Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

PHẦN I:  ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

       Biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Cái nón ấy khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (nón mê xưa đứng), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (nay ngồi dầm mưa). Hành động “đứng”, “ngồi dầm mưa” trong phép nhân hóa đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ.

                                   (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều)

 

        Câu 1 ( 0.5)  Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

       Câu 2 (1.5 điểm) Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào.? Có tác dụng gì?

      Câu 3 ( 1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích.

 

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm)                

Câu 1: (2,0 điểm):

   Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng,  trong đó có sử dụng thành ngữ.

docx 7 trang Bảo Hà 02/03/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ Văn Mức độ/ NHẬN BIẾT THÔNG VẬN DỤNG Chủ đề HIỂU THẤP CAO CỘNG Văn bản Nhận diện Viết đoạn văn 1. Trong được thể loại, trình bày cảm lòng mẹ phương thức nhận về tác 2.À ơi tay biểu đạt. giả. mẹ. 3. Về thăm mẹ Số câu Số câu: 1 Số câu :1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 0.5 Số điểm: 2 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 5 Tỉ lệ: 20 Tỉ lệ : 25 Tiếng Việt Nhận diện Hiểu được tác kiến thức dụng của thành Thành ngữ, tiếng Việt về ngữ, từ mượn, từ mượn, biện pháp điệp ngữ nhân điệp ngữ, điệp ngữ, hóa. nhân hóa. nhân hóa Số câu Số câu:1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 1,5 Số điểm: 1 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ:15 Tỉ lệ: 10 Tỉ lệ: 25 Tập làm Viết một bài văn kể lại một văn kỉ niệm của Văn tự sự bản thân. Số câu . Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 5 Số điểm: 5d Tỉ lệ % Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 50% T.Số câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu :1 Số câu: 1 Số câu: 5 T.Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ Tỉ lệ: 20 Tỉ lệ: 10 Tỉ lệ: 20 Tỉ lệ: 50 Tỉ lệ 100
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Cái nón ấy khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (nón mê xưa đứng), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (nay ngồi dầm mưa). Hành động “đứng”, “ngồi dầm mưa” trong phép nhân hóa đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ. (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều) Câu 1 ( 0.5) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 (1.5 điểm) Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào.? Có tác dụng gì? Câu 3 ( 1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng thành ngữ. Câu 2 (5,0 điểm): Kể về một kỉ niệm của bản thân . Hết
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ LẺ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Trong bài thơ “À ơi tay mẹ”, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần (ở nhan đề, ở đầu các dòng thơ 4,5,6,8,10,20). “À ơi” là những tiếng đệm trong lời ru. Sự lặp lại này tạo nên âm hưởng lời ru êm đềm, nhịp nhàng, đều đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con. Điệp ngữ cũng gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần mẫn, dịu dàng, mềm mại tựa cánh võng yêu thương nâng giấc cho con. Phía sau nhịp điệu, hình ảnh mà phép điệp ngữ gợi lên là tình cảm yêu thương mẹ dành cho con. (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều) Câu 1 ( 0.5) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 (1.5 điểm) Để làm rõ cái hay của bài thơ “À ơi tay mẹ”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3 ( 1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng trong đó có sử dụng từ mượn. Câu 2 (5,0 điểm) : Kể về một kỉ niệm của bản thân. Hết
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 6 NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ Văn Đề chẵn: Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận 0.5 Câu 2 - Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm 0.5 mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa - Tác dụng: đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê không chỉ trở nên 1.0 chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ. Câu 3 Xác định nội dung chính của đoạn trích: Phân tích vẻ đẹp của câu thơ 1.0 “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”(Trích bài thơ À ơi tay mẹ - Bình Nguyên) Phần II ( 7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm HS viết đoạn đảm bảo theo chuẩn kiế thức kĩ năng sau: 2,0 1. a. Kĩ năng: ( 2 điểm) - Hình thức đoạn văn. 0.5 - PTBĐ chính: Biểu cảm - Đảm bảo từ 5-7 câu, đánh số câu. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. b. Kiến thức: * Mở đoạn (C1): Giới thiệu và nêu cảm nhận khái quát về nhà văn 1.5 Nguyên Hồng. * Thân đoạn (C2-C6): Trình bày cảm nhận về tác giả Nguyên Hồng trên cơ sở nội dung các văn bản đã học. + Nguyên Hồng là người có tính nhạy cảm. + Lí do Nguyên Hồng có tính nhạy cảm. + Hoàn cảnh sống lam lũ của Nguyên Hồng -> tình thương yêu, cảm thông của Nguyên Hồng với người lao động tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động” rất riêng trong phong cách sống và sáng tác của ông. * Kết đoạn: Khẳng định tình cảm của mình với nhà văn Nguyên Hồng. - Sử dụng một thành ngữ, gạch chân. 2 2. 1.Yêu cầu chung ( 5 điểm) - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để kể lại truyện. - Đảm bảo thể thức văn bản, tính liên kết, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Sử dụng ngôi kể thứ ba để kể chuyện.
  5. 2.2. Yêu cầu cụ thể 0,5 a, Đảm bảo về hình thức của bài văn tự sự. - Hình thức: đảm bảo 1 bài văn, viết đúng thể loại tự sự. Bài văn đảm bảo 3 phần, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; dùng từ, đặt câu tốt; đảm bảo sự liên kết b. Xác định đúng vấn đề - Kể lại được các sự việc trong truyện theo thể loại Hồi kí hoặc Du kí) c. Yêu câù về nội dung: 4,0 đ 0,5 Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu kỉ niệm: kỉ niệm gì? gắn liền với ai? ở đâu? - Nêu ấn tượng chung về kỉ niệm: nhớ mãi, không quên, * Thân bài: Kể chi tiết kỉ niệm. 3,0 - Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, các nhân vật liên quan. - Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự kiện, hành động, ngôn ngữ, đặc sắc, đáng nhớ. - Cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về kỉ niệm, điều đặc biệt khiến em nhớ hay vui, buồn, xúc động (đan xem trong khi kể). * Kết bài: 0,5 - Cảm nghĩ hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm. - Mong ước từ kỉ niệm. *Sáng tạo 0,5 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ); lời văn giàu cảm xúc; có những suy nghĩ sâu sắc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được một số suy nghĩ riêng nhưng chưa sâu sắc. - Điểm 0: Không đảm bảo các ý trên. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 6
  6. NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ Văn ĐỀ LẺ: Phần I. Đọc – hiểu ( 3.0 điểm) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận 0,5 Câu 2 - Để làm rõ cái hay của bài thơ “À ơi tay mẹ”, tác giả đã tập trung 0,5 phân tích biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ - Tác dụng: Sự lặp lại này tạo nên âm hưởng lời ru êm đềm, nhịp 1.0 nhàng, đều đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con. Điệp ngữ cũng gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần mẫn, dịu dàng, mềm mại tựa cánh võng yêu thương nâng giấc cho con. Câu 3 Xác định nội dung chính của đoạn trích: Phân tích một yếu tố tạo nên 1.0 vẻ đẹp của bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) Phần II( 7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm HS viết đoạn đảm bảo theo chuẩn kiế thức kĩ năng sau: 0.5 1. a. Kĩ năng: ( 2 điểm) - Hình thức đoạn văn. - PTBĐ chính: Biểu cảm - Đảm bảo từ 5-7 câu, đánh số câu. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. b. Kiến thức: 1.5 * Mở đoạn (C1): Giới thiệu và nêu cảm nhận khái quát về nhà văn Nguyên Hồng. * Thân đoạn (C2-C6): Trình bày cảm nhận về tác giả Nguyên Hồng trên cơ sở nội dung các văn bản đã học. + Nguyên Hồng là người có tính nhạy cảm. + Lí do Nguyên Hồng có tính nhạy cảm. + Hoàn cảnh sống lam lũ của Nguyên Hồng -> tình thương yêu, cảm thông của Nguyên Hồng với người lao động tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động” rất riêng trong phong cách sống và sáng tác của ông. * Kết đoạn: Khẳng định tình cảm của mình với nhà văn Nguyên Hồng. - Sử dụng một từ mượn, gạch chân. 2 2. 1.Yêu cầu chung ( 5 điểm) - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để kể lại một kỉ niệm của bản thân.
  7. - Đảm bảo thể thức văn bản, tính liên kết, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể chuyện. 2.2. Yêu cầu cụ thể 0,5 a, Đảm bảo về hình thức của bài văn tự sự. - Hình thức: đảm bảo 1 bài văn, viết đúng thể loại tự sự. Bài văn đảm bảo 3 phần, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; dùng từ, đặt câu tốt; đảm bảo sự liên kết b. Xác định đúng vấn đề - Kể lại được các sự việc trong truyện theo thể loại Hồi kí hoặc Du kí) c. Yêu câù về nội dung: 4,0 đ 0,5 *Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu kỉ niệm: kỉ niệm gì? gắn liền với ai? ở đâu? - Nêu ấn tượng chung về kỉ niệm: nhớ mãi, không quên, * Thân bài: Kể chi tiết kỉ niệm. 3,0 - Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, các nhân vật liên quan. - Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự kiện, hành động, ngôn ngữ, đặc sắc, đáng nhớ. - Cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về kỉ niệm, điều đặc biệt khiến em nhớ hay vui, buồn, xúc động (đan xem trong khi kể). * Kết bài: 0,5 - Cảm nghĩ hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm. - Mong ước từ kỉ niệm. *Sáng tạo 0,5 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ); lời văn giàu cảm xúc; có những suy nghĩ sâu sắc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được một số suy nghĩ riêng nhưng chưa sâu sắc. - Điểm 0: Không đảm bảo các ý trên.