Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận + đáp án)

I/ ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

     1. Đọc văn bản sau: 

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. 

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng  có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

-  Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :       
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
                                                                                              (Theo Tuốc-ghê-nhép)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu các nhân vật có trong câu chuyện? (0,5 điểm)

Câu 3. Tìm 4 từ láy có trong văn bản? (1,0 điểm)

Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu “Một người ăn xin đã già” . Cho biết vị ngữ là từ hay cụm từ?  (1,0 điểm)

Câu 5. Ý nghĩa của câu chuyện? (1,0 điểm)

II/ LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

            Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh “bàn tay mẹ” tronng bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên.

Câu 2 (4,0 điểm)

         Em hãy kể lại một truyện truyền thuyết mà em biết bằng lời văn của em.

docx 4 trang Bảo Hà 23/03/2023 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận + đáp án)

  1. KIỂM TRA VĂN 6 CUỐI KÌ I I.MA TRẬN Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ Mức độ thấp cao I. Đọc- -Nhận diện -Xác định chủ hiểu: Phương ngữ. Ngữ liệu: thức biểu -Nêu ý nghĩa Truyện đạt, nhân của câu “Người ăn vật. chuyện vị ngữ xin” - Phát hiện từ láy Số câu Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 5 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 2 Số điểm: 4 Tỉ lệ % 20 % 20% Tỉ lệ %: 40 II. Viết Viết 1 đoạn Viết một Văn tự sự văn bài văn kể chuyện Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 4 Số điểm: Tỉ lệ % 20% 40% 6.0 Tỉ lệ %: 60 Tổng số Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 7 câu Số điểm: 2 Số điểm: 2 Số điểm:2.0 Số điểm: 4 Số điểm: Tổng điểm 20% 20% 20% 40% 10 Phần % 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút I/ ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 1. Đọc văn bản sau: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông : - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười : - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2. Nêu các nhân vật có trong câu chuyện? (0,5 điểm) Câu 3. Tìm 4 từ láy có trong văn bản? (1,0 điểm) Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu “Một người ăn xin đã già” . Cho biết vị ngữ là từ hay cụm từ? (1,0 điểm) Câu 5. Ý nghĩa của câu chuyện? (1,0 điểm) II/ LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh “bàn tay mẹ” tronng bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên. Câu 2 (4,0 điểm) Em hãy kể lại một truyện truyền thuyết mà em biết bằng lời văn của em.
  3. PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM) Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ( lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6). III. BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Câu Yêu cầu Điểm I. Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm 0,5đ (0,5 điểm). 2 Các nhân vật có trong câu chuyện: (0,5 - Em bé (nhân vật tôi) 0,25đ điểm). - Ông lão ăn xin 0,25đ 3 -Các từ láy có trong văn bản: Giàn giụa, tả tơi, run Mỗi từ 0,25đ (1.0 run, run rẩy, chăm chăm điểm). (HS chỉ được viết tối đa 4 từ. Nếu thừa trừ 0,25đ) - Xác định chủ vị: 4 Một người ăn xin /đã già. 0,5đ (1.0 - Vị ngữ là cụm tính từ 0,5đ điểm). HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: 1,0đ - Chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ với HS kiến giải 5 những người có hoàn cảnh khó khăn. hợp lý theo (1.0 - Tình yêu thương đôi khi chỉ là là thái độ tôn cách nhìn điểm). trọng, là những hành động nhỏ nhưng chân nhận cá nhân thành xuất phát từ trái tim. vẫn đạt điểm
  4. theo mức độ thuyết phục Phần II. Viết Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể Câu 1 - Viết đúng hình thức đoạn văn. 0,5đ - Nêu được cảm nhận về bàn tay mẹ: 1,5đ + Bàn tay mẹ có sức mạnh phi thường, che chở, bảo vệ con: “chắn mưa sa”, “chắn bão qua mùa màng”. + Bàn ta dịu dàng, bế bồng, chăm sóc con. + Bàn tay trải qua nhiều khó khăn vất vả nhưng mang phép nhiệm màu: Không chỉ ru con vào giấc ngủ mà còn nâng niu con trên bước đường đời. Câu2 - Thể loại : Tự sự 1.0 đ a.Yêu - Ngôi kể: Thứ 3 cầu Hình - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. thức - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b.Yêu a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện . 0,5đ cầu nội b. Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở dung đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. 2,0đ - Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. - Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. c.Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ 0,5đ Tổng điểm 10,0đ