Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Đề 5, 6 (Có đáp án)

ĐỀ 1

Phần I: Đọc-hiểu: (3.0 điểm) 

   Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

   Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

   Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)                        

 

Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: (1.0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn trích trên? 

Câu 3: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích?                                                              

doc 6 trang Bảo Hà 02/03/2023 8600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Đề 5, 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_s.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Đề 5, 6 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề I.MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 6 từ tuần 01 đến tuần 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản của học sinh 2. Kỹ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản 3. Thái độ - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới II. HÌNH THỨC ĐỀ: Tự luận III. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng cao I. Đọc - hiểu - Nêu được - Tìm và nêu Ngữ liệu: Văn xuất xứ của được tác dụng bản tự sự/văn đoạn trích. của biện pháp bản văn học - Nêu được nghệ thuật có - Tiêu chí lựa tác giả của trong đoạn chọn ngữ liệu: văn bản. trích 01 đoạn trích dài - Trình bày khoảng 60-100 được nội dung chữ chính của đoạn trích. Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỷ lệ % 10% 20% 30% II.Tạo lập văn Viết 01 đoạn Viết 01 bản văn rút ra bài bài văn kể học cho bản lại một trải thân. nghiệm Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỷ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu, số 1 2 1 1 5 điểm toàn bài 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỷ lệ % điểm 10% 20% 20% 50% 100% toàn bài
  2. PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1 Phần I: Đọc-hiểu: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von: Cái Cò, cái Vạc, cái Nông Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào? Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi: - Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”. Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì? - Lạy chị, em nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lủi vào. - Chối hả? Chối này! Chối này! Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.” (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn trích trên? Câu 3: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn từ 4 đến 6 câu rút ra bài học cho bản thân mình trong cuộc sống Câu 2: (5.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 6 (Đề 1) Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm ĐỌC – HIỂU 3.0 Phần Câu 1 - Trích trong văn bản: Bài học đường đời đầu tiên 0.5 I: - Tác giả: Tô Hoài 0.5 Câu 2 - “Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.” 1.0 Tác dụng: Mỏ chị Cốc rất cứng và khỏe -> Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 3 - Nội dung chính: Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chị 1.0 Cốc và cái chết của Dế Choắt. TẠO LẬP VĂN BẢN 7.0 Câu 1 Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn từ 4 đến 6 2.0 câu rút ra bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. a. Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn và có dung lượng tối thiểu 4 câu 0.25 Phần b. Xác định đúng vấn đề: Từ nội dung của đoạn trích, rút ra bài học 0.25 II: cho bản thân mình trong cuộc sống c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: 1.0 - Sống đoàn kết với mọi người. - Yêu thương giúp đỡ bạn bè - Cư xử lễ độ, khiêm nhường - Biết ăn năn, hối lỗi trước việc mình làm sai và sửa lỗi. d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những 0.25 chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Câu 2 Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em 5.0 a. Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn tự sự 0.25 b. Xác định đúng vấn đề 0.25 c. Nội dung: Mở bài: - Giới thiệu chung về trải nghiệm định kể. 0.5 - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. Thân bài - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra trải nghiệm và những nhân 1.0 vật có liên quan. - Kể lại diễn biến các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo trình tự 2.0 hợp lý (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của sự việc. 0.5 Kết bài: - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. - Bài học của em qua trải nghiệm đó. d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những 0.25 chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0.25
  4. pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Tổng điểm 10.0 PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề) ĐỀ 2 Phần I: Đọc-hiểu: (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn thơ trên? Câu 3: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung của văn bản chứa đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở. Câu 2: (5.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 6 (Đề 2) Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm ĐỌC – HIỂU 3.0 Phần Câu 1 - Trích trong văn bản: Việt Nam quê hương ta 0.5 I: - Tác giả: Nguyễn Đình Thi 0.5 Câu 2 - So sánh: Tay người như có phép tiên 1.0 - Tác dụng: Ca ngợi sự khéo léo, tài hoa, chăm chỉ lao động của con người Việt Nam Câu 3 - Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam 1.0 TẠO LẬP VĂN BẢN 7.0 Câu 1 Từ nội dung của văn bản chứa đoạn thơ trên, em hãy viết 1 2.0 đoạn văn từ 4 đến 6 câu giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở. Phần a. Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn và có dung lượng tối thiểu 4 câu 0.25 II: b. Xác định đúng vấn đề: giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em 0.25 đang ở c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: 1.0 - Giới thiệu khái quát về quê hương em hoặc nơi em đang ở - Kể về khung cảnh nơi quê hương em. - Kể những nét đặc trưng ở quê em - Tình cảm của em dành cho quê hương mình d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những 0.25 chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Câu 2 Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em 5.0 a. Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn tự sự 0.25 b. Xác định đúng vấn đề 0.25 c. Nội dung: Mở bài: 0.5 - Giới thiệu chung về trải nghiệm định kể. - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. Thân bài 1.0 - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra trải nghiệm và những nhân vật có liên quan. 2.0 - Kể lại diễn biến các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả, mức độ quan 0.5 trọng của sự việc. Kết bài - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. - Bài học của em qua trải nghiệm đó.
  6. d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những 0.25 chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Tổng điểm 10.0