Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng / Thực hiện yêu cầu:
Cho con về lại ngày xưa
Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa
Vai gầy gánh buổi chợ trưa
Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô.
Ngoài đồng con diếc, con rô
Bóng cha đổ xuống những bờ mương xanh
Bao nhiêu hoa trái ngọt lành
Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con.
Nửa đời chưa đủ vuông tròn
Mẹ ơi! Má thắm môi son phai màu
Vệt thời gian thẳm hằn sâu
Mẹ ơi! con sợ bể dâu cuộc đời.
Ngoài kia rộng lớn biển khơi
Chẳng bằng cha mẹ... đất trời yêu thương.
Dạ Quỳnh
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn B.Lục bát. C. Song thất lục bát. D. Tự do.
Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ:
“ Ngoài kia rộng lớn biển khơi
Chẳng bằng cha mẹ... đất trời yêu thương.”
A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Ẩn dụ
Câu 3. Những con vật nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ?
A. Con ve, con dế B. Con diếc, con rô
C. Con gà, con vịt D. Con trâu, con bò
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2023 - 2024 Đề 1 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng / Thực hiện yêu cầu: Cho con về lại ngày xưa Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa Vai gầy gánh buổi chợ trưa Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô. Ngoài đồng con diếc, con rô Bóng cha đổ xuống những bờ mương xanh Bao nhiêu hoa trái ngọt lành Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con. Nửa đời chưa đủ vuông tròn Mẹ ơi! Má thắm môi son phai màu Vệt thời gian thẳm hằn sâu Mẹ ơi! con sợ bể dâu cuộc đời. Ngoài kia rộng lớn biển khơi Chẳng bằng cha mẹ đất trời yêu thương. Dạ Quỳnh Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn B.Lục bát. C. Song thất lục bát. D. Tự do. Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ: “ Ngoài kia rộng lớn biển khơi Chẳng bằng cha mẹ đất trời yêu thương.” A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Ẩn dụ Câu 3. Những con vật nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ? A. Con ve, con dế B. Con diếc, con rô C. Con gà, con vịt D. Con trâu, con bò Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 5. Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ “rộng lớn’’ trong bài thơ? A. Hạn hẹp, nhỏ hẹp. B. Bé nhỏ, bé bỏng C. Be bé, lưa thưa D. Nhỏ nhắn, nhỏ thó Câu 6. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ trên? A. Sự vất của người cha mẹ khi chăm chó cho con cái. B. Nỗi vất vả cực nhọc của cha mẹ khi nuôi con khôn lớn và tình yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con. C. Người con biết làm những việc vừa sức để giúp cha mẹ. D. Bài thơ nói về tình cảm yêu thương trong gia đình.
- Câu 7. Theo em từ “bể dâu” trong bài thơ có nghĩa là gì? A. Bãi biển biến thành ruộng dâu. B. Ruộng dâu được trồng gần biển. C. Sự vất vả trong cuộc sống. D. Sự thay đổi lớn của cuộc đời. Câu 8. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người cha mẹ? A. Nỗi nhớ thương người mẹ; B. Lòng biết ơn, trân trọng với người mẹ; C. Tình yêu thương của người con với mẹ; D. Tình yêu thương, nỗi nhớ, lòng biết ơn, trân trọng đối với cha mẹ. Câu 9. Tìm một cụm danh từ trong bài thơ và đặt câu với cụm danh từ vừa tìm được. Câu 10. Từ bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về bổn phận của người làm con đối với cha mẹ. Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 5 câu. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm sâu sắc của mình với người thân, với bạn bè hoặc thầy cô. Đó có thể là những kỉ niệm vui, buồn, thú vị hoặc xúc động, Em hãy viết bài văn kể lại một trong những kỉ niệm của bản thân mà em nhớ nhất. HẾT
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN NGỮ VĂN 6 Đề 1 Năm học: 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 C 0,25 5 A 0,25 6 B 0,25 7 D 0,25 8 D 0,25 9 HS có thể tìm một trong các cụm danh từ sau: - Cụm danh từ: bốn mùa, những bờ mương xanh 1,0 - Vận dụng đặt câu với cụm danh từ tìm được. Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính 1,0 điểm. 10 Đoạn văn cần đảm bảo: * Hình thức: 0.5 - Đúng hình thức đoạn văn, đủ dung lượng - Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt 1,5 * Nội dung: HS nêu được bổn phận của người làm con với cha mẹ: phải biết yêu thương, kính trọng, có những việc làm hành động để báo hiếu cha mẹ Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỉ niệm 0.25 c. Kể lại trải nghiệm của bản thân 3.0 Hs có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: I. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ trải nghiệm đáng nhớ cùng với người
- thân, bạn bè, thầy cô. - Nêu cảm xúc khái quát về trải nghiệm đó. II. Thân bài 1. Giới thiệu chung - Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu? - Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ 2. Diễn biến trải nghiệm - Lí do xuất hiện trải nghiệm: Ví dụ: Em bị ốm (đau) được mẹ chăm sóc. Một chuyến đi chơi cùng với gia đình. Một lần tham gia trại hè cùng thầy cô, bạn bè - Diễn biến: Kể lại những sự việc đã diễn ra theo một trình tự nhất định. - Suy nghĩ, cảm xúc: Vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, tiếc nuối - Bài học rút ra sau trải nghiệm: + Nhận thức: hiểu được nỗi vất vả, sự quan tâm yêu thương của người thân, bạn bè, thầy cô dành cho mình. + Hành động: biết giúp đỡ công việc nhà, yêu thương kính trọng cha mẹ, thầy cô; yêu quí bạn bè. + Ý nghĩa với mọi người: giúp gắn kết tình cảm, đoàn kết III. Kết bài - Khẳng lại ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người: trân trọng, yêu thương. Từ đó, em biết quý trọng hơn cuộc sống, cũng như yêu thương những người thân thiết trong cuộc sống của mình nhiều hơn. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. Sử 0,25 dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí làm tăng sức hấp dẫn và ý nghĩa sâu sắc cho câu chuyện. GV RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng