Đề kiểm tra, đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÁ CHÉP VÀ CON CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi:
- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
- Tớ đang lột xác bạn ạ.
- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ?
- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.
- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009)
Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật trong truyện.
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật.
Câu 3 (1.0 điểm): Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm): Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_danh_gia_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_no.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra, đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- Ngày soạn: 1- 15/9/2021 Tiết 42.43. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số 6A 42.43 6B 42.43 I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. - Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở bài 1,2,3 2. Về năng lực. - Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Về phẩm chất. - Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa. II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Chuẩn bị của GV: MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1. Phần Nhận diện Hiểu được Văn được ngôi thông điệp mà kể, nhân vật. văn bản đưa Nhận diện ra. được lời người kể chuyện và lời nhân vật TSC: 3 SC: 2 SC: 1 TSĐ: 3 SĐ: 2 SĐ: 1 Tlệ: 30% 2. Phần Phát hiện và Tiếng Việt chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa. TSC: 1 SC: 1 TSĐ:1 SĐ: 1 Tlệ:10% 3. Phần Tạo lập được Tập làm văn bản tự sự TSC: 1 văn SC: 1 TSĐ: 6 SĐ: 6,0 Tlệ: 60% TSố câu: TSC: 2 TSC: 2 TSC: TSC: 1 TSC: 5
- TSố điểm: TSĐ: 2,0 TSĐ: 2,0 TSĐ: TSĐ: 6,0 TSĐ:10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: Tỉ lệ:60% Tlệ:100% BIÊN SOẠN CÂU HỎI: Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁ CHÉP VÀ CON CUA Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi: - Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời: - Tớ đang lột xác bạn ạ. - Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ? - Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. - À, bây giờ thì tớ đã hiểu. (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009) Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật trong truyện. Câu 2 (1.0 điểm): Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật. Câu 3 (1.0 điểm): Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4 (1.0 điểm): Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn. Phần II. Làm văn (6.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA Câu Nội dung cần đạt Điểm Phần I: Đọc hiểu: 1 Văn bản kể theo ngôi thứ 3. 0,5 Các nhân vật: Cá chép, cua. 0,5 2 - Lời người kể chuyện: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. 0.5 Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi, cua trả lời. - Lời nhân vật: Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Tớ đang lột xác 0,5 bạn ạ. Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm
- như thế ? Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. À, bây giờ thì tớ đã hiểu. 3 - Biện pháp tu từ nổi bật: nhân hóa. 0,5 - Tác dụng: làm cho câu chuyện hiện lên sinh động, hấp dẫn 0,5 và có ý nghĩa sâu sắc: guiwr gắm kín đáo bài học cuộc sống. 4 Thông điệp: - Con người cần đối diện với khó khăn để trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống. - Con người muốn trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống cần trải qua những chông gai, thử thách. Phần II: Tạo lập văn bản. a. Yêu cầu về kĩ năng: 6,0 - Học sinh năm vững phương pháp tự sự, đặc biệt nắm vững phương pháp về bài kể sự việc gắn với nhân vật. Học sinh phải biết lựa chọn kỉ niệm sao cho đặc sắc nhất. Bài viết sử dụng ngôi kể hợp lí, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp. - Bài viết có sáng tạo trong diễn đạt nhưng tình cảm phải chân thật, gần gũi, có cảm xúc. - Bố cục bài phải rõ ràng, chặt chẽ. - Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, diễn đạt rõ ràng, sáng ý. b. Yêu cầu về nội dung : - Kể được đó là kỉ niệm gì, vui hay buồn, vào thời gian và hoàn cảnh như thế nào, ở đâu, có những ai liên quan và tham gia vào câu chuyện này; cảm xúc chung về kỉ niệm đó. (Về nội dung thì HS được tùy chọn. Có thể là kỉ niệm vui, buồn với thầy cô, cha mẹ, bạn bè, nhưng phải sâu sắc, ấn tượng khó quên, chân thật và toát lên một ý nghĩa sâu sắc.) - Diễn biến câu chuyện như thế nào (Kể được cụ thể, tỉ mỉ, hợp lí. Ở phần này HS phải biết dẫn dắt, hoặc biết cách phát triển các tình tiết, biết tạo đối thoại giữa các nhân vật, lời kể và lời thoại của nhân vật phải được phân biệt rõ, hợp lý; biết kết hợp với miêu tả và bộc lộ được cảm xúc ) - Thể hiện rõ suy nghĩ, tâm trạng của mình. - Từ câu chuyện đó rút ra bài học hoặc suy ngẫm sâu sắc khiến bản thân mình nhớ mãi, ấn tượng sâu đậm. c. Cách cho điểm: - Điểm 6: Bài làm tốt, đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể chỉ mắc vài sai sót nhỏ về hình thức trình bày hoặc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Điểm 4-5: Bài làm khá, hiểu yêu cầu của đề, song văn có thể chưa giàu cảm xúc và chưa giàu hình ảnh, mắc ít lỗi diễn đạt,
- dùng từ. - Điểm 3 - 2: Bài làm ở mức độ trung bình: bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, kể lể còn dông dài, lan man. - Điểm 1: Bài làm yếu, không hiểu yêu cầu của đề, kĩ năng viết yếu, kể lể rời rạc. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ không làm. - Chuẩn bị của HS: giấy bút. C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1. Tổ chức: - Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: GV: Phát đề. HS: Nhận đề. GV: Đọc đề. HS: Nghe và soát đề. GV: Giám sát HS làm bài. HS: Nghiêm túc làm bài. GV: Yêu cầu HS dừng bút. HS: Dừng bút, nộp bài. 4. Củng cố. - Thu bài. - Nhận xét giờ. 5. Hướng dẫn về nhà. - Xem lại bài kiểm tra. - Soạn: Tiết 44: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn (Bài 4) ___