Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Phần I. Đọc-hiểu (6.0 điểm) 

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

            - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! 

            - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: 

            - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. 

            - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ: 

            - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).

Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích                                                                           B. Truyện đồng thoại

C. Truyện truyền thuyết                                                                  D. Truyện ngắn

Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện                                   B. Lời của nhân vật Nhím

C. Lời của nhân vật Thỏ                                          D. Lời của Nhím và Thỏ

Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.

B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. 

C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.

D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. 

doc 5 trang Bảo Hà 20/03/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_ke.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN . MA TRẬN ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HKI TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 Phương án kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận Thời gian kiểm tra: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Vận dụng % TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao điểm kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện đồng hiểu thoại, truyện 3 0 5 0 0 2 0 60 ngắn 2 Viết Kể lại một trải nghiệm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 của bản thân. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức T Chương/ Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận T Chủ đề Nhận Vận kiến hiểu dụng biết dụng thức cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu đồng - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. thoại, - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân 3 TN 5TN 2TL truyện vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện ngắn và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép
  2. được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1TL* một Thông hiểu: trải Vận dụng: nghiệm Vận dụng cao: của bản Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm thân. của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG Môn: Ngữ văn 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: Đề gồm: 02 trang Phần I. Đọc-hiểu (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. (Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng) Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm). Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là: A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? A. Lời của người kể chuyện B. Lời của nhân vật Nhím C. Lời của nhân vật Thỏ D. Lời của Nhím và Thỏ Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 4: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì? A. quay tròn, không giữ được thăng bằng. B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại. C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại. Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên? A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn. B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
  4. C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây. D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ. Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau? “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.” A. Bốn từ B. Năm từ C. Sáu từ D. Bảy từ Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào? A. Nhím rút, tấm vải B. Một chiếc, để may C. Chiếc lông, tấm vải D. Lông nhọn, trên mình Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?” Nhím . cho Thỏ. A. Lo sợ B. Lo lắng C. Lo âu D. Lo ngại Câu 9 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”. Câu 10 (2.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào? Phần II. Làm văn (4.0 điểm) Viết bài văn (khoảng 1,5 trang giấy) kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM – GỢI Ý LÀM BÀI Phần Nội dung Điểm Phần I. Đọc – hiểu 4.0 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B A A C B C C D Mỗi câu đúng được 0.5 điểm - Biện pháp tu từ nhân hóa: run lên bần bật. 0.5 - Tác dụng: Câu 9 + Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, 0.5 giống như con người, cũng cảm nhận được cái rét của gió bấc. + Gợi tả khung cảnh mùa đông giá rét - HS nêu được những bài học phù hợp: 1.0 + Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người + Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn. Câu 2 + Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn, (HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). Phần II. Làm văn (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.25 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người khác 0.25 hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ 2.5 những người xung quanh HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 0.5 , ngày .tháng năm 2022 Người ra đề Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của Ban giám hiệu