Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi(câu 1 đến câu8) bằng cách chọn đáp án đúng nhất (2 điểm)

    “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một  chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

     Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]    

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại?

A. Truyện ngắn.                                                              B. Truyện cổ tích.

C. Truyện đồng thoại.                                                     D. Truyện truyền thuyết.

Câu 2: Câu chuyện trong văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.                                                  B. Ngôi thứ ba.

C. Ngôi thứ hai.                                                    D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

doc 8 trang Bảo Hà 02/03/2023 7860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. Trường THCS: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn . Lớp 6. (Thời gian: 90 phút) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổn Nội Kĩ Vận dụng g T dung/đơ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năn cao % T n vị kiến g TNK T TNK T TNK T TNK T điể thức Q L Q L Q L Q L m 1 Đọc - Truyện ( Truyền thuyết, cổ tích, 6 0 2 2* 0 0 0 0 40 đồng thoại) - Thực hành TV 2 Viết - Viết đoạn văn nghị luận. - Kể lại 0 0 0 0 1* 0 1* 60 một trải nghiệm của bản thân Tổng 1,5 0 0,5 2 0 2 0 4 Tỉ lệ % 15% 25% 20% 40% 100 Tỉ lệ chung 40% 60% II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận Đơn vị thức T Kĩ kiến thức Mức độ đánh giá Thôn Vận T năng Nhận Vận / Kĩ năng g dụng biết dụng hiểu cao ĐỌC Truyện Nhận biết: 6 TN 2 TN 0
  2. đồng - Nhận biết được chi tiết 2 TL 1 thoại tiêu biểu, PTBĐ - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); trạng ngữ, BPTT Thông hiểu: - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nêu được thông điệp của văn bản. - Xác định được thành phần câu mở rộng. 2 VIẾ Kể lại Vận dụng: T một Viết được đoạn văn Nghị 0 0 truyện luận với một vấn đề 1 TL* truyền Vận dụng cao: thuyết, Viết được bài văn kể lại hoặc cổ một truyền thuyết hoặc cổ 1TL* tích tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. Tổng 6 TN 2 TN 1 2 TL 1 TL TL* Tỉ lệ % 15% 25% 20% 40% Tỉ lệ chung 40 60
  3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn - Lớp 6. (Thời gian: 90 phút) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu8) bằng cách chọn đáp án đúng nhất (2 điểm) “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [ ] (“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)
  4. Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại? A. Truyện ngắn. B. Truyện cổ tích. C. Truyện đồng thoại. D. Truyện truyền thuyết. Câu 2: Câu chuyện trong văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất.B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. Câu 3: Đoạn trích trên có bao nhiêu từ láy? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 4: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 5: Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? A. Lấy giúp bạn chiếc áo khoác bị rơi xuống nước, giũ nước, quấn áo lên người cho Thỏ; B. Nhổ một chiếc lông trên người mình làm cây kim để may áo cho bạn. C. Cười bạn vì trời rét mà không có áo khoác để mặc; D. Cả A và B. Câu 6: Hành động của Nhím cho thấy Nhím là người như thế nào ? A. Nhím là người bạn nhân hậu, tốt bụng, luôn quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè; B. Nhím giả vờ thương hại bạn khi bạn khó khăn;
  5. C. Nhím khinh thường bạn bè vì không có áo khoác để mặc lúc trời rét. D. Nhím là người không biết quý trọng tình bạn Câu 7: Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ thời gian. Câu 8: Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Từ in đậm trong câu trên thuộc loại từ gì? A. Từ ghép chính phụ B. Từ ghép đẳng lập C. Từ láy bộ phận; D. Từ láy toàn bộ. Câu 9: Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào? (1 đ) Câu 10: Câu “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.” được mở rộng thành phần nào và bằng cụm từ gì? (1 điểm). PHẦN II. VIẾT( 6,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu vai trò của tình bạn trong cuộc sống. Câu 2 (4.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người thân mà em nhớ mãi.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Câu Nội dung Điểm PHẦN I. ĐỌC HIỂU 4,0 1 C 0,25 2 B 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 D 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 A 0,25 9 Gợi ý: Từ đoạn trích trên, có thể rút ra cho mình những thông điệp: - Hãy quan tâm, giúp đỡ mọi người, nhất là khi họ gặp khó khăn. - Để xây dựng tình bạn cần sự chân thành, trong sáng, không 1,0 toan tính. - Tình yêu thương giúp ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. (HS có thể đưa ra ít thông điệp phù hợp là cho điểm, mỗi thông điệp đúng 0,5đ) 10 Phần được mở rộng là: Chủ ngữ và vị ngữ. - Chủ ngữ được mở rộng bằng cum danh từ 1,0 - Vị ngữ được mở rộng bằng cum tính từ Phần III. Làm văn ( 6,0 điểm) Câu a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn . 0,25 1 b. Xác định đúng nội dung chủ yếu đoạn văn: Vai trò của tình 0,25 bạn trong cuộc sống c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo 1,0 hướng sau: - Mở đoạn: Dẫn dắt được vấn đề: vai trò của tình bạn trong đời
  7. sống. - Thân đoạn: Tình bạn có ý nghĩa rất lớn với mỗi con người. + Tình bạn mang đến niềm vui, hạnh phúc. + Tình bạn khiến cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn. + Tình bạn giúp ta có thêm niềm tin, nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách, giúp con người vươn đến thành công. + Có bạn ta nơi để sẻ chia những yêu thương, vui buồn của cuộc sống. (HS biết dùng một vài dẫn chứng trong văn học hay trong thực tế để làm rõ vai trò của tình bạn) + Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cảm nghĩ riêng, sâu sắc 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự (có sử dụng các yếu 0,25 tố miêu tả, biểu cảm): Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được trải nghiêm. Thân bài kể lại diễn biến trải nghiệm theo một trình tự hợp lí; Kết bài phát biểu suy nghĩ của mình về người thân, bày tỏ tình cảm của bản thân. b. Xác định đúng yêu cầu bài viết: Kể lại một trải nghiệm đáng 0,25 nhớ về người thân. c. Triển khai bài viết: Có thể triển khai theo hướng sau: 3,0 • Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: • Trình bày diễn biến trải nghiệm: + Thời gian, địa điểm + Ngoại hình, tâm trạng, ngôn ngữ cử chỉ, thái độ của người
  8. thân + Tình cảm, cảm xúc của em trước tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, của người thân. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, cảm xúc sâu 0,25 sắc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa Tiếng Việt.