Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. Chọn câu trả lời đúng

Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?

  1. Nhân vật mẹ Dẻ Gai
  2. Một cây dẻ trong rừng già
  3. Một nhân vật xưng “tôi” trong câu chuyện
  4. Nhân vật xưng “tôi” – đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai

Câu 2. Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào?

  1. Những hạt dẻ gai trong rừng già 
  2. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già
  3. Nhân vật “tôi” và các anh chị em con của mẹ Dẻ Gai
  4. Hạt dẻ gai, mẹ và các anh chị em

Câu 3Câu văn “Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ” miêu tả được: 

  1. Hành động của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ
  2. Tình cảm, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ
  3. Hình dáng và và tình cảm của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ 
  4. Hành động, thái độ và vẻ ngoài của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ

Câu 4. Câu văn “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già ,cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ” có sử dụng phối hợp những biện pháp từ nào?

  1. Nhân hóa và so sánh
  2. Điệp ngữ và nhân hóa
  3. Điệp ngữ và so sánh
  4.  Điệp ngữ và ẩn dụ
doc 4 trang Bảo Hà 02/03/2023 9940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC (Kiểm tra, đánh giá cuối HK1) TIÊU CHÍ CHỌN NGỮ LIỆU ĐỌC: NGỮ LIỆU KHÔNG LẤY TRONG VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRÊN LỚP NHƯNG PHÙ HỢP VỀ CHỦ ĐỀ VÀ ĐIỂN HÌNH CHO THỂ LOẠI ĐÃ HỌC • Chủ đề: Phù hợp với các chủ đề bài học của HK1, có thể tích hợp chủ đề. Ví dụ: Tôi và các bạn + Yêu thương và chia sẻ; Gõ cửa trái tim + Tôi và các bạn ; Quê hương yêu dấu + Những nẻo đường xứ sở • Thể loại: 1 trong số các thể loại đã tìm hiểu của HK1. Cụ thể: truyện đồng thoại, thơ lục bát, du kí. KIỂU BÀI VIẾT: 1 trong số 2 kiểu bài cơ bản của HK1. Cụ thể: viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, đoạn thơ. MỨC ĐỘ CÂU HỎI: 1. Nhận biết; 2. Phân tích, suy luận; 3. Đánh giá, vận dụng. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TRONG HỆ THỐNG CÂU HỎI: 1. Đọc hiểu hình thức văn bản: nhận diện ngôi kể, nhân vật, ngôn ngữ (từ ngữ: từ loại, cấu tạo từ; ngữ pháp: cấu trúc câu; biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh ); 2.Đọc hiểu nội dung: Nghĩa của từ ngữ; Ý nghĩa chi tiết trong văn bản; Đề tài, chủ đề văn bản; 3. Viết: Câu, đoạn (nội dung có liên quan đến văn bản đọc; Nói: Đề tài liên quan văn bản đọc. PHẦN A. ĐỌC I. Đọc văn bản CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù bông đã quá chật chội. Anh chị của tôi phô ra lớp da nâu bóng, khỏe khoắn dưới nắng thu vàng. Tôi nghe các anh chị cười đùa và trò chuyện với mẹ: - Mẹ ơi, bạn chim gì có bộ lông sặc sỡ thế?
  2. - Đó là bạn chim Thiên Đường con ạ. - Có ai đang bò lên tay mẹ và cứ đổi màu liên tục thế nhỉ? - À, bác tắc kè bò lên sưởi nắng đó con. Nhà bác ấy trong hốc đá. Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu mơ mộng cũng trôi qua. Đông đến, gió lạnh buốt thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. Mỗi lần có trận gió mạnh thổi qua, tôi nghe các anh chị của mình kêu lên: - Mẹ ơi! Gió to quá! Con lạnh lắm! - Các con đã lớn rồi mà. Đừng sợ gió. Gió lạnh sẽ làm các con khỏe khoắn hơn. - Mẹ ơi, gió bứt con khỏi tay mẹ rồi! Áo ấm bị tung ra! Ôi con sợ lắm! - Các con yêu quý của mẹ, hãy mạnh mẽ lên! Các con sẽ rời khỏi tay mẹ, nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm lá của rừng già. Các con sẽ được sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi mùa xuân tới Tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù bông ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé Dẻ Gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! Tôi cố quẫy mình Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”. Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ (Phương Thanh Trang, Văn học và tuổi trẻ, số ) II. Chọn câu trả lời đúng Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
  3. A. Nhân vật mẹ Dẻ Gai B. Một cây dẻ trong rừng già C. Một nhân vật xưng “tôi” trong câu chuyện D. Nhân vật xưng “tôi” – đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai Câu 2. Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào? A. Những hạt dẻ gai trong rừng già B. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già C. Nhân vật “tôi” và các anh chị em con của mẹ Dẻ Gai D. Hạt dẻ gai, mẹ và các anh chị em Câu 3. Câu văn “Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ” miêu tả được: A. Hành động của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ B. Tình cảm, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ C. Hình dáng và và tình cảm của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ D. Hành động, thái độ và vẻ ngoài của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ Câu 4. Câu văn “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già ,cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ” có sử dụng phối hợp những biện pháp từ nào? A. Nhân hóa và so sánh B. Điệp ngữ và nhân hóa C. Điệp ngữ và so sánh D. Điệp ngữ và ẩn dụ Câu 5. Câu nói nào của nhân vật mẹ Dẻ Gai thể hiện rõ nhất bài học cuộc sống ẩn chứa trong câu chuyện này? A. “Các con sẽ rời khỏi tay mẹ, nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm lá của rừng già.” B. “Các con sẽ được sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi mùa xuân tới ” C. “Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!” D. “Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!” III. Thực hiện yêu cầu bài tập Câu 6. Tìm và ghi lại những câu văn miêu tả rõ tâm trạng của nhân vật “tôi” hạt dẻ gai khi mùa đông đến.
  4. Câu 7. Vì sao “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù bông ấm áp? Câu 8. Tình yêu của mẹ Dẻ Gai với “Bé Út” được thể hiện như thế nào? Câu 9. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện này có phải là một nhân vật đồng thoại không? Vì sao? Câu 10. Hãy tìm 3 từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật “tôi” trong Câu chuyện của hạt dẻ gai. PHẦN B. VIẾT Chọn một trong hai đề: Đề 1. Em hãy tưởng tượng những điều sẽ xảy ra với hạt dẻ gai trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp. Hãy giúp bạn ấy kể tiếp câu chuyện của mình trong rừng già theo cách của em. Đề 2. Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong Câu chuyện của hạt dẻ gai có thể gợi cho em liên tưởng đến điều gì trong cuộc sống của chính mình? Hãy chia sẻ với mọi người câu chuyện của em. PHẦN C. NÓI Chọn một trong hai đề tài sau và trình bày bài nói: 1. Từ câu chuyện của hạt dẻ gai, hãy liên tưởng và nói về một trải nghiệm giúp em hiểu mình hơn hoặc có thể trưởng thành hơn trong cuộc sống. 2. Khi chuyển từ tiểu học lên trung học cơ sở (vào lớp 6) em có những trải nghiệm gì đáng nhớ? Hãy nói về điều ấy.