài, sự việc chưa được sắp xếp hợp lí. + Mức 0 điểm: Chưa có chuyện để kể hoặc học sinh kể một câu chuyện khác với yêu cầu của đề bài. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo có 0,5 giọng điệu riêng.