Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Câu 1: Công dân là người dân của

A. một làng.                   B. một nước.                  C. một tỉnh.                    D. một huyện.

Câu 2: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do

A. pháp luật quy định.                                          B. người khác trao tặng.

C. mua bán mà có.                                                 D. giáo dục mà có.

Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế.                      B. Lựa chọn giao dịch dân sự.

C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.                D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ Nhà nước và xã hội ?

A. Hỗ trợ người già neo đơn                                B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc

C. Lựa chọn loại hình bảo hiểm                          D. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản

Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội ?

A. Tự chuyển quyền nhân thân                           B. Nộp thuế theo quy định.

C. Chia sẻ bí quyết gia truyền.                            D. Công khai gia phả dòng họ.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ?

A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.                        B. thực hiện chính sách tương trợ.

C. thay đổi cơ chế quản lí.                                   D. tham gia quản lí xã hội.

doc 7 trang Bảo Hà 15/02/2023 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_chan.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

  1. BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ II I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về mục tiêu: - Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ 2 lớp 6; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác, - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. 2. Năng lực cần hướng tới: Năng lực tự học và tự chủ: Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các tình huống nguy hiểm, kỹ năng chi tiêu hợp lý tiết kiệm, biết được tách nhiệm của công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và bổn phận của trẻ em Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và năng thực hiện kế hoạch hoàn thiện kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm, kỹ năng thực hành tiết kiệm và kỹ năng thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và bổn phận của trẻ em 3. Phẩm chất: Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra cuối kỳ để đạt kết quả cao Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra. II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 2 gồm các bài và chủ đề sau + Công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Quyền cơ bản của trẻ em III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra tập trung tại lớp - Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 30%, tự luận 70%. (14 câu trắc nghiệm trong đó nhận biết là 8 câu, thông hiểu 6 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Tự luận gồm 4 câu, cấp độ nhận biết 1 câu, cấp độ thông hiểu 1 câu, vận dụng 1 câu 2 điểm, vận dụng cao 1 câu 1 điểm) - Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề 1 và đề 2) IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Công dân Nêu được Giải quyết nước khái niệm tình huống cụ Cộng hòa công dân; căn thể, nêu được xã hội cứ xác định các cách giải chủ nghĩa công dân quyết đúng Việt Nam nước Cộng các vấn đề
  2. hòa xã hội liên quan đến chủ nghĩa công dân Việt Nam. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số câu: 2 1 3 Số điểm: 0,5 1 1,5 Tỉ lệ: 5 10 15 Quyền và - Nêu được Giải Qua tình nghĩa vụ những quy thích huống cụ cơ bản định của Hiến được vì thể, nêu của công pháp nước sao các được các dân cộng hòa xã hành vi, cách giải hội chủ nghĩa nội dung quyết đúng Việt Nam về là đúng thể hiện quyền và hay sai việc biết nghĩa vụ cơ theo thực hiện bản của công kiến được quyền dân thức bài và nghĩa vụ Quyền cơ bản của và nghĩa công dân vụ Công phù hợp với dân lứa tuổi. Số câu: 5 1 1 7 Số điểm: 1,25 3 3 7,25 Tỉ lệ: 12,5 30 30 72,5 Quyền Nêu được các cơ bản quyền cơ bản của trẻ của trẻ em em Số câu: 5 5 Số điểm: 1,25 1,25 Tỉ lệ: 12,5 12,5 Số câu: 12 1 1 1 15 Số điểm: 3 3 3 1 10 Tỉ lệ: 30 30 30 10 100 V. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: ĐỀ SỐ 1 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công dân là người dân của A. một làng. B. một nước. C. một tỉnh. D. một huyện. Câu 2: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do A. pháp luật quy định. B. người khác trao tặng. C. mua bán mà có. D. giáo dục mà có.
  3. Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế. B. Lựa chọn giao dịch dân sự. C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ. Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ Nhà nước và xã hội ? A. Hỗ trợ người già neo đơn B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc C. Lựa chọn loại hình bảo hiểm D. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội ? A. Tự chuyển quyền nhân thân B. Nộp thuế theo quy định. C. Chia sẻ bí quyết gia truyền. D. Công khai gia phả dòng họ. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng. B. thực hiện chính sách tương trợ. C. thay đổi cơ chế quản lí. D. tham gia quản lí xã hội. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. có nơi ở hợp pháp B. trung thành với Tổ quốc. C. thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. Nộp thuế theo quy định. Câu 8: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niện A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em. B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em C. Bổn phận cơ bản của trẻ em. D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em. Câu 9: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền A. tham gia của trẻ em. B. bảo vệ của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. phát triển của trẻ em. Câu 10: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản? A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản. C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản. Câu 11: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền A. sống còn của trẻ em. B. phát triển của trẻ em. C. tham gia của trẻ em. D. bảo vệ của trẻ em. Câu 12: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em? A. Quyền được khai sinh. B. Quyền nuôi dưỡng . C. Quyền chăm sóc sức khỏe. D. Quyền tự do ngôn luận. PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu 1 (3,0 điểm): Em hiểu thế nào là quyền cơ bản của công dân?. Hãy kể tên một số quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng. Câu 2 (3,0 điểm): Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan
  4. tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi. Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên? Câu 3 (1 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bề em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuoi và đặt tên cho bé là Bình An. Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao? ĐỀ SỐ 2 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào A. Quốc tịch. B. chức vụ. C. tiền bạc. D. địa vị Câu 2: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người A. có Quốc tịch Việt Nam B. sinh sống ở Việt Nam. C. đến Việt Nam du lịch. D. hiểu biết về Việt Nam Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Hỗ trợ người già neo đơn B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản D. Tham gia bảo về Tổ quốc Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Đăng ký tư vấn nghề nghiệp. B. Từ chối di sản thừa kế. C. Tham gia bảo vệ Tổ quốc. D. Bảo trợ người vô gia cư. Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và pháp luật? A. Tự chuyển quyền nhân thân. B. Công khai gia phả dòng họ. C. Nộp thuế theo luật định. D. Chia sẻ bí quyết gia truyền. Câu 6: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế. B. Tìm hiểu loại hình dịch vụ. C. Lựa chọn giao dịch dân sự. D. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 7: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Tham gia bảo vệ Tổ quốc B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản D. Hỗ trợ người già neo đơn Câu 8: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là A. tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân. B. ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em. C. phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. dựa dẫm vào vị thế của bố mẹ không học tập. Câu 9: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền A. bảo vệ của trẻ em. B. phát triển của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. tham gia của trẻ em. Câu 10: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em? A. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục. B. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc. C. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực D. Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Câu 11: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
  5. A. Quyền học tập. B. Quyền vui chơi, giải trí. C. Quyền phát triển năng khiếu. D. Quyền được khai sinh. Câu 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? A. 1989. B. 1998. C. 1986. D. 1987. PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu 1 (3,0 điểm): Em hiểu thế nào là nghĩa vụ cơ bản của công dân?. Hãy kể tên một số nghĩa vụ cơ bản mà công dân Việt Nam phải thực hiện. Câu 2 (3,0 điểm) Ngày nào Hùng cũng được mẹ cho tiền ăn quà sáng nhưng bạn ấy thường không ăn, để dành tiền chơi điện tử. Sau khi tan học, Hùng đi chơi điện tử đến tối muộn mới về. Những hôm không đi chơi, bạn ấy về nhà sớm nhưng không giúp mẹ việc nhà mà còn lên mạng tìm trò chơi. Thấy vậy, mẹ mắng và cấm Hùng không được chơi điện tử. Nếu còn tiếp tục, mẹ Hùng sẽ không cho tiền ăn sáng nữa. Hùng tỏ thái độ giận dỗi với mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em của Hùng. Câu hỏi : - Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Hùng? - Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên dùng như thế nào? Câu 3 (1 điểm): Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Lâm sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Một số bạn cho rằng Lâm là người không có quốc tịch như mẹ, nhưng Hoa lại khẳng định Lâm có quốc tịch Việt Nam. Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C B B A A A C B Câu 11 12 Đáp án D D Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ. Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia 3,0 điểm Câu 1 đình; quyền bầu cử và ứng cử; tham gia quản lí nhà nước và (3,0 điểm) xã hội. Quyền bình đẳng; quyền tự do ngôn luận; quyền đi lại tự do; quyền tự do kinh doanh - Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm: Câu 2 + Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ 3,0 điểm (3,0 điểm) đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau
  6. + Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng + Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập + Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh + Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi. - Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung Câu 3 năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em 1,0 điểm (1,0 điểm) được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A D C C D A D B D Câu 11 12 Đáp án D A Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 3,0 điểm Câu 1 Công dân Việt Nam cần thực hiện các nghĩa vụ cơ bản như: (3,0 điểm) trung thành với Tổ quốc, tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ môi trường; nộp thuế đầy đủ, a. Hành động và thái độ của Hùng là sai. Hùng đã dùng tiền mẹ cho ăn sáng để đi chơi điện tử, không giúp mẹ mà còn giận dỗi mẹ. 3,0 điểm Câu 2 b. Nếu em là bạn của Hùng em sẽ khuyên Hùng không nên (3,0 điểm) làm như vậy nữa, phải ăn sáng đầy đủ và bớt chơi game vô bổ dành thời gian học hành. Việc mẹ Hùng làm là tốt cho Hùng chứ không phải là vi phạm quyền trẻ em. - Em đồng ý với ý kiến của Hoa vì quốc tịch của Lâm được xác định theo nơi sinh. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Câu 3 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 17. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ (1,0 điểm) Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng 1,0 điểm có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.