Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
( Trích Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm)
Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em
Câu 1. Bài thơ chứa đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ năm chữ B. Thơ văn xuôi C. Thơ lục bát D. Thơ tự do
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm
Câu 3. Dòng nào sau đây tất cả các từ đều là từ láy?
A. Lốm đốm, thiên nhiên, đường đê B. Cánh cò, vương vương, mặn mà
C. Đong đưa, mặn mà, rười rượi D. Lượn lờ, con đò, thong thả
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Đề gồm 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. ( Trích Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm) Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em Câu 1. Bài thơ chứa đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? A. Thơ năm chữ B. Thơ văn xuôi C. Thơ lục bát D. Thơ tự do Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 3. Dòng nào sau đây tất cả các từ đều là từ láy? A. Lốm đốm, thiên nhiên, đường đê B. Cánh cò, vương vương, mặn mà C. Đong đưa, mặn mà, rười rượi D. Lượn lờ, con đò, thong thả Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: Em yêu từng sợi nắng cong? A. Ẩn dụ B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 5. Từ no đặt trong ngữ cảnh câu thơ: Cánh diều no gió chiều chưa muốn về được hiểu theo nghĩa nào sau đây? A. Ở trạng thái nhu cầu sinh lí về ăn uống được thỏa mãn đầy đủ
- B. Ở trạng thái nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn hoàn toàn đầy đủ, không thể nhận thêm được nữa C. Hết mức, có muốn hơn nữa cũng không được D. Không thể hòa tan thêm nữa Câu 6. Tác dụng của yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? A. Khơi gợi kỉ niệm tuổi thơ B. Thể hiện tình cảm với cha mẹ C. Làm nổi bật vẻ đẹp của quê hương D. Mong muốn được đến nhiều miền quê. Câu 7. Chủ đề của đoạn thơ trên là gì? A. Lòng hiếu thảo B. Tình yêu quê hương C. Tình yêu thiên nhiên D. Tình cảm gia đình Câu 8. Nhận xét nào không phải là cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ? A. Yêu quê hương từ những điều bình dị, thân thuộc nhất B. Tình yêu quê hương là hành trang gắn liền với cuộc sống C. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương D. Buồn vì quê hương không giàu có, hiện đại Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Chỉ ra vần và nhịp được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó. Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn thơ và giải thích vì sao? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt mà em ấn tượng nhất. Hết UBND QUẬN HỒNG BÀNG BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM phách TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 6 Phần Câu Nội dung Điểm
- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 * Vần, nhịp 0,5 - Vần: tiếng thứ 6 câu lục vần tiếng thứ 6 câu bát; tiếng thứ 8 câu bát vần tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo (VD: cong (tiếng thứ 6 câu lục) – dòng (tiếng câu 6 câu bát); đò (tiếng thứ 8 câu bát) - cò (tiếng thứ 6 câu lục kế tiếp) 0,5 - Nhịp thơ (nhịp chẵn): câu lục: 2/2/2; câu bát: 4/4 * Tác dụng: - Tạo tính nhạc, mang đến sự gần gũi, dễ đọc, dễ học, dễ thuộc với trẻ thơ - Tạo sự liên kết chặt chẽ cho bài thơ - Giúp cho việc bộc lộ cảm xúc của tác giả trở nên tự nhiên, bày tỏ tình cảm tha thiết với quê hương thân yêu 10 * Học sinh nêu được bài học tâm đắc nhất (dưới đây là 1,0 một số gợi ý) + Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng gắn bó con người với cội nguồn + Quê hương là những gì gần gũi, giản dị gắn bó. + . * Giải thích lí do (học sinh đưa được ra ít nhất 03 lí do phù hợp) II VIẾT 4,0 1. Hình thức, kĩ năng 0,25 - Bố cục rõ ràng; đúng kiểu bài văn tả cảnh sinh hoạt. - Xác định đúng đối tượng, lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu - Trình tự miêu tả hợp lí. - Diễn đạt rõ ràng; câu và chữ đúng văn phạm. 2. Nội dung * Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt: tên cảnh sinh hoạt, 0,5 ấn tượng chung về cảnh được tả.
- Phần Câu Nội dung Điểm * Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt: - Tả bao quát quanh cảnh 1,0 - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự (không gian, thời 1,5 gian, hoạt động chính). + Tả hoạt động cụ thể của con người. Hoạt động nào là nổi bật? Chi tiết nào gây ấn tượng? + Thể hiện cảm xúc khi quan sát, khi chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. * Kết bài: Nêu suy nghĩ đánh giá của người viết 0,5 Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, vận dụng so sánh, gợi liên 0,25 tưởng để bài viết có nét đọc đáo mang tính cá nhân Hết UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I. MÔN NGỮ VĂN 6
- (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Nội Vận dụng Tổng Kĩ dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT cao điểm năng vị kiến TN % thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL KQ - Thơ và thơ lục Đọc 1 bát. 3 0 5 0 0 2 0 0 60 hiểu - Hồi kí hoặc du kí Kể lại một trải nghiệm 2 Viết Viết bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 văn tả cảnh sinh hoạt. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% NGƯỜI RA ĐỀ TỔ CM BAN GIÁM HIỆU Nhómvăn 6 Nguyễn Thị Thùy Nguyễn Thị Chà BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Chương/ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận TT Mức độ đánh giá Chủ đề dung/ thức
- Đơn vị Vận kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu - Thơ và Nhận biết: (ngữ liệu thơ lục - Nêu được ấn tượng chung về văn ngoài bát bản; SGK- Bộ - Nhận biết được số tiếng, số dòng, Kết nối vần, nhịp, phương thức biểu đạt của TT với bài thơ lục bát; CS) - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ; - Nhận ra từ đơn, từ phức (Từ ghép và từ láy); Từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình 3 TN 5 TN 2 TL trong bài thơ; - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ; - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản; - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp. Hồi kí Nhận biết: hoặc du - Chỉ ra được hình thức ghi chép, kí cách kể sự việc, dựng chân dung con người trong kí. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất trong kí. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tác dụng của giọng kể, ngôi kể, cách ghi chép về con người, sự việc. - Phân tích, lí giải được vai trò của cái người kể chuyện, người quan sát
- ghi chép trong hồi kí hoặc du kí. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn kể Thông hiểu: lại một Vận dụng: trải Vận dụng cao: nghiệm. Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em với một người bạn. Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* văn tả Thông hiểu: cảnh Vận dụng: sinh Vận dụng cao: hoạt. Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả; tái hiện được chân thực, sinh động khung cảnh và nêu được những thông tin chính về ý nghĩa của cảnh sinh hoạt. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40