Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

I. Đọc - hiểu (5,0 điểm) 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

MẸ 

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
          Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
  Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.                                               

                                     (Trần Quốc Minh)

Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2 (0,5 điểm) Ghi lại các 5 từ ghép có trong bài  thơ trên?

Câu 3 (0,5 điểmBài thơ trên thể  hiện tình cảm gì? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 4 (1,0 điểm) Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 5 (1 điểm) Em hiểu câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” như thế nào?

Câu 6 (1,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về tình mẹ đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).

docx 4 trang Bảo Hà 02/03/2023 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD – ĐT HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ ĐỀ XUẤT 2 ( không kể thời gian giao đề) (Đề bài gồm 01 trang) I. Đọc - hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? Câu 2 (0,5 điểm) Ghi lại các 5 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3 (0,5 điểm) Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? (Trả lời khoảng 2 dòng). Câu 4 (1,0 điểm) Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó? Câu 5 (1 điểm) Em hiểu câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” như thế nào? Câu 6 (1,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về tình mẹ đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng). II. Tập làm văn (5,0 điểm) Chắc hẳn trong quãng thời gian là học sinh Tiểu học, các em đã có những kỉ niệm không thể nào quên với một thầy cô nào đó. Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ, có ý nghĩa nhất với thầy cô em từng học thời Tiểu học. - Hết -
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 6 Phần Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. 0,25 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,25 Câu 2 Ghi lại các 5 từ ghép: con ve, mùa thu, ngôi sao, ngọn gió, lời 0,5 ru . Bài thơ giản dị, xây dựng dựa trên việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện tình mẫu tử rất thiêng liêng. Không 0,5 những thế bài thơ này còn chất chứa nỗi vất vả của mẹ khi Câu 3 sinh thành và nuôi nấng con thành lời. Chính lời ru của mẹ cứ thế nhẹ nhàng và âu yếm thẩm thấu vào tâm hồn non nớt của con. - Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng phép tu từ nhân hóa và so 0,5 sánh. - Tác dụng thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của Câu 4 người mẹ. So với những ngôi sao trên bầu trời cao, sự hi sinh của mẹ còn vĩ đại hơn nhiều. Mẹ là người đã không quản gian 0,5 nan, khó nhọc, không quản thức trắng đêm thâu để quạt mát cho con ngủ. Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống cả đời của mẹ. Câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” sử dụng phép so sánh. Tình cảm của mẹ con luôn thiêng liêng, dịu êm và bền vừng nhất. Đi suốt một đời, tình mẹ ngọt ngào mãi bên con, 1,0 Câu 5 nâng bước con đi. Câu thơ khẳng định một cánh thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất. Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm Tình mẫu tử chính là tình cảm thiêng liêng vô giá, một thứ tình cảm cao quý bởi đó chính là mối quan hệ gắn bó ruột thịt 1,5 giữa mẹ và con cái. “Mẫu” chính là mẹ và “tử” có nghĩa là Câu 6 con. Bởi vậy, tình mẫu tử chính là sự quan tâm, sự săn sóc và yêu thương vô hạn của người mẹ dành cho con. Vì cuộc sống an nhiên của người con mà mẹ chấp nhận hi sinh vô điều kiện. Sự thành công và hạnh phúc của con chính là niềm
  3. mong ước lớn lao của người mẹ. Cũng bởi thế mà tình mẹ được ví von như biển Thái Bình dạt dào, như dòng suối hiền bao la chảy mãi Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm *Yêu cầu về hình thức - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. - Trình bày sạch sẽ, khoa học. - Không mắc lỗi diễn đạt. - Không viết sai chính tả. *Yêu cầu về nội dung - Xác định đúng đối tượng và triển khai đúng vấn đề: kỉ niệm về một người thầy (cô) giáo cũ. - Kể theo ngôi thứ nhất: tôi, em, - Có thể trình bày theo hướng sau: a. Mở bài 0,5 Tập - Giới thiệu về người thầy (cô) của em, từng dạy em lớp mấy? làm - Ấn tượng sâu đậm và tình cảm của em về thầy (cô) đó. văn (5,0 b. Thân bài điểm) - Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào? Những ai có liên quan đến 1,0 câu chuyện? - Diễn biến của câu chuyện: em, người thầy (cô) và mọi người 2,0 trong câu chuyện đã nói gì và làm gì? Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào? Vì sao chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của em, của thầy (cô) giáo cũ 0,5 như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện? - Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Ý nghĩa của câu 0,5 chuyện như thế nào đối với em? c. Kết bài: 0,5 - Nêu cảm xúc, rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của người thầy (cô) giáo cũ đối với bản thân em. Lưu ý: Giáo viên cần trân trọng và khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo. Giáo viên không cho điểm tối đa đối với những bài viết nêu chung chung, sáo rỗng.